Sáng 7/8, rất nhiều sĩ tử, phụ huynh các nơi ở khu vực Hà Nội tới Văn Miếu Quốc Tử Giám thắp hương, khấn vái, xin chữ cầu may trước ngày thi vào lớp 10. Các thí sinh chỉ cần trình thẻ căn cước công dân chứng nhận chưa đủ 15 tuổi sẽ được miễn phí vé.Văn Miếu Quốc Tử Giám là khu di tích gắn liền với biểu tượng văn hiến và trí tuệ Việt Nam, là một trong những điểm đến tâm linh lớn ở Hà Nội và cả nước.Với quan niệm đến Văn Miếu thắp hương cầu khấn, các vị hiền tài sẽ hiển linh, phù hộ cho các sĩ tử gặp may mắn trong các kỳ thi, "vượt vũ môn" thành công, những ngày này, học sinh lớp 12 ở Hà Nội và nhiều vùng lân cận ồ ạt đến Văn Miếu tham quan, chiêm bái.Theo dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8. Ngày 7/8, có rất nhiều em học sinh đã đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để dâng hương, cầu may mắn.Do đang trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp nên mọi biện pháp phòng, chống dịch đều được áp dụng triệt để...Tất cả khách vào khu tham quan, chiêm bái đều được đo thân nhiệt, rửa tay diệt khuẩn, bắt buộc 100% phải đeo khẩu trang.Cùng mẹ đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 7/8, Nguyễn Thị Thanh Xuân (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: "Là một thí sinh sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020, em cũng đến đây để cầu may, hi vọng trong kỳ thi quan trọng sẽ được thuận lợi, đạt kết quả cao".Nhiều em học sinh ở ngoại thành Hà Nội dậy từ sáng sớm bắt xe đến Văn miếu Quốc Tử Giám để cầu may trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT vô cùng quan trọng.Dù đã chuẩn bị cẩn thận ôn luyện về kiến thức, trước ngày thi nhiều học sinh vẫn đến đây thắp hương trấn an tinh thần.Phụ huynh mang theo giấy ghi tên thí sinh, khi hành lễ kính cẩn kêu thật to tên con mình. Nhiều em học sinh đi theo nhóm, đến nơi cũng mang theo giấy thi, viết thêm nguyện vọng vào giấy trước khi vào thắp hương để cầu may mắn.Nhiều gia đình từ các tỉnh thành miền Bắc cũng đến Văn Miếu thành tâm khấn nguyện. Chị Nguyễn Thị Tiến (Từ Sơn, Bắc Ninh) đưa con gái đến Văn Miếu chia sẻ: "Con thi cử bố mẹ như ngồi trên đống lửa, sáng sớm 2 mẹ con đi xe máy lên đây thắp hương mong cho cháu thi tốt, mình là mẹ cái gì làm được cho con yên tâm thì làm".Theo lịch sử ghi chép lại sau khi làm lễ tại Văn Miếu, sĩ tử sẽ ra chiêm bái hàng bia Tiến sĩ, nơi ghi tên những người đỗ đạt qua các kỳ thi trước đó và đọc những dòng chữ trong nội dung văn bia với những lời nhắc nhở, động viên, khuyến khích.Trái ngược với những cách “cầu may” bằng cách xoa đầu rùa đá, xoa mặt bia như suy nghĩ lệch lạc của các sĩ tử thời nay, sĩ tử xưa chỉ đứng xem đọc các tấm bia Tiến sĩ để cảm nhận, suy ngẫm ý nghĩa, thông điệp tinh thần mà người xưa gửi gắm, từ đó nỗ lực vươn lên noi theo gương các bậc tiền nhân.Đúng như nội dung tấm bia Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1604) có đoạn viết: “Bia đá nguy nga, trường Giám sừng sững bảng đề, chính để nêu gương cho sĩ tử, làm trụ đá vững chắc cho nền danh giáo”.Hầu hết những nhóm học sinh đi cùng nhau đều học trung lớp và đến Văn Miếu cùng chung mục tiêu là cầu thi tốt trong kỳ thi sắp tới.Các em đến đây đều có chung cầu nguyện vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT đang chờ đón vào ngày 9-10/8 tới đây.Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra đúng mùa dịch COVID-19 và dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn từ khâu tổ chức lẫn khâu coi thi, các thi sinh thi cũng phải tuân thủ các biện pháp an toàn do Hội đồng thi đưa ra.Nhiều em học sinh đã có sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới, nhưng khi được hỏi thì đều cho rằng đến Văn Miếu cầu khấn thì sẽ thêm tự tin và cầu may mắn...Theo lịch thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội công bố, ngày 8/8, các trường sẽ tiến hành làm thủ tục dự thi.Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra trong 2 ngày 9-10/8. Các em học sinh đến Văn Miếu chỉ cầu mong may mắn và có được tinh thần tốt nhất đề bước vào kỳ thi.Các sĩ tử thắp hương tại Văn Miếu cầu may mắn trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Sáng 7/8, rất nhiều sĩ tử, phụ huynh các nơi ở khu vực Hà Nội tới Văn Miếu Quốc Tử Giám thắp hương, khấn vái, xin chữ cầu may trước ngày thi vào lớp 10. Các thí sinh chỉ cần trình thẻ căn cước công dân chứng nhận chưa đủ 15 tuổi sẽ được miễn phí vé.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là khu di tích gắn liền với biểu tượng văn hiến và trí tuệ Việt Nam, là một trong những điểm đến tâm linh lớn ở Hà Nội và cả nước.
