Tầm tháng 10 đến 11 (âm lịch) là những vườn cọ nơi xã miền núi Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bắt đầu chín rộ. Người dân nơi đây lại rộn ràng thu hái để làm thực phẩm, làm quà biếu, hoặc bán. Theo người dân, năm nay cọ được mùa, cây nào cũng trĩu quả.Cây cọ cho trái thường phải được trồng lâu năm, thân cao lớn, nên việc thu hái cũng khó khăn hơn. Theo kinh nghiệm, muốn trái cọ ngon thì những lá trên cây không được chặt, phải để sum suê tự nhiên.Cọ hái xuống được tỉ mẩn nhặt sạch từng quả, quả nào hỏng sẽ loại bỏ. Những trái cọ chín có màu xanh đậm rồi ngả sáng như màu xanh da trời, cùi dày, trái căng tròn.Trái cọ có vị ngon, béo, gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Để ăn được cọ cũng đòi hỏi kỹ thuật om khá công phu. Theo đó, cọ sau khi hái được làm sạch vỏ, cho vào ngâm trong nước ấm tầm 60 độ từ 30 phút đến 1 tiếng là có thể dùng được ngay. Nếu làm không đúng kỹ thuật, cọ sẽ không thơm ngon như vốn có.Để làm sạch, người ta cho trái cọ vào 2 cái rổ lớn, rồi lắc đều tay. Lắc đến khi nào trái cọ sạch hết vỏ chuyển sang màu xám trắng là được.Trái cọ sau khi được làm sạch vỏ có màu xám trắng, nhìn khá bắt mắt.Cọ có thể được làm nhiều món: Cọ om, cọ muối, cọ om kho với thịt, cá... Ngoài ra, một thực khách sành ăn cọ là anh Nguyễn Hữu Hảo cho biết còn có thể làm món nộm cọ. Theo chia sẻ, để làm món nộm, cọ om xong tách ra, trộn cùng gia vị, rau thơm, lạc rang, tai mũi lợn... sẽ ngon và hấp dẫn hơn.Cây cọ ngoài cho quả làm món quà quê, lá cọ còn dùng để lợp mái nhà, chuồng trại...Những vườn cọ xanh ngút ngàn gắn liền với tuổi thơ biết bao thế hệ. Ai đi xa nhớ về vườn cọ là cả một bầu tuổi thơ quay về. Để rồi mỗi dịp mùa cọ chín, người dân miền sơn cước Kỳ Lạc lại rộn ràng niềm vui thu hái.>>> Mời độc giả xem thêm video Du lịch mùa vải thiều có gì hot?| (Nguồn: VTV24)
Tầm tháng 10 đến 11 (âm lịch) là những vườn cọ nơi xã miền núi Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bắt đầu chín rộ. Người dân nơi đây lại rộn ràng thu hái để làm thực phẩm, làm quà biếu, hoặc bán. Theo người dân, năm nay cọ được mùa, cây nào cũng trĩu quả.
Cây cọ cho trái thường phải được trồng lâu năm, thân cao lớn, nên việc thu hái cũng khó khăn hơn. Theo kinh nghiệm, muốn trái cọ ngon thì những lá trên cây không được chặt, phải để sum suê tự nhiên.
Cọ hái xuống được tỉ mẩn nhặt sạch từng quả, quả nào hỏng sẽ loại bỏ. Những trái cọ chín có màu xanh đậm rồi ngả sáng như màu xanh da trời, cùi dày, trái căng tròn.
Trái cọ có vị ngon, béo, gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Để ăn được cọ cũng đòi hỏi kỹ thuật om khá công phu. Theo đó, cọ sau khi hái được làm sạch vỏ, cho vào ngâm trong nước ấm tầm 60 độ từ 30 phút đến 1 tiếng là có thể dùng được ngay. Nếu làm không đúng kỹ thuật, cọ sẽ không thơm ngon như vốn có.
Để làm sạch, người ta cho trái cọ vào 2 cái rổ lớn, rồi lắc đều tay. Lắc đến khi nào trái cọ sạch hết vỏ chuyển sang màu xám trắng là được.
Trái cọ sau khi được làm sạch vỏ có màu xám trắng, nhìn khá bắt mắt.
Cọ có thể được làm nhiều món: Cọ om, cọ muối, cọ om kho với thịt, cá... Ngoài ra, một thực khách sành ăn cọ là anh Nguyễn Hữu Hảo cho biết còn có thể làm món nộm cọ. Theo chia sẻ, để làm món nộm, cọ om xong tách ra, trộn cùng gia vị, rau thơm, lạc rang, tai mũi lợn... sẽ ngon và hấp dẫn hơn.
Cây cọ ngoài cho quả làm món quà quê, lá cọ còn dùng để lợp mái nhà, chuồng trại...
Những vườn cọ xanh ngút ngàn gắn liền với tuổi thơ biết bao thế hệ. Ai đi xa nhớ về vườn cọ là cả một bầu tuổi thơ quay về. Để rồi mỗi dịp mùa cọ chín, người dân miền sơn cước Kỳ Lạc lại rộn ràng niềm vui thu hái.
>>> Mời độc giả xem thêm video Du lịch mùa vải thiều có gì hot?| (Nguồn: VTV24)