Cuối tháng 10 vừa qua, TAND tỉnh Phú Thọ đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cưỡng đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Đánh bạc”. Liên quan đến tất cả các tội danh ấy, kẻ giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, là Nguyễn Anh Tuấn (SN 1989, HKTT xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - biệt danh Tuấn “tồ). Tuấn bị tuyên phạt 27 năm tù cho 5 tội danh đã bị truy tố, 15 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 7 đến hơn 20 năm tù. (Ảnh: Bảo vệ và Pháp luật) Theo điều tra, tháng 3/2019, Nguyễn Anh Tuấn thành lập Công ty TNHH dịch vụ thương mại và đầu tư Hưng Vượng, và cử vợ là Nguyễn Thơ Xuân (SN 1995) làm Giám đốc, với ngành nghề kinh doanh cho thuê xe ô tô, xe máy, xe điện tự lái, mua bán xe gắn máy, xe ô tô cũ… Thực chất, Tuấn trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của công ty. Đằng sau vỏ bọc kinh doanh chính thống, Tuấn chỉ đạo đám đàn em cách thức kiếm tiền bất chính, tinh quái khác. Để đối phó cơ quan chức năng, khi có người đến vay tiền, Tuấn không cho vay mà hướng dẫn, thống nhất ký hợp đồng thuê xe theo hình thức đặt cọc bằng 30% - 50% giá trị của xe và trả trước tiền thuê xe; sau đó cho người thuê xe tự mang đi cầm cố hoặc bán lấy tiền. Nếu người thuê xe không có tiền đặt cọc, Tuấn cử đàn em đi theo thu tiền đặt cọc ngay sau khi bán, cầm cố. Hết thời hạn thuê xe, Tuấn dò theo định vị để tự thu hồi hoặc… báo cơ quan Công an đề nghị thu hồi. Tuấn và nhóm đàn em có khoảng 25 xe ô tô và nhiều xe mô tô chuyên dùng để kiếm tiền theo hình thức này. Có trường hợp xe bán được 400 triệu đồng, nhóm Tuấn thu ngay 270 triệu đồng. Có những chiếc xe cho thuê đã cũ, sau khi cho thuê xác định đã bị bán, chúng theo dõi qua định vị, thấy chủ xe đã mang vào các gara ôtô để tân trang, nhưng không thu ngay mà đợi sau khi xe ra khỏi gara mới thu xe. Như vậy, ngoài chiếm đoạt tiền đặt cọc, các đối tượng còn được hưởng lợi từ việc người mua xe đã tân trang xe. Đối với những người có nhu cầu thuê xe ô tô, đến hẹn trả xe, các đối tượng tắt máy điện thoại; lấy lý do trì hoãn không gặp để nhận lại xe, người thuê xe không thể trả được, phải mang xe về nên bị phạt mất tiền đặt cọc và buộc phải thanh toán thêm các khoản chi phí phát sinh. Đối với những người có nhu cầu vay số tiền không lớn và qua tìm hiểu có khả năng trả nợ, các đối tượng sẽ cho vay. Nhưng khi cho vay tiền, các đối tượng bắt phải làm hợp đồng thuê xe mô tô, rồi mang đến một địa điểm đã sắp đặt sẵn để cầm cố xe lấy tiền. Người có nhu cầu vay vừa phải trả tiền thuê xe, vừa trả tiền lãi ngày. Nếu đến hẹn không trả, các đối tượng sẽ trình báo cơ quan Công an để thu xe. Với thủ đoạn trên, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến tháng 9/2021, Nguyễn Anh Tuấn cùng các đồng phạm đã thực hiện 39 vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, gồm: 13 vụ lừa đảo liên quan đến việc cho thuê xe ô tô và 26 vụ liên quan đến việc cho thuê xe mô tô. Tổng số tiền ổ nhóm này đã chiếm đoạt là hơn 3,6 tỷ đồng. Trong đó, Tuấn được hưởng lợi bất chính gần 1,2 tỷ đồng. Cơ quan tiến hành tố tụng còn xác định, Nguyễn Anh Tuấn cùng Phạm Hải Hoàng, Vũ Văn Tiến và Hoàng Trọng Hoạt còn thuê người làm giả đăng ký xe ô tô, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán xe. Ngoài ra, Nguyễn Anh Tuấn còn cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và đánh bạc. Cụ thể: Tuấn cho 3 cá nhân vay 500 triệu đồng với lãi suất từ 5.000đ – 7.000 đồng/1triệu đồng/1ngày, cao gấp từ 9 lần đến 12,6 lần so với lãi suất mà Bộ luật Dân sự quy định, qua đó thu lời bất chính gần 50 triệu đồng. Trung tuần tháng 9/2021, Nguyễn Anh Tuấn đã đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề qua tin nhắn điện thoại với Nguyễn Việt Tuấn và Bùi Hoàng Long; tổng số tiền hơn 9 triệu đồng. Trước đó, từ tối 1 đến ngày 2/9/2021, tại nhà ở của Nguyễn Công Chiển (Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ), Nguyễn Anh Tuấn đã cùng với Phạm Hải Hoàng, Nguyễn Tiến Hưng đã cưỡng đoạt tài sản của vợ chồng anh Nguyễn, với số tiền 17 triệu đồng...>>> Xem thêm video: Đại ca giang hồ bị bắn chết khi vừa bước xuống ô tô. Nguồn: ĐTHĐT.
