Trước sự việc một số người dân chặn xe vận chuyển rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng) Hà Nội đã ban hành Thông báo Kế hoạch điều chỉnh phân luồng vận chuyển rác thải tạm thời. Ảnh: Phạm ĐôngTrong đó, quận Cầu Giấy (320 tấn/ngày đêm) là một trong những điểm có rác được phân luồng về ô chôn lấp tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn. Theo ghi nhận của Lao Động, dọc trên tuyến phố Duy Tân và Thành Thái (Cầu Giấy) có nhiều điểm tập kết rác khác nhau. Do lượng rác trong ngày bị tồn quá lớn dẫn đến các điểm lưu chứa tại các điểm chung chuyển, tập kết tạm thời là rất lớn, mỗi điểm có đến gần 20 xe chứa đầy rác.Trao đổi với phóng viên, một công nhân vệ sinh môi trường cho biết, nay là ngày thứ 3 bãi rác Nam Sơn bị chặn nên lượng rác bị tồn đọng rất lớn. Mỗi điểm tập kết có khoảng 2 công nhân phải làm việc liên tục thì mới đạp ứng được số lượng công việc. Bên cạnh đó, việc chờ xe rác đến và chuyển rác lên xe cũng mất rất nhiều thời gian.Rác ngập ngụa, ùn ứ ở khu vực ngõ 76 Duy Tân (Cầu Giấy).Bên cạnh những xe chất đống rác thải sinh hoạt là những vũng nước bẩn bốc mùi hôi thối.Điều này khiến cho những người dân đi bộ qua khu vực này phải nín thở và đi thật nhanh.Một lái xe chở rác cho biết, việc chặn bãi rác Nam Sơn không những chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến những công nhân làm công việc thu dọn vệ sinh môi trường. Mỗi một chuyến xe chở được rác đi và về sẽ mất khoảng 5 tiếng đồng hồ, trong đó thời gian chạy xe là 3 tiếng, thời gian thu nhận rác tại các điểm tập kết cũng mất khoảng 2 tiếng. Do vậy thời gian làm việc của lái xe và công nhân cũng buộc phải tăng theo.Công nhân vệ sinh thu dọn rác, đổ lên xe trên đường Phạm Văn Bạch.Tại khu vực gần chợ Phùng Khoang (Hà Đông) cũng xuất hiện rất nhiều bãi rác như thế này.Các xe rác tại đường Trần Phú cũng đã đầy, không còn chỗ chứa.Có thể thấy rằng, từ khi người dân xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (Sóc Sơn) phản đối, ngăn không cho xe vào bãi rác đã làm lượng rác tồn đọng ở các quận huyện trong nội thành tăng lên đáng kể. Bên cạnh những điểm rác được tập kết trên xe chứa thì ngay cả vỉa hè cũng là nơi chứa rác.Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại ngã ba giao giữa Trần Phú với An Hòa (Hà Đông), lượng rác tập kết trên xe và dưới vỉa hè lòng đường là rất lớn. Thậm chí những xe rác này còn chiếm 1 phần diện tích vỉa hè rất lớn, khiến người đi bộ phải lách qua những khe hẹp và đi xuống dưới lòng đường.Vỉa hè bị chặn, người dân buộc phải đi xuống dưới lòng đường, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.Do chưa chuyển rác đi được ngay nên nhiều chỗ công nhân vệ sinh phải tập kết rác trên xe, sau đó dùng bạt để che rác lại.Theo ghi nhận của phóng viên, đến 10h ngày 25.12, người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ vẫn đang chặn xe vận chuyển rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.
Trước sự việc một số người dân chặn xe vận chuyển rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng) Hà Nội đã ban hành Thông báo Kế hoạch điều chỉnh phân luồng vận chuyển rác thải tạm thời. Ảnh: Phạm Đông
Trong đó, quận Cầu Giấy (320 tấn/ngày đêm) là một trong những điểm có rác được phân luồng về ô chôn lấp tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn. Theo ghi nhận của Lao Động, dọc trên tuyến phố Duy Tân và Thành Thái (Cầu Giấy) có nhiều điểm tập kết rác khác nhau. Do lượng rác trong ngày bị tồn quá lớn dẫn đến các điểm lưu chứa tại các điểm chung chuyển, tập kết tạm thời là rất lớn, mỗi điểm có đến gần 20 xe chứa đầy rác.
Trao đổi với phóng viên, một công nhân vệ sinh môi trường cho biết, nay là ngày thứ 3 bãi rác Nam Sơn bị chặn nên lượng rác bị tồn đọng rất lớn. Mỗi điểm tập kết có khoảng 2 công nhân phải làm việc liên tục thì mới đạp ứng được số lượng công việc. Bên cạnh đó, việc chờ xe rác đến và chuyển rác lên xe cũng mất rất nhiều thời gian.
Rác ngập ngụa, ùn ứ ở khu vực ngõ 76 Duy Tân (Cầu Giấy).
Bên cạnh những xe chất đống rác thải sinh hoạt là những vũng nước bẩn bốc mùi hôi thối.
Điều này khiến cho những người dân đi bộ qua khu vực này phải nín thở và đi thật nhanh.
Một lái xe chở rác cho biết, việc chặn bãi rác Nam Sơn không những chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến những công nhân làm công việc thu dọn vệ sinh môi trường. Mỗi một chuyến xe chở được rác đi và về sẽ mất khoảng 5 tiếng đồng hồ, trong đó thời gian chạy xe là 3 tiếng, thời gian thu nhận rác tại các điểm tập kết cũng mất khoảng 2 tiếng. Do vậy thời gian làm việc của lái xe và công nhân cũng buộc phải tăng theo.
Công nhân vệ sinh thu dọn rác, đổ lên xe trên đường Phạm Văn Bạch.
Tại khu vực gần chợ Phùng Khoang (Hà Đông) cũng xuất hiện rất nhiều bãi rác như thế này.
Các xe rác tại đường Trần Phú cũng đã đầy, không còn chỗ chứa.
Có thể thấy rằng, từ khi người dân xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (Sóc Sơn) phản đối, ngăn không cho xe vào bãi rác đã làm lượng rác tồn đọng ở các quận huyện trong nội thành tăng lên đáng kể. Bên cạnh những điểm rác được tập kết trên xe chứa thì ngay cả vỉa hè cũng là nơi chứa rác.
Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại ngã ba giao giữa Trần Phú với An Hòa (Hà Đông), lượng rác tập kết trên xe và dưới vỉa hè lòng đường là rất lớn. Thậm chí những xe rác này còn chiếm 1 phần diện tích vỉa hè rất lớn, khiến người đi bộ phải lách qua những khe hẹp và đi xuống dưới lòng đường.
Vỉa hè bị chặn, người dân buộc phải đi xuống dưới lòng đường, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Do chưa chuyển rác đi được ngay nên nhiều chỗ công nhân vệ sinh phải tập kết rác trên xe, sau đó dùng bạt để che rác lại.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến 10h ngày 25.12, người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ vẫn đang chặn xe vận chuyển rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.