Sáng 13/2 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn mở hội rước pháo.Mỗi quả pháo của làng Đồng Kỵ được trang trí với một đầu hình ngôi sao và một đầu hình trống đồng, nặng gần 1 tấn. Thân pháo được chạm khắc hình Long - Lân - Quy - Phụng.Sau khi pháo được đưa ra sân đình, các "quan sai" sẽ lau chùi sạch sẽ trước giờ rước.Trước đó, các bô lão cùng 4 quan đám trong làng làm lễ tại đình. Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức trong khuôn viên đình, chùa và đền của làng dựng ở phía Đông Bắc, nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê.Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc (vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng).Hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người. Mỗi quả pháo được đàn ông trong làng thay nhau khiêng từ Nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ.Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò vang dội “mừng pháo Nhất", "mừng pháo Nhì” tượng trưng cho tiếng pháo.Những người rước pháo phải từ 35 tuổi trở lên. Theo dân gian truyền lại, thời vua Hùng có ông Cương Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cương.Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc. Thiên Cương chia quân làm 4 tốp và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo, tạo không khí náo nhiệt, hào hùng để động viên quân sĩ.Khi dẹp giặc xong, Thiên Cương trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng. Để nhớ ơn, làng Đồng Kỵ đã thờ đức Thiên Cương làm thần hoàng làng tại đình và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày ông ra lệnh xuất quân đánh giặc.>>> Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn:
Sáng 13/2 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn mở hội rước pháo.
Mỗi quả pháo của làng Đồng Kỵ được trang trí với một đầu hình ngôi sao và một đầu hình trống đồng, nặng gần 1 tấn. Thân pháo được chạm khắc hình Long - Lân - Quy - Phụng.
Sau khi pháo được đưa ra sân đình, các "quan sai" sẽ lau chùi sạch sẽ trước giờ rước.
Trước đó, các bô lão cùng 4 quan đám trong làng làm lễ tại đình. Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức trong khuôn viên đình, chùa và đền của làng dựng ở phía Đông Bắc, nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê.
Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc (vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng).
Hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người. Mỗi quả pháo được đàn ông trong làng thay nhau khiêng từ Nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ.
Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò vang dội “mừng pháo Nhất", "mừng pháo Nhì” tượng trưng cho tiếng pháo.
Những người rước pháo phải từ 35 tuổi trở lên. Theo dân gian truyền lại, thời vua Hùng có ông Cương Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cương.
Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc. Thiên Cương chia quân làm 4 tốp và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi xuất quân, mọi người tổ chức đốt pháo hò reo, tạo không khí náo nhiệt, hào hùng để động viên quân sĩ.
Khi dẹp giặc xong, Thiên Cương trở về Đồng Kỵ mở hội ăn mừng. Để nhớ ơn, làng Đồng Kỵ đã thờ đức Thiên Cương làm thần hoàng làng tại đình và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày ông ra lệnh xuất quân đánh giặc.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn: