Để quán karaoke hoạt động trở lại một trong những tiêu chí khác biệt nhất mà các cơ sở karaoke phải đáp ứng là phòng cách ly tạm thời. Tại Nnice, mỗi cơ sở dành riêng một phòng hát gần lối ra nhất để khách hàng nghi nhiễm Covid-19 cách ly tạm thời, chờ y tế địa phương đến chăm sóc. Còn với ICool, doanh nghiệp bố trí phòng cách ly ở mỗi tầng để hạn chế ảnh hưởng đến các khách hàng khác.Sau thời gian dài đóng cửa, điều các doanh nghiệp sợ nhất là hoạt động ít lâu lại phải tạm ngừng. Do đó, họ càng đầu tư mạnh cho hoạt động khử khuẩn. Theo ông Trúc, đại diện chuỗi NNice, nếu trước đây hệ thống đèn khử khuẩn chủ yếu chỉ để khử mùi và côn trùng, thì nay buộc phải nâng cấp để có thể hạn chế virus. Tất cả phòng hát được khử khuẩn 3 lần/ngày.Trong khi đó, bà Thùy Dương - trưởng bộ phận kinh doanh của ICool - cho hay từ khi TP có quyết định mở lại karaoke, mỗi ngày từ 4-5h sáng đều có đơn vị phun khử khuẩn đến tất cả chi nhánh. "Dù chưa đón khách, nhân viên chúng tôi đã ra vào thường xuyên để chuẩn bị cho ngày mở cửa, nên việc phun khử khuẩn hàng ngày là ưu tiên cao nhất. Những chi phí để đảm bảo an toàn phòng chống dịch không hề nhỏ, nhưng chúng tôi không ngại chi", bà Dương nói.Đây cũng là lý do hệ thống này đầu tư hàng loạt máy khử khuẩn micro để sử dụng sau mỗi lượt khách, bên cạnh việc lau cồn, xịt khử khuẩn toàn bộ phòng hát và các vật dụng khách tiếp xúc trực tiếp.Song song đó, một lượng ngân sách lớn khác được các doanh nghiệp dồn vào bảo trì, thay mới trang thiết bị điện và âm thanh. Anh Quân, nhân viên kĩ thuật của một chuỗi karaoke lớn, cho biết mỗi ngày đều phải đi kiểm tra ở tất cả chi nhánh, kể cả trong giai đoạn còn đóng cửa. Càng sát ngày mở lại, tần suất kiểm tra càng dày hơn để đảm bảo không xảy ra sơ sót trong những ngày đầu đón khách."Chúng tôi nhận thấy nếu bỏ không trang thiết bị, đợi đến khi được mở mới kiểm tra, sửa chữa thì sẽ trở tay không kịp. Do đó, chúng tôi chấp nhận gồng thêm lỗ để có thể giữ nguyên phong độ ngay khi hoạt động trở lại", bà Dương nói với Zing.Đã lâu mới có lại không khí tất bật làm việc, người lao động trong ngành karaoke đều tỏ ra vui mừng. Theo ghi nhận của Zing, khoảng 70-80% nhân sự cũ của các chuỗi karaoke đã quay trở lại, trong khi tỷ lệ này ở các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ có phần thấp hơn, chỉ ở mức 30-50%.Đại diện các đơn vị nhận định đây là giai đoạn khó tuyển nhân sự nhất, bởi những người đã có việc làm thường sẽ làm đến hết năm để có thưởng Tết, còn những người đang thất nghiệp đều đã về quê, đợi sau Tết mới quay lại TP.HCM.Mặc dù vậy, những cuộc họp bàn phương án mở lại vẫn diễn ra sôi nổi. Các doanh nghiệp đang lên kế hoạch ưu đãi, tặng quà cho khách hàng trong những ngày tái hoạt động đầu tiên.
Để quán karaoke hoạt động trở lại một trong những tiêu chí khác biệt nhất mà các cơ sở karaoke phải đáp ứng là phòng cách ly tạm thời. Tại Nnice, mỗi cơ sở dành riêng một phòng hát gần lối ra nhất để khách hàng nghi nhiễm Covid-19 cách ly tạm thời, chờ y tế địa phương đến chăm sóc. Còn với ICool, doanh nghiệp bố trí phòng cách ly ở mỗi tầng để hạn chế ảnh hưởng đến các khách hàng khác.
Sau thời gian dài đóng cửa, điều các doanh nghiệp sợ nhất là hoạt động ít lâu lại phải tạm ngừng. Do đó, họ càng đầu tư mạnh cho hoạt động khử khuẩn. Theo ông Trúc, đại diện chuỗi NNice, nếu trước đây hệ thống đèn khử khuẩn chủ yếu chỉ để khử mùi và côn trùng, thì nay buộc phải nâng cấp để có thể hạn chế virus. Tất cả phòng hát được khử khuẩn 3 lần/ngày.
Trong khi đó, bà Thùy Dương - trưởng bộ phận kinh doanh của ICool - cho hay từ khi TP có quyết định mở lại karaoke, mỗi ngày từ 4-5h sáng đều có đơn vị phun khử khuẩn đến tất cả chi nhánh. "Dù chưa đón khách, nhân viên chúng tôi đã ra vào thường xuyên để chuẩn bị cho ngày mở cửa, nên việc phun khử khuẩn hàng ngày là ưu tiên cao nhất. Những chi phí để đảm bảo an toàn phòng chống dịch không hề nhỏ, nhưng chúng tôi không ngại chi", bà Dương nói.
Đây cũng là lý do hệ thống này đầu tư hàng loạt máy khử khuẩn micro để sử dụng sau mỗi lượt khách, bên cạnh việc lau cồn, xịt khử khuẩn toàn bộ phòng hát và các vật dụng khách tiếp xúc trực tiếp.
Song song đó, một lượng ngân sách lớn khác được các doanh nghiệp dồn vào bảo trì, thay mới trang thiết bị điện và âm thanh. Anh Quân, nhân viên kĩ thuật của một chuỗi karaoke lớn, cho biết mỗi ngày đều phải đi kiểm tra ở tất cả chi nhánh, kể cả trong giai đoạn còn đóng cửa. Càng sát ngày mở lại, tần suất kiểm tra càng dày hơn để đảm bảo không xảy ra sơ sót trong những ngày đầu đón khách.
"Chúng tôi nhận thấy nếu bỏ không trang thiết bị, đợi đến khi được mở mới kiểm tra, sửa chữa thì sẽ trở tay không kịp. Do đó, chúng tôi chấp nhận gồng thêm lỗ để có thể giữ nguyên phong độ ngay khi hoạt động trở lại", bà Dương nói với Zing.
Đã lâu mới có lại không khí tất bật làm việc, người lao động trong ngành karaoke đều tỏ ra vui mừng. Theo ghi nhận của Zing, khoảng 70-80% nhân sự cũ của các chuỗi karaoke đã quay trở lại, trong khi tỷ lệ này ở các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ có phần thấp hơn, chỉ ở mức 30-50%.
Đại diện các đơn vị nhận định đây là giai đoạn khó tuyển nhân sự nhất, bởi những người đã có việc làm thường sẽ làm đến hết năm để có thưởng Tết, còn những người đang thất nghiệp đều đã về quê, đợi sau Tết mới quay lại TP.HCM.
Mặc dù vậy, những cuộc họp bàn phương án mở lại vẫn diễn ra sôi nổi. Các doanh nghiệp đang lên kế hoạch ưu đãi, tặng quà cho khách hàng trong những ngày tái hoạt động đầu tiên.