Một trong những tác phẩm ảnh về rác của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng vừa được đưa ra triển lãm tại Hà Nội nhân Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6).Tác phẩm Bến thuyền sông Đốc, Cà Mau. Cuộc triển lãm do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Đại sứ Đại dương xanh tổ chức. Nhân dịp này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (với nghệ danh là Lekima Hùng) đã tổng kết lại toàn bộ tác phẩm trong hành trình chụp ảnh về rác thải nhựa của mình khắp bờ biển Việt Nam từ năm 2018 đến nay.Tác phẩm Bịt mũi đi qua biển rác trên đảo Nam Du, Kiên Giang. Tên cuộc triển lãm là “Hãy cứu biển”, khai mạc chiều 4/6, mở cửa tự do đến hết ngày 9/6 tại 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).Tác phẩm Ăn sáng gần đống rác. Với thông điệp “Chỉ có hành động mới mang lại sự thay đổi”, thông qua các bức ảnh, triển lãm nhằm mục đích nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về rác thải nhựa, gợi mở một số giải pháp có thể thực hiện và kêu gọi sự chung tay hành động của các bộ, ban ngành, doanh nghiệp và người dân để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam.Tác phẩm Biển cấm không hiệu lực ở Nam Định. Triển lãm trưng bày hơn 100 bức ảnh được lựa chọn từ hơn 3.000 bức được chụp dọc theo hơn 3.000 km bờ biển, tại 28 tỉnh thành và hơn 100 cửa sông.Tác phẩm Đầm làm muối ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. Tại triển lãm, các bức ảnh được sắp xếp theo từng nội dung, địa điểm và thời gian chụp để người xem có thể hình dung một bức tranh tổng thể về thực trạng rác thải nhựa xuyên suốt bờ biển Việt Nam.Tác phẩm Đảo là biển, nhà là bãi rác là hình ảnh tại đảo Hòn Ngang, Nam Du, Kiên Giang.Tác phẩm Mũi Sa Vỹ, Quảng Ninh. Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 500 tỷ túi nhựa được sử dụng, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 8-12 triệu tấn nhựa rò rỉ ra biển, và phải mất 400 năm đến 1.000 năm chất thải nhựa mới có thể phân hóa hoàn toàn trong môi trường, 100.000 động vật biển bị giết hại bởi nhựa. Nếu xu hướng này tiếp tục, đến năm 2050, rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá ở biển và đại đương.Tác phẩm Chim tìm kiếm thức ăn trên bãi biển Vũng Tàu. Với hơn 3.000 km đường bờ biển dọc theo chiều dài đất nước, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa qua 112 cửa sông. 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. "Các con số cho thấy, chúng ta phải hành động ngay trong cuộc chiến chống rác thải nhựa nhằm cải thiện tình trạng trên", anh Hùng nói.Đứa trẻ mưu sinh nhặt phế liệu ở Bình Thuận. “Tôi mong muốn câu chuyện của mình được lan toả và truyền cảm hứng mạnh mẽ tới cộng đồng, nhằm góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức và thúc đẩy những hành động tích cực của mỗi cá nhân cũng như góp một tiếng nói của một công dân tới các cơ quan quản lý, ban hành chính sách trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa, cứu đại dương”, nhiếp ảnh gia Lekima Hùng chia sẻ tại buổi khai mạc.Đến dự buổi khai mạc triển lãm có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hà Lan, Tham tán Đại sứ quán Canada, đại diện các tổ chức Liên Hợp quốc, Bộ Tài nguyên Môi trường... Trong ảnh là một bãi biển thuộc tỉnh Nam Định.Bãi rác quá tải ở Cẩm Hà, Hội An (Quảng Nam). Triển lãm đánh dấu chặng đường đầu tiên của dự án cá nhân của Lekima Hùng, là sự tổng kết lại hành trình 7.000 km xuyên Việt săn rác thải nhựa, cứu đại dương trong năm 2018.Rác ở Sóc Trăng. Tháng 8/2018 là thời điểm anh Hùng bắt đầu cuộc hành trình. Xuất phát từ Hà Nội nhiếp ảnh gia này đã quyết định chia 2 chặng cho thuận đường.Tác phẩm Bà cụ đi nhặt rác ở Khánh Hòa. Từ đầu tháng 8 sang tháng 9/2018, anh đi từ thủ đô tới Ninh Bình và từ đó bám theo đường bờ biển vào đất mũi Cà Mau. Sau đó, Hùng lại bám dọc biển tới Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia rồi quay lại TP.HCM và gửi xe đi máy bay trở ra Hà Nội.Tác phẩm Tắm cùng rác ở Sóc Trăng. Trong tháng 12/2018, anh đi tiếp từ Hà Nội xuống Nam Định và dọc biển của 3 tỉnh thành còn lại là Thái Bình, Hải Phòng (qua đảo Cát Bà) và Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ - địa đầu Tổ quốc để hoàn thành bộ ảnh kêu cứu vì rác.Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng và hành trình gần 7.000 km đi khắp bờ biển Việt Nam chụp ảnh rác thải.Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam nói: “Rác thải nhựa là một trong những thách thức toàn cầu, đòi hỏi nỗ lực của tất cả các quốc gia từ Chính phủ, doanh nghiệp tới người dân”.
Bà cũng kêu gọi hành động thiết thực như “Hãy nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và được sản xuất tại địa phương. Cùng nhau chúng ta tạo ra một Việt Nam xanh hơn, sạch hơn”.