Với quan niệm đến Văn Miếu thắp hương cầu khấn, các vị hiền tài sẽ hiển linh, phù hộ cho các sĩ tử gặp may mắn trong các kỳ thi, "vượt vũ môn" thành công, những ngày này, học sinh lớp 12 ở Hà Nội và nhiều vùng lân cận ồ ạt đến Văn Miếu tham quan, chiêm bái.
Theo dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8. Ngày 7/8, có rất nhiều em học sinh đã đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để dâng hương, cầu may mắn.
Do đang trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp nên mọi biện pháp phòng, chống dịch đều được áp dụng triệt để...
Tất cả khách vào khu tham quan, chiêm bái đều được đo thân nhiệt, rửa tay diệt khuẩn, bắt buộc 100% phải đeo khẩu trang.
Cùng mẹ đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 7/8, Nguyễn Thị Thanh Xuân (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: "Là một thí sinh sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020, em cũng đến đây để cầu may, hi vọng trong kỳ thi quan trọng sẽ được thuận lợi, đạt kết quả cao".
Nhiều em học sinh ở ngoại thành Hà Nội dậy từ sáng sớm bắt xe đến Văn miếu Quốc Tử Giám để cầu may trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT vô cùng quan trọng.
Dù đã chuẩn bị cẩn thận ôn luyện về kiến thức, trước ngày thi nhiều học sinh vẫn đến đây thắp hương trấn an tinh thần.
Phụ huynh mang theo giấy ghi tên thí sinh, khi hành lễ kính cẩn kêu thật to tên con mình. Nhiều em học sinh đi theo nhóm, đến nơi cũng mang theo giấy thi, viết thêm nguyện vọng vào giấy trước khi vào thắp hương để cầu may mắn.
Nhiều gia đình từ các tỉnh thành miền Bắc cũng đến Văn Miếu thành tâm khấn nguyện. Chị Nguyễn Thị Tiến (Từ Sơn, Bắc Ninh) đưa con gái đến Văn Miếu chia sẻ: "Con thi cử bố mẹ như ngồi trên đống lửa, sáng sớm 2 mẹ con đi xe máy lên đây thắp hương mong cho cháu thi tốt, mình là mẹ cái gì làm được cho con yên tâm thì làm".
Theo lịch sử ghi chép lại sau khi làm lễ tại Văn Miếu, sĩ tử sẽ ra chiêm bái hàng bia Tiến sĩ, nơi ghi tên những người đỗ đạt qua các kỳ thi trước đó và đọc những dòng chữ trong nội dung văn bia với những lời nhắc nhở, động viên, khuyến khích.
Trái ngược với những cách “cầu may” bằng cách xoa đầu rùa đá, xoa mặt bia như suy nghĩ lệch lạc của các sĩ tử thời nay, sĩ tử xưa chỉ đứng xem đọc các tấm bia Tiến sĩ để cảm nhận, suy ngẫm ý nghĩa, thông điệp tinh thần mà người xưa gửi gắm, từ đó nỗ lực vươn lên noi theo gương các bậc tiền nhân.
Đúng như nội dung tấm bia Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1604) có đoạn viết: “Bia đá nguy nga, trường Giám sừng sững bảng đề, chính để nêu gương cho sĩ tử, làm trụ đá vững chắc cho nền danh giáo”.
Hầu hết những nhóm học sinh đi cùng nhau đều học trung lớp và đến Văn Miếu cùng chung mục tiêu là cầu thi tốt trong kỳ thi sắp tới.
Các em đến đây đều có chung cầu nguyện vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT đang chờ đón vào ngày 9-10/8 tới đây.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra đúng mùa dịch COVID-19 và dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn từ khâu tổ chức lẫn khâu coi thi, các thi sinh thi cũng phải tuân thủ các biện pháp an toàn do Hội đồng thi đưa ra.
Nhiều em học sinh đã có sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới, nhưng khi được hỏi thì đều cho rằng đến Văn Miếu cầu khấn thì sẽ thêm tự tin và cầu may mắn...
Theo lịch thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội công bố, ngày 8/8, các trường sẽ tiến hành làm thủ tục dự thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra trong 2 ngày 9-10/8. Các em học sinh đến Văn Miếu chỉ cầu mong may mắn và có được tinh thần tốt nhất đề bước vào kỳ thi.
Các sĩ tử thắp hương tại Văn Miếu cầu may mắn trước kỳ thi tốt nghiệp THPT