Có mặt tại lễ hội đền Đức Hoàng từ ngày 30.1 và 1.2 (âm lịch), xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, chúng tôi chứng kiến cảnh nườm nượp người dân địa phương và du khách khắp mọi miền đất nước đổ về lễ hội. Giá gửi xe, ăn uống, vui chơi, giải trí… đều tăng một cách chóng mặt khiến du khách bức xúc.Theo quan sát, hàng chục hộ dân đã tận dụng các khoảng đất trống để làm chỗ gửi xe. Các điểm gửi xe bố trí một đội hình khoảng 2-3 người tràn ra đường để chèo kéo, giành giật khách vào bãi của mình. Thực trạng này khiến cho nơi diễn ra lễ hội không đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.Hầu hết bãi gửi xe đều “thổi” giá vé cao hơn so với ngày thường tử 5.000-8.000 đồng/lượt xe máy; 15.000-20.000 đồng/lượt ô tô. Trong khi đó giá vé của Ban quản lý đền là 2.000-3.000 đồng/ lượt xe máy, 10.000 -15.000 đồng/ lượt ô tô. Các quầy hàng ăn uống, hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi, giải trí cũng “hét” giá rất cao. Du khách đến với lễ hội đền Đức Hoàng năm nay bức xúc khi xuất hiện dịch vụ “lạ” mà các năm khác không có. Một số hộ được “bảo kê” đã tự ý “độc chiếm” các vị trí trọng điểm quanh sân bóng chuyền, phía chính diện sân khấu, các điểm vui chơi, giải trí…Họ cho thuê những chiếc ghế sắt tự chế cao khoảng 50cm, dài gần chục mét, hay những chiếc ghế nhựa được kết thành từng chuỗi dài hàng chục mét, phục vụ cho khách có nhu cầu đứng xem với giá “cắt cổ” từ 10.000-20.000 đồng/chỗ đứng. Dịch vụ “khác thường” này đã chiếm hết chỗ của du khách khác, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.Bà Nguyễn Thị T, một du khách, bức xúc: “Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người đến với lễ hội đền Đức Hoàng năm nay bất bình trước tình trạng này. Họ kinh doanh kiểu gì mà lạ đời thế không biết, cứ ngồi lên ghế là mất tiền, tôi tuổi cao có mua cũng không đứng lên được trên ghế, đứng trên cao chen lấn ngã xuống tai nạn thì khổ. Rất nhiều người ấm ức bỏ ra về mà không xem được”.Trong khi đó, chị Trần Thị M, người dân địa phương ngán ngẩm: “Không hiểu Ban tổ chức lễ hội năm nay làm cái gì mà để những hộ dân đó ngang nhiên kinh doanh kiểu lạ đời như thế. Xã tôi thi đấu bóng chuyền mà không tài nào xem được. Chỗ đẹp thì họ đặt ghế cho thuê hết rồi, cứ thuê một chỗ đứng là mất 20.000 đồng, ai đi sớm mới thuê được chứ đi muộn là hết phần”.Trao đổi với báo điện tử Dân Việt, ông Đinh Văn Dương – Chủ tịch UBND xã Phúc Thành cho biết: “Thực trạng mà dân phản ánh là có thật. Mặc dù Ban tổ chức lễ hội đã quán triệt ngay từ đầu nhưng lượt khách về với lễ hội năm nay quá đông. Lực lượng bảo vệ, an ninh lại quá mỏng nên không thể xử lý được. Đến lúc các hộ kinh doanh tràn vào thì không thể kiểm soát được. Phía Ban tổ chức sẽ rút kinh nghiệm, khắc phục cho mùa lễ hội năm sau”.
Có mặt tại lễ hội đền Đức Hoàng từ ngày 30.1 và 1.2 (âm lịch), xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, chúng tôi chứng kiến cảnh nườm nượp người dân địa phương và du khách khắp mọi miền đất nước đổ về lễ hội. Giá gửi xe, ăn uống, vui chơi, giải trí… đều tăng một cách chóng mặt khiến du khách bức xúc.
Theo quan sát, hàng chục hộ dân đã tận dụng các khoảng đất trống để làm chỗ gửi xe. Các điểm gửi xe bố trí một đội hình khoảng 2-3 người tràn ra đường để chèo kéo, giành giật khách vào bãi của mình. Thực trạng này khiến cho nơi diễn ra lễ hội không đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Hầu hết bãi gửi xe đều “thổi” giá vé cao hơn so với ngày thường tử 5.000-8.000 đồng/lượt xe máy; 15.000-20.000 đồng/lượt ô tô. Trong khi đó giá vé của Ban quản lý đền là 2.000-3.000 đồng/ lượt xe máy, 10.000 -15.000 đồng/ lượt ô tô. Các quầy hàng ăn uống, hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi, giải trí cũng “hét” giá rất cao. Du khách đến với lễ hội đền Đức Hoàng năm nay bức xúc khi xuất hiện dịch vụ “lạ” mà các năm khác không có. Một số hộ được “bảo kê” đã tự ý “độc chiếm” các vị trí trọng điểm quanh sân bóng chuyền, phía chính diện sân khấu, các điểm vui chơi, giải trí…
Họ cho thuê những chiếc ghế sắt tự chế cao khoảng 50cm, dài gần chục mét, hay những chiếc ghế nhựa được kết thành từng chuỗi dài hàng chục mét, phục vụ cho khách có nhu cầu đứng xem với giá “cắt cổ” từ 10.000-20.000 đồng/chỗ đứng. Dịch vụ “khác thường” này đã chiếm hết chỗ của du khách khác, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
Bà Nguyễn Thị T, một du khách, bức xúc: “Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người đến với lễ hội đền Đức Hoàng năm nay bất bình trước tình trạng này. Họ kinh doanh kiểu gì mà lạ đời thế không biết, cứ ngồi lên ghế là mất tiền, tôi tuổi cao có mua cũng không đứng lên được trên ghế, đứng trên cao chen lấn ngã xuống tai nạn thì khổ. Rất nhiều người ấm ức bỏ ra về mà không xem được”.
Trong khi đó, chị Trần Thị M, người dân địa phương ngán ngẩm: “Không hiểu Ban tổ chức lễ hội năm nay làm cái gì mà để những hộ dân đó ngang nhiên kinh doanh kiểu lạ đời như thế. Xã tôi thi đấu bóng chuyền mà không tài nào xem được. Chỗ đẹp thì họ đặt ghế cho thuê hết rồi, cứ thuê một chỗ đứng là mất 20.000 đồng, ai đi sớm mới thuê được chứ đi muộn là hết phần”.
Trao đổi với báo điện tử Dân Việt, ông Đinh Văn Dương – Chủ tịch UBND xã Phúc Thành cho biết: “Thực trạng mà dân phản ánh là có thật. Mặc dù Ban tổ chức lễ hội đã quán triệt ngay từ đầu nhưng lượt khách về với lễ hội năm nay quá đông. Lực lượng bảo vệ, an ninh lại quá mỏng nên không thể xử lý được. Đến lúc các hộ kinh doanh tràn vào thì không thể kiểm soát được. Phía Ban tổ chức sẽ rút kinh nghiệm, khắc phục cho mùa lễ hội năm sau”.