Một trong những tác phẩm ảnh về rác của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng vừa được đưa ra triển lãm tại Hà Nội nhân Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6).
Tác phẩm Bến thuyền sông Đốc, Cà Mau. Cuộc triển lãm do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Đại sứ Đại dương xanh tổ chức. Nhân dịp này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (với nghệ danh là Lekima Hùng) đã tổng kết lại toàn bộ tác phẩm trong hành trình chụp ảnh về rác thải nhựa của mình khắp bờ biển Việt Nam từ năm 2018 đến nay.
Tác phẩm Bịt mũi đi qua biển rác trên đảo Nam Du, Kiên Giang. Tên cuộc triển lãm là “Hãy cứu biển”, khai mạc chiều 4/6, mở cửa tự do đến hết ngày 9/6 tại 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Tác phẩm Ăn sáng gần đống rác. Với thông điệp “Chỉ có hành động mới mang lại sự thay đổi”, thông qua các bức ảnh, triển lãm nhằm mục đích nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về rác thải nhựa, gợi mở một số giải pháp có thể thực hiện và kêu gọi sự chung tay hành động của các bộ, ban ngành, doanh nghiệp và người dân để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam.
Tác phẩm Biển cấm không hiệu lực ở Nam Định. Triển lãm trưng bày hơn 100 bức ảnh được lựa chọn từ hơn 3.000 bức được chụp dọc theo hơn 3.000 km bờ biển, tại 28 tỉnh thành và hơn 100 cửa sông.
Tác phẩm Đầm làm muối ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. Tại triển lãm, các bức ảnh được sắp xếp theo từng nội dung, địa điểm và thời gian chụp để người xem có thể hình dung một bức tranh tổng thể về thực trạng rác thải nhựa xuyên suốt bờ biển Việt Nam.
Tác phẩm Đảo là biển, nhà là bãi rác là hình ảnh tại đảo Hòn Ngang, Nam Du, Kiên Giang.
Tác phẩm Mũi Sa Vỹ, Quảng Ninh. Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 500 tỷ túi nhựa được sử dụng, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 8-12 triệu tấn nhựa rò rỉ ra biển, và phải mất 400 năm đến 1.000 năm chất thải nhựa mới có thể phân hóa hoàn toàn trong môi trường, 100.000 động vật biển bị giết hại bởi nhựa. Nếu xu hướng này tiếp tục, đến năm 2050, rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá ở biển và đại đương.
Tác phẩm Chim tìm kiếm thức ăn trên bãi biển Vũng Tàu. Với hơn 3.000 km đường bờ biển dọc theo chiều dài đất nước, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa qua 112 cửa sông. 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. "Các con số cho thấy, chúng ta phải hành động ngay trong cuộc chiến chống rác thải nhựa nhằm cải thiện tình trạng trên", anh Hùng nói.
Đứa trẻ mưu sinh nhặt phế liệu ở Bình Thuận. “Tôi mong muốn câu chuyện của mình được lan toả và truyền cảm hứng mạnh mẽ tới cộng đồng, nhằm góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức và thúc đẩy những hành động tích cực của mỗi cá nhân cũng như góp một tiếng nói của một công dân tới các cơ quan quản lý, ban hành chính sách trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa, cứu đại dương”, nhiếp ảnh gia Lekima Hùng chia sẻ tại buổi khai mạc.
Đến dự buổi khai mạc triển lãm có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hà Lan, Tham tán Đại sứ quán Canada, đại diện các tổ chức Liên Hợp quốc, Bộ Tài nguyên Môi trường... Trong ảnh là một bãi biển thuộc tỉnh Nam Định.
Bãi rác quá tải ở Cẩm Hà, Hội An (Quảng Nam). Triển lãm đánh dấu chặng đường đầu tiên của dự án cá nhân của Lekima Hùng, là sự tổng kết lại hành trình 7.000 km xuyên Việt săn rác thải nhựa, cứu đại dương trong năm 2018.
Rác ở Sóc Trăng. Tháng 8/2018 là thời điểm anh Hùng bắt đầu cuộc hành trình. Xuất phát từ Hà Nội nhiếp ảnh gia này đã quyết định chia 2 chặng cho thuận đường.
Tác phẩm Bà cụ đi nhặt rác ở Khánh Hòa. Từ đầu tháng 8 sang tháng 9/2018, anh đi từ thủ đô tới Ninh Bình và từ đó bám theo đường bờ biển vào đất mũi Cà Mau. Sau đó, Hùng lại bám dọc biển tới Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia rồi quay lại TP.HCM và gửi xe đi máy bay trở ra Hà Nội.
Tác phẩm Tắm cùng rác ở Sóc Trăng. Trong tháng 12/2018, anh đi tiếp từ Hà Nội xuống Nam Định và dọc biển của 3 tỉnh thành còn lại là Thái Bình, Hải Phòng (qua đảo Cát Bà) và Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ - địa đầu Tổ quốc để hoàn thành bộ ảnh kêu cứu vì rác.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng và hành trình gần 7.000 km đi khắp bờ biển Việt Nam chụp ảnh rác thải.
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam nói: “Rác thải nhựa là một trong những thách thức toàn cầu, đòi hỏi nỗ lực của tất cả các quốc gia từ Chính phủ, doanh nghiệp tới người dân”.
Bà cũng kêu gọi hành động thiết thực như “Hãy nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và được sản xuất tại địa phương. Cùng nhau chúng ta tạo ra một Việt Nam xanh hơn, sạch hơn”.