12 năm trước, ngày 2/9/2007, chiếc máy bay Airbus A380 hai tầng chở khách, sức chứa hơn 520 hành khách lần đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Nội Bài sau hai năm lắp ráp thành công và ra mắt tại Pháp. Xuất hiện vào năm 2005, A380 soán ngôi của Boeing 747 và trở thành máy bay thương mại có kích thước lớn nhất thế giới đang vận hành với khoang hành khách 2 tầng, 2 lối đi, 544 ghế và 4 động cơ.Trước khi diễn ra sự kiện trọng đại này, kế hoạch sản xuất A380 bị ảnh hưởng nặng nề bởi những rối ren tài chính của tập đoàn và đặc biệt là nghi án giao dịch nội gián treo trên đầu các giám đốc công ty.Ngày 14/2, Airbus chính thức thông báo sẽ ngừng sản xuất dòng máy bay chở khách có kích thước lớn nhất thế giới này. Theo đó, Airbus sẽ sản xuất thêm 17 chiếc A380 gồm 14 tàu bay cho hãng hàng không Emirates và 3 tàu bay cho hãng ANA của Nhật. Chiếc A380 cuối cùng trong lịch sử sẽ được Airbus bàn giao vào năm 2021.Chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng A380 cất cánh năm 2007 và là của hãng Singapore Airlines.Dù được công nhận là một thành công lớn trong lịch sử hàng không về khả năng chuyên chở, doanh số A380 nhiều năm nay không đạt mục tiêu và Airbus thậm chí không bán được một chiếc A380 nào cho các hãng hàng không Mỹ, theo CNBC.Emirates hiện là hãng hàng không sở hữu nhiều máy bay A380 nhất với 109 chiếc có tuổi trung bình 5,1 năm.Trong năm 2017, Airbus chỉ sản xuất 20 chiếc A380 và giảm tần suất xuống 12 chiếc/năm từ năm 2018. Hai con số trên đều giảm so với mức 27 chiếc loại này Airbus giao vào năm 2015.Mẫu A380 được thiết kế để thách thức Boeing trong phân khúc thị trường máy bay lớn. Airbus mất 15 năm và 25 tỷ USD để phát triển mẫu này.Hiện các hãng hàng không đang chuyển hướng sang các loại tàu bay dùng nhiên liệu hiệu quả hơn là tậu máy bay siêu lớn để giảm chi phí. Nhiên liệu là loại phí đắt thứ nhì với các hãng hàng không, sau chi phí nhân sự.Việc các dòng máy bay có kích thước nhỏ hơn như Boeing 787 Dreamliner hay A350 của chính Airbus ngày càng cải thiện hiệu quả khai thác nhờ vào sự tiết kiệm nhiên liệu đã khiến nhiều hãng hàng không không còn ưa chuộng những máy bay có kích thước khổng lồ như A380.Tháng 1/2018, Boeing 747, dòng máy bay thương mại lớn nhất thế giới A380 cũng đã có chuyến bay chở khách cuối cùng tại Mỹ.Đáp lại những lo lắng của các hãng hàng không đang sử dụng tàu bay A380, CEO Airbus cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ dòng máy bay này miễn là nó vẫn còn được khai thác.
12 năm trước, ngày 2/9/2007, chiếc máy bay Airbus A380 hai tầng chở khách, sức chứa hơn 520 hành khách lần đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Nội Bài sau hai năm lắp ráp thành công và ra mắt tại Pháp. Xuất hiện vào năm 2005, A380 soán ngôi của Boeing 747 và trở thành máy bay thương mại có kích thước lớn nhất thế giới đang vận hành với khoang hành khách 2 tầng, 2 lối đi, 544 ghế và 4 động cơ.
Trước khi diễn ra sự kiện trọng đại này, kế hoạch sản xuất A380 bị ảnh hưởng nặng nề bởi những rối ren tài chính của tập đoàn và đặc biệt là nghi án giao dịch nội gián treo trên đầu các giám đốc công ty.
Ngày 14/2, Airbus chính thức thông báo sẽ ngừng sản xuất dòng máy bay chở khách có kích thước lớn nhất thế giới này. Theo đó, Airbus sẽ sản xuất thêm 17 chiếc A380 gồm 14 tàu bay cho hãng hàng không Emirates và 3 tàu bay cho hãng ANA của Nhật. Chiếc A380 cuối cùng trong lịch sử sẽ được Airbus bàn giao vào năm 2021.
Chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng A380 cất cánh năm 2007 và là của hãng Singapore Airlines.
Dù được công nhận là một thành công lớn trong lịch sử hàng không về khả năng chuyên chở, doanh số A380 nhiều năm nay không đạt mục tiêu và Airbus thậm chí không bán được một chiếc A380 nào cho các hãng hàng không Mỹ, theo CNBC.
Emirates hiện là hãng hàng không sở hữu nhiều máy bay A380 nhất với 109 chiếc có tuổi trung bình 5,1 năm.
Trong năm 2017, Airbus chỉ sản xuất 20 chiếc A380 và giảm tần suất xuống 12 chiếc/năm từ năm 2018. Hai con số trên đều giảm so với mức 27 chiếc loại này Airbus giao vào năm 2015.
Mẫu A380 được thiết kế để thách thức Boeing trong phân khúc thị trường máy bay lớn. Airbus mất 15 năm và 25 tỷ USD để phát triển mẫu này.
Hiện các hãng hàng không đang chuyển hướng sang các loại tàu bay dùng nhiên liệu hiệu quả hơn là tậu máy bay siêu lớn để giảm chi phí. Nhiên liệu là loại phí đắt thứ nhì với các hãng hàng không, sau chi phí nhân sự.
Việc các dòng máy bay có kích thước nhỏ hơn như Boeing 787 Dreamliner hay A350 của chính Airbus ngày càng cải thiện hiệu quả khai thác nhờ vào sự tiết kiệm nhiên liệu đã khiến nhiều hãng hàng không không còn ưa chuộng những máy bay có kích thước khổng lồ như A380.
Tháng 1/2018, Boeing 747, dòng máy bay thương mại lớn nhất thế giới A380 cũng đã có chuyến bay chở khách cuối cùng tại Mỹ.
Đáp lại những lo lắng của các hãng hàng không đang sử dụng tàu bay A380, CEO Airbus cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ dòng máy bay này miễn là nó vẫn còn được khai thác.