Phó Bí thư huyện ở Bình Phước bị cách chức vì sử dụng bằng giả: Mới đây, UB Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức vụ đối với ông Bùi Quốc Minh - Phó Bí thư thường trực huyện Phú Riềng do có hành vi sử dụng bằng giả để đi xin việc, từ đó được bầu vào các chức danh chủ chốt ở huyện.Trước đó, vào tháng 3/2020, ông Minh bị UB Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức vụ Phó Bí thư thường trực huyện ủy, đồng thời điều động về Ban tổ chức Tỉnh ủy bố trí công việc khác. (Ông Minh người đứng)Theo kết quả xác minh, năm 1992, ông Minh mượn bằng tốt nghiệp đại học của một người bạn rồi đem đi photocopy, sửa lại thành tên của mình, sau đó dùng bản photocopy này đi xin việc tại một số cơ quan.Trong quá trình làm việc tại các cơ quan nhà nước, ông Minh được điều chuyển công tác qua nhiều đơn vị khác nhau. Cách chức Chủ tịch phường vì có bằng đại học trước, bằng THPT sau: Ngày 19/6/2020, chủ tịch UBND TP Biên Hòa Phạm Anh Dũng đã ký quyết định kỷ luật cách chức đối với ông Nguyễn Văn Minh - chủ tịch UBND phường Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai.Ủy ban kiểm tra Thành ủy Biên Hòa đã xác định năm 2016 khi ông Minh được bổ nhiệm chức vụ chủ tịch UBND xã Hóa An nhưng hồ sơ bổ nhiệm không có bằng THPT và bằng đại học. Đến đầu năm 2020, khi làm công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đảng bộ phường, ông Minh cung cấp 2 bằng cấp nói trên nhưng thời điểm cấp bằng THPT... có sau thời điểm cấp bằng đại học.UBKT kết luận cá nhân ông Nguyễn Văn Minh sử dụng 2 bằng cấp nói trên trong quá trình được bổ nhiệm và giữ chức vụ chủ tịch UBND phường Hóa An không đúng với quy định về công tác cán bộ. Công chức sử dụng bằng giả suốt 8 năm, dân gửi đơn tố mới biết: Ngày 28/12/2019, Chủ tịch UBND H.Hoài Ân, xác nhận đã có quyết định buộc thôi việc đối với ông Lê Phước Đô, công chức Ðịa chính - Xây dựng - Môi trường xã Ân Mỹ (H.Hoài Ân), do có hành vi sử dụng bằng giả khi tuyển dụng.Năm 2011, ông Đô sử dụng bằng Trung cấp địa chính để tham gia đợt thi tuyển công chức do UBND H.Hoài Ân tổ chức, kết quả trúng tuyển vào vị trí công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường xã Ân Mỹ và công tác từ đó đến nay.Theo ông Nguyễn Hà Thanh, Chủ tịch UBND xã Ân Mỹ, tháng 7/2019, đơn vị này đã nhận đơn phản ảnh của người dân liên quan đến vấn đề bằng cấp của ông Đô. Sau đó, đoàn thanh tra xác minh bằng Trung cấp địa chính photo công chứng đứng tên Lê Phước Đô là bằng giả. Ngày 30/11, UBND H.Hoài Ân đã có kết luận về những sai phạm của ông Đô. Phát hiện cả Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND xã đều dùng bằng giả: Ngày 24/12/2019, Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết, vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Đắk Sin vì sử dụng bằng tốt nghiệp THCS không hợp pháp.Ông Hùng không tốt nghiệp cấp 2 tại địa phương nhưng vẫn "nhảy cóc" lên học cấp 3 và có bằng tốt nghiệp THPT. Sau khi có bằng tốt nghiệp cấp 3, ông Hùng tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; được quy hoạch, bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ trong Đảng tại xã Đắk Sin từ năm 1994 cho đến nay.Trước đó, tháng 10/2019, Huyện ủy Đắk R’lấp cũng thi hành quyết định kỷ luật đối với bà Hoàng Thị Quyên, Chủ tịch UBND xã Đắk Sin bằng hình thức cách hết chức vụ về trong Đảng và chính quyền. Qua xác minh, huyện ủy Đắk R’lấp kết luận bà Quyên đã dùng bằng THPT giả để làm hồ sơ, lý lịch công tác và bổ nhiệm cán bộ.Trước khi bà Quyên được bầu làm Chủ tịch UBND xã Đắk Sin thì ông Hoàng Xuân Quý, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã này cũng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp. Hiệu trưởng trường mẫu giáo bị cách chức vì dùng bằng giả: Ngày 13/11/2019, Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình – Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Gia Lai đã ký quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính của bà Trần Thị Hà (Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường Mẫu giáo Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).Bà Trần Thị Hà sẽ bị thu hồi bằng Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính do trường Chính trị tỉnh Gia Lai cấp ngày 19/8/2015, số vào sổ 2011/2015, loại hình đào tạo tập trung. Theo công văn số 109 của Uỷ ban kiểm tra huyện Uỷ Kbang, đơn vị này đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với bà Trần Thị Hà.Qua kiểm tra phát hiện bà Trần Thị Hà đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp, lập hồ sơ để được học và được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính, nên đã quyết định xử lý kỷ luật bà Hà bằng hình thức cách chức. Nữ nhân viên cắt tóc gội đầu mượn bằng cấp 3 ngoi lên làm Trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk: Ngày 4/10/2019, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, Trưởng phòng Quản trị thuộc đơn vị này là bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (sinh năm 1973, trú thành phố Buôn Ma Thuột) bị tố cáo sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 không thuộc về mình.Theo đó, nữ trưởng phòng Trần Thị Ngọc Ái Sa tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (sinh năm 1975, trú phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột). Bà Thảo sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị gái là Trần Thị Ái Sa (hiện là hộ lý ở khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng) để đi học trung cấp và liên thông lên đại học. Hiện bà Thảo đã học đến thạc sỹ.Theo kết luận thanh tra, nữ trưởng phòng Ái Sa vốn chỉ mới học xong cấp 2, từng làm nhân viên tiệm tóc và rất xinh đẹp, hoạn lộ lên như diều gặp gió. Ngày 23/10/2019, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk quyết định buộc thôi việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, sau khi khai trừ bà này khỏi Đảng.
Video: Trưởng công an xã dùng bằng giả để tiến thân (Nguồn VTC1)
Phó Bí thư huyện ở Bình Phước bị cách chức vì sử dụng bằng giả: Mới đây, UB Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức vụ đối với ông Bùi Quốc Minh - Phó Bí thư thường trực huyện Phú Riềng do có hành vi sử dụng bằng giả để đi xin việc, từ đó được bầu vào các chức danh chủ chốt ở huyện.
Trước đó, vào tháng 3/2020, ông Minh bị UB Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức vụ Phó Bí thư thường trực huyện ủy, đồng thời điều động về Ban tổ chức Tỉnh ủy bố trí công việc khác. (Ông Minh người đứng)
Theo kết quả xác minh, năm 1992, ông Minh mượn bằng tốt nghiệp đại học của một người bạn rồi đem đi photocopy, sửa lại thành tên của mình, sau đó dùng bản photocopy này đi xin việc tại một số cơ quan.Trong quá trình làm việc tại các cơ quan nhà nước, ông Minh được điều chuyển công tác qua nhiều đơn vị khác nhau.
Cách chức Chủ tịch phường vì có bằng đại học trước, bằng THPT sau: Ngày 19/6/2020, chủ tịch UBND TP Biên Hòa Phạm Anh Dũng đã ký quyết định kỷ luật cách chức đối với ông Nguyễn Văn Minh - chủ tịch UBND phường Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Ủy ban kiểm tra Thành ủy Biên Hòa đã xác định năm 2016 khi ông Minh được bổ nhiệm chức vụ chủ tịch UBND xã Hóa An nhưng hồ sơ bổ nhiệm không có bằng THPT và bằng đại học. Đến đầu năm 2020, khi làm công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đảng bộ phường, ông Minh cung cấp 2 bằng cấp nói trên nhưng thời điểm cấp bằng THPT... có sau thời điểm cấp bằng đại học.
UBKT kết luận cá nhân ông Nguyễn Văn Minh sử dụng 2 bằng cấp nói trên trong quá trình được bổ nhiệm và giữ chức vụ chủ tịch UBND phường Hóa An không đúng với quy định về công tác cán bộ.
