Báo Lao Động nhận được phản ánh về việc tuyến đường dân sinh đoạn nối 2 xóm Đầm Đa và Vai Đào (xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) thường xuyên có xe trọng tải lớn đi qua khiến đường bị hư hỏng nặng. Ảnh: Khánh Linh.Trực tiếp có mặt tại tuyến đường vào ngày 9.3, ghi nhận của PV mặt đường luôn được phủ bởi một lớp bùn đất. Hai bên đường xuất hiện những vết hằn, lún tạo thành rãnh sâu tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.Nhiều chỗ còn tạo thành những vũng nước.Tình trạng trơn trượt, bùn lầy xuất hiện tại nhiều vị trí trên đường.Theo nhiều người dân, đoạn đường này thường xuyên có những chiếc xe chở vật liệu xây dựng từ xã Tân Vinh và Cao Sơn để phục vụ cho hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn.Đà Đinh Thị Thảo (xóm Đầm Đa, xã Cao Sơn) bức xúc - đoạn đường trước cửa nhà do xe tải nặng đi qua nhiều đã khiến mặt đường biến dạng thành những ổ voi, ổ gà.Trời nắng lên thì bụi bay mù mịt, còn trời mưa thì lầy lội.Còn theo anh Bùi Văn Cảnh (xóm Đầm Đa), vất vả nhất là vào mỗi buổi sáng khi công nhân đi làm tại khu công nghiệp Lương Sơn và học sinh đi học. Có những ngày xe gạch dài đến hàng chục mét đi qua đây làm tắc đường không thể qua được.Ông Bùi Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn - cho biết: “Đoạn đường này được thi công từ năm 2005 và hoàn thành vào năm 2012 với tổng chiều dài 8km, nối 2 xóm Đầm Đa và Vai Đào, xã Cao Sơn, theo tiêu chuẩn đường liên xã do UBND huyện Lương Sơn làm chủ đầu tư“.Theo ông Châu, trên địa bàn, có 4 đơn vị sản xuất và cung ứng VLXD bao gồm: Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thuận Hòa Phát; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng sản xuất Minh Bảy; Công ty TNHH Tân Phú Ninh Hòa Bình; Công ty Cổ phần Hòa Long. Các đơn vị này thường xuyên vận chuyển hàng hóa bằng xe trọng tải lớn.Về nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, vị lãnh đạo này nhận định, bên cạnh việc xe tải lớn đi qua thường xuyên thì nguyên nhân còn đến từ việc chất lượng thi công kém và thiết kế đường không phù hợp quy hoạch vùng.Còn ông Đinh Công Hân - Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: “Về tình trạng xe quá tải địa phương không có thẩm quyền mà chỉ phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông của Công an huyện Lương Sơn để xử lý. Trong các cuộc họp xã cũng đã đề xuất với UBND huyện nhưng đến nay vẫn chưa có phương án xử lý cụ thể“.Theo thống kê của UBND xã Cao Sơn, tuyến đường này có trên 2.000 công nhân đi làm tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Lương Sơn. Trung bình mỗi năm có khoảng trên 10 vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường này.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Hà Nội, người dân "ăn ngủ không yên" vì đường xuống cấp. (Nguồn: Báo Lao Động)
Báo Lao Động nhận được phản ánh về việc tuyến đường dân sinh đoạn nối 2 xóm Đầm Đa và Vai Đào (xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) thường xuyên có xe trọng tải lớn đi qua khiến đường bị hư hỏng nặng. Ảnh: Khánh Linh.
Trực tiếp có mặt tại tuyến đường vào ngày 9.3, ghi nhận của PV mặt đường luôn được phủ bởi một lớp bùn đất.
Hai bên đường xuất hiện những vết hằn, lún tạo thành rãnh sâu tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.
Nhiều chỗ còn tạo thành những vũng nước.
Tình trạng trơn trượt, bùn lầy xuất hiện tại nhiều vị trí trên đường.
Theo nhiều người dân, đoạn đường này thường xuyên có những chiếc xe chở vật liệu xây dựng từ xã Tân Vinh và Cao Sơn để phục vụ cho hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn.
Đà Đinh Thị Thảo (xóm Đầm Đa, xã Cao Sơn) bức xúc - đoạn đường trước cửa nhà do xe tải nặng đi qua nhiều đã khiến mặt đường biến dạng thành những ổ voi, ổ gà.
Trời nắng lên thì bụi bay mù mịt, còn trời mưa thì lầy lội.
Còn theo anh Bùi Văn Cảnh (xóm Đầm Đa), vất vả nhất là vào mỗi buổi sáng khi công nhân đi làm tại khu công nghiệp Lương Sơn và học sinh đi học. Có những ngày xe gạch dài đến hàng chục mét đi qua đây làm tắc đường không thể qua được.
Ông Bùi Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn - cho biết: “Đoạn đường này được thi công từ năm 2005 và hoàn thành vào năm 2012 với tổng chiều dài 8km, nối 2 xóm Đầm Đa và Vai Đào, xã Cao Sơn, theo tiêu chuẩn đường liên xã do UBND huyện Lương Sơn làm chủ đầu tư“.
Theo ông Châu, trên địa bàn, có 4 đơn vị sản xuất và cung ứng VLXD bao gồm: Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thuận Hòa Phát; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng sản xuất Minh Bảy; Công ty TNHH Tân Phú Ninh Hòa Bình; Công ty Cổ phần Hòa Long. Các đơn vị này thường xuyên vận chuyển hàng hóa bằng xe trọng tải lớn.
Về nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, vị lãnh đạo này nhận định, bên cạnh việc xe tải lớn đi qua thường xuyên thì nguyên nhân còn đến từ việc chất lượng thi công kém và thiết kế đường không phù hợp quy hoạch vùng.
Còn ông Đinh Công Hân - Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: “Về tình trạng xe quá tải địa phương không có thẩm quyền mà chỉ phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông của Công an huyện Lương Sơn để xử lý. Trong các cuộc họp xã cũng đã đề xuất với UBND huyện nhưng đến nay vẫn chưa có phương án xử lý cụ thể“.
Theo thống kê của UBND xã Cao Sơn, tuyến đường này có trên 2.000 công nhân đi làm tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Lương Sơn. Trung bình mỗi năm có khoảng trên 10 vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường này.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Hà Nội, người dân "ăn ngủ không yên" vì đường xuống cấp. (Nguồn: Báo Lao Động)