Cuối tháng 10 vừa qua, TAND tỉnh Phú Thọ đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cưỡng đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Đánh bạc”. Liên quan đến tất cả các tội danh ấy, kẻ giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, là Nguyễn Anh Tuấn (SN 1989, HKTT xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - biệt danh Tuấn “tồ). Tuấn bị tuyên phạt 27 năm tù cho 5 tội danh đã bị truy tố, 15 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 7 đến hơn 20 năm tù. (Ảnh: Bảo vệ và Pháp luật)
Theo điều tra, tháng 3/2019, Nguyễn Anh Tuấn thành lập Công ty TNHH dịch vụ thương mại và đầu tư Hưng Vượng, và cử vợ là Nguyễn Thơ Xuân (SN 1995) làm Giám đốc, với ngành nghề kinh doanh cho thuê xe ô tô, xe máy, xe điện tự lái, mua bán xe gắn máy, xe ô tô cũ… Thực chất, Tuấn trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của công ty. Đằng sau vỏ bọc kinh doanh chính thống, Tuấn chỉ đạo đám đàn em cách thức kiếm tiền bất chính, tinh quái khác.
Để đối phó cơ quan chức năng, khi có người đến vay tiền, Tuấn không cho vay mà hướng dẫn, thống nhất ký hợp đồng thuê xe theo hình thức đặt cọc bằng 30% - 50% giá trị của xe và trả trước tiền thuê xe; sau đó cho người thuê xe tự mang đi cầm cố hoặc bán lấy tiền.
Nếu người thuê xe không có tiền đặt cọc, Tuấn cử đàn em đi theo thu tiền đặt cọc ngay sau khi bán, cầm cố. Hết thời hạn thuê xe, Tuấn dò theo định vị để tự thu hồi hoặc… báo cơ quan Công an đề nghị thu hồi. Tuấn và nhóm đàn em có khoảng 25 xe ô tô và nhiều xe mô tô chuyên dùng để kiếm tiền theo hình thức này. Có trường hợp xe bán được 400 triệu đồng, nhóm Tuấn thu ngay 270 triệu đồng.
Có những chiếc xe cho thuê đã cũ, sau khi cho thuê xác định đã bị bán, chúng theo dõi qua định vị, thấy chủ xe đã mang vào các gara ôtô để tân trang, nhưng không thu ngay mà đợi sau khi xe ra khỏi gara mới thu xe. Như vậy, ngoài chiếm đoạt tiền đặt cọc, các đối tượng còn được hưởng lợi từ việc người mua xe đã tân trang xe.
Đối với những người có nhu cầu thuê xe ô tô, đến hẹn trả xe, các đối tượng tắt máy điện thoại; lấy lý do trì hoãn không gặp để nhận lại xe, người thuê xe không thể trả được, phải mang xe về nên bị phạt mất tiền đặt cọc và buộc phải thanh toán thêm các khoản chi phí phát sinh.
Đối với những người có nhu cầu vay số tiền không lớn và qua tìm hiểu có khả năng trả nợ, các đối tượng sẽ cho vay. Nhưng khi cho vay tiền, các đối tượng bắt phải làm hợp đồng thuê xe mô tô, rồi mang đến một địa điểm đã sắp đặt sẵn để cầm cố xe lấy tiền. Người có nhu cầu vay vừa phải trả tiền thuê xe, vừa trả tiền lãi ngày. Nếu đến hẹn không trả, các đối tượng sẽ trình báo cơ quan Công an để thu xe.
Với thủ đoạn trên, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến tháng 9/2021, Nguyễn Anh Tuấn cùng các đồng phạm đã thực hiện 39 vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, gồm: 13 vụ lừa đảo liên quan đến việc cho thuê xe ô tô và 26 vụ liên quan đến việc cho thuê xe mô tô. Tổng số tiền ổ nhóm này đã chiếm đoạt là hơn 3,6 tỷ đồng. Trong đó, Tuấn được hưởng lợi bất chính gần 1,2 tỷ đồng.
Cơ quan tiến hành tố tụng còn xác định, Nguyễn Anh Tuấn cùng Phạm Hải Hoàng, Vũ Văn Tiến và Hoàng Trọng Hoạt còn thuê người làm giả đăng ký xe ô tô, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán xe. Ngoài ra, Nguyễn Anh Tuấn còn cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và đánh bạc. Cụ thể: Tuấn cho 3 cá nhân vay 500 triệu đồng với lãi suất từ 5.000đ – 7.000 đồng/1triệu đồng/1ngày, cao gấp từ 9 lần đến 12,6 lần so với lãi suất mà Bộ luật Dân sự quy định, qua đó thu lời bất chính gần 50 triệu đồng.
Trung tuần tháng 9/2021, Nguyễn Anh Tuấn đã đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề qua tin nhắn điện thoại với Nguyễn Việt Tuấn và Bùi Hoàng Long; tổng số tiền hơn 9 triệu đồng. Trước đó, từ tối 1 đến ngày 2/9/2021, tại nhà ở của Nguyễn Công Chiển (Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ), Nguyễn Anh Tuấn đã cùng với Phạm Hải Hoàng, Nguyễn Tiến Hưng đã cưỡng đoạt tài sản của vợ chồng anh Nguyễn, với số tiền 17 triệu đồng...
>>> Xem thêm video: Đại ca giang hồ bị bắn chết khi vừa bước xuống ô tô. Nguồn: ĐTHĐT.