Công chức sử dụng bằng giả suốt 8 năm, dân gửi đơn tố mới biết: Ngày 28/12/2019, Chủ tịch UBND H.Hoài Ân, xác nhận đã có quyết định buộc thôi việc đối với ông Lê Phước Đô, công chức Ðịa chính - Xây dựng - Môi trường xã Ân Mỹ (H.Hoài Ân), do có hành vi sử dụng bằng giả khi tuyển dụng.
Năm 2011, ông Đô sử dụng bằng Trung cấp địa chính để tham gia đợt thi tuyển công chức do UBND H.Hoài Ân tổ chức, kết quả trúng tuyển vào vị trí công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường xã Ân Mỹ và công tác từ đó đến nay.
Theo ông Nguyễn Hà Thanh, Chủ tịch UBND xã Ân Mỹ, tháng 7/2019, đơn vị này đã nhận đơn phản ảnh của người dân liên quan đến vấn đề bằng cấp của ông Đô. Sau đó, đoàn thanh tra xác minh bằng Trung cấp địa chính photo công chứng đứng tên Lê Phước Đô là bằng giả. Ngày 30/11, UBND H.Hoài Ân đã có kết luận về những sai phạm của ông Đô.
Phát hiện cả Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND xã đều dùng bằng giả: Ngày 24/12/2019, Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết, vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Đắk Sin vì sử dụng bằng tốt nghiệp THCS không hợp pháp.
Ông Hùng không tốt nghiệp cấp 2 tại địa phương nhưng vẫn "nhảy cóc" lên học cấp 3 và có bằng tốt nghiệp THPT. Sau khi có bằng tốt nghiệp cấp 3, ông Hùng tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; được quy hoạch, bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ trong Đảng tại xã Đắk Sin từ năm 1994 cho đến nay.
Trước đó, tháng 10/2019, Huyện ủy Đắk R’lấp cũng thi hành quyết định kỷ luật đối với bà Hoàng Thị Quyên, Chủ tịch UBND xã Đắk Sin bằng hình thức cách hết chức vụ về trong Đảng và chính quyền. Qua xác minh, huyện ủy Đắk R’lấp kết luận bà Quyên đã dùng bằng THPT giả để làm hồ sơ, lý lịch công tác và bổ nhiệm cán bộ.
Trước khi bà Quyên được bầu làm Chủ tịch UBND xã Đắk Sin thì ông Hoàng Xuân Quý, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã này cũng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.
Hiệu trưởng trường mẫu giáo bị cách chức vì dùng bằng giả: Ngày 13/11/2019, Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình – Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Gia Lai đã ký quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính của bà Trần Thị Hà (Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường Mẫu giáo Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).
Bà Trần Thị Hà sẽ bị thu hồi bằng Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính do trường Chính trị tỉnh Gia Lai cấp ngày 19/8/2015, số vào sổ 2011/2015, loại hình đào tạo tập trung. Theo công văn số 109 của Uỷ ban kiểm tra huyện Uỷ Kbang, đơn vị này đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với bà Trần Thị Hà.
Qua kiểm tra phát hiện bà Trần Thị Hà đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp, lập hồ sơ để được học và được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính, nên đã quyết định xử lý kỷ luật bà Hà bằng hình thức cách chức.
Nữ nhân viên cắt tóc gội đầu mượn bằng cấp 3 ngoi lên làm Trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk: Ngày 4/10/2019, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, Trưởng phòng Quản trị thuộc đơn vị này là bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (sinh năm 1973, trú thành phố Buôn Ma Thuột) bị tố cáo sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 không thuộc về mình.
Theo đó, nữ trưởng phòng Trần Thị Ngọc Ái Sa tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (sinh năm 1975, trú phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột). Bà Thảo sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị gái là Trần Thị Ái Sa (hiện là hộ lý ở khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng) để đi học trung cấp và liên thông lên đại học. Hiện bà Thảo đã học đến thạc sỹ.
Theo kết luận thanh tra, nữ trưởng phòng Ái Sa vốn chỉ mới học xong cấp 2, từng làm nhân viên tiệm tóc và rất xinh đẹp, hoạn lộ lên như diều gặp gió. Ngày 23/10/2019, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk quyết định buộc thôi việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, sau khi khai trừ bà này khỏi Đảng.
Video: Trưởng công an xã dùng bằng giả để tiến thân (Nguồn VTC1)