Theo phê duyệt, dự án Công viên Đống Đa nằm trên địa bàn 3 phường thuộc 2 quận Đống Đa và Ba Đình.Trong đó có khu bãi rác Thành Công thuộc địa bàn 2 phường Trung Liệt, quận Đống Đa và phường Thành Công (quận Ba Đình) từ Hoàng Cầu đến Trung tâm chiếu phim Quốc gia.Cả một dãy phố cạnh Trung tâm chiếu phim Quốc gia là những cửa hàng, quán ăn hào nhoáng được hưởng lợi từ việc cống hoá kênh mương trong nội đô hình thành một con đường mới mở theo phố Thái Hà.Đáng nói những căn nhà trong khu vực này được xây dựng trái phép trên đất dự án công viên.Có tới hàng trăm căn nhà "nhảy dù" quanh bãi rác Thành Công. Xây dