Làng làm nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM là một trong những nơi sản xuất nhang lớn nhất và lâu đời nhất khu vực Nam bộ. Người dân sản xuất quanh năm, tập trung sản xuất vụ chính vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7,... Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023, tuyến đường Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa (huyện Bình Chánh, TPHCM) như được “thay áo” mới với sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ từ những sạp phơi nhang ven đường.Làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2012.Nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã có gần trăm năm tuổi. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay các hộ làm nhang tại xã Lê Minh Xuân cũng thưa thớt dần.Những bó chân nhang được phơi xòe ra dưới nắng tựa những đóa hoa khoe sắc rực đỏ rất bắt mắt. Đặc trưng của làng nhang Lê Minh Xuân là bột nhang. Thành phần bột nhang bao gồm: bột quế, trấu, mùn cưa... Tùy vào công thức bí truyền của mỗi gia đình mà có những loại bột nhang mang những hương thơm đặc trưng khác nhau.Xưởng nhang của chị Thúy (đường Mai Bá Hương, huyện Bình Chánh) là xưởng làm nhang lớn nhất ở khu vực này với diện tích trên 5.000m2. Các gia đình còn lại, đa phần là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, sản xuất thủ công.Những ngày giáp Tết, xưởng nhang của chị Thúy có hơn 30 nhân công tất bật làm việc ngày đêm. Phần lớn công nhân tại đây là người dân từ các tỉnh miền Tây lên làm việc thời vụTheo chị Thúy, năm nay số lượng đơn đặt hàng gần như giảm một nửa so với năm ngoái. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhưng giá bán ra không tăng. “Nếu như ở thời điểm này các năm trước chúng tôi sản xuất mỗi ngày từ 3.000-3.500 thiên nhang (mỗi thiên 1.000 cây), giá dao động từ 25.000-30.000 đồng tùy loại thì năm nay mỗi ngày chỉ sản xuất từ 2.500-3.000 thiên. Nguyên liệu đầu vào tăng nhưng chúng tôi vẫn giữ giá cũ"- Chị Thúy cho biết.Công đoạn se nhang thủ công giờ đây đã được thay thế bằng máy móc, cho ra sản phẩm đồng bộ, đạt chất lượng hơn so với phương pháp truyền thống trước đây.Để làm ra một nén nhang, trước tiên phải làm chân nhang, sau đó nhúng một đoạn chân nhang vào sơn đỏ rồi đem đi phơi nắng...Tiếp đó là khâu nghiền bột, trộn bột nhang, se nhang, phơi khô (hoặc sấy khô) và đóng thành từng thiên nhang (mỗi thiên 1.000 cây). Công nhân ở làng nghề nhang xã Lê Minh Xuân mỗi ngày có thể kiếm từ 200.000-300.000 đồng, tùy số lượng sản phẩm làm ra. Nhiều xưởng bố trí phòng trọ gần nơi sản xuất để người lao động thuận tiện làm việc.Đa phần, các hộ làm nhang tại làng nghề này thường cung cấp nhang sỉ, gần cuối năm nhiều đầu mối tới tận cơ sở để lấy hàng, sau đó về tự đóng gói, dán nhãn riêng đưa ra thị trường.Nhang từ làng nghề Lê Minh Xuân không chỉ tiêu thụ tại TPHCM mà còn được phân phối đi nhiều tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ.
Làng làm nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM là một trong những nơi sản xuất nhang lớn nhất và lâu đời nhất khu vực Nam bộ. Người dân sản xuất quanh năm, tập trung sản xuất vụ chính vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7,... Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023, tuyến đường Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa (huyện Bình Chánh, TPHCM) như được “thay áo” mới với sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ từ những sạp phơi nhang ven đường.
Làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2012.
Nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã có gần trăm năm tuổi. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay các hộ làm nhang tại xã Lê Minh Xuân cũng thưa thớt dần.
Những bó chân nhang được phơi xòe ra dưới nắng tựa những đóa hoa khoe sắc rực đỏ rất bắt mắt. Đặc trưng của làng nhang Lê Minh Xuân là bột nhang. Thành phần bột nhang bao gồm: bột quế, trấu, mùn cưa... Tùy vào công thức bí truyền của mỗi gia đình mà có những loại bột nhang mang những hương thơm đặc trưng khác nhau.
Xưởng nhang của chị Thúy (đường Mai Bá Hương, huyện Bình Chánh) là xưởng làm nhang lớn nhất ở khu vực này với diện tích trên 5.000m2. Các gia đình còn lại, đa phần là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, sản xuất thủ công.
Những ngày giáp Tết, xưởng nhang của chị Thúy có hơn 30 nhân công tất bật làm việc ngày đêm. Phần lớn công nhân tại đây là người dân từ các tỉnh miền Tây lên làm việc thời vụ
Theo chị Thúy, năm nay số lượng đơn đặt hàng gần như giảm một nửa so với năm ngoái. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhưng giá bán ra không tăng. “Nếu như ở thời điểm này các năm trước chúng tôi sản xuất mỗi ngày từ 3.000-3.500 thiên nhang (mỗi thiên 1.000 cây), giá dao động từ 25.000-30.000 đồng tùy loại thì năm nay mỗi ngày chỉ sản xuất từ 2.500-3.000 thiên. Nguyên liệu đầu vào tăng nhưng chúng tôi vẫn giữ giá cũ"- Chị Thúy cho biết.
Công đoạn se nhang thủ công giờ đây đã được thay thế bằng máy móc, cho ra sản phẩm đồng bộ, đạt chất lượng hơn so với phương pháp truyền thống trước đây.
Để làm ra một nén nhang, trước tiên phải làm chân nhang, sau đó nhúng một đoạn chân nhang vào sơn đỏ rồi đem đi phơi nắng...
Tiếp đó là khâu nghiền bột, trộn bột nhang, se nhang, phơi khô (hoặc sấy khô) và đóng thành từng thiên nhang (mỗi thiên 1.000 cây). Công nhân ở làng nghề nhang xã Lê Minh Xuân mỗi ngày có thể kiếm từ 200.000-300.000 đồng, tùy số lượng sản phẩm làm ra. Nhiều xưởng bố trí phòng trọ gần nơi sản xuất để người lao động thuận tiện làm việc.
Đa phần, các hộ làm nhang tại làng nghề này thường cung cấp nhang sỉ, gần cuối năm nhiều đầu mối tới tận cơ sở để lấy hàng, sau đó về tự đóng gói, dán nhãn riêng đưa ra thị trường.
Nhang từ làng nghề Lê Minh Xuân không chỉ tiêu thụ tại TPHCM mà còn được phân phối đi nhiều tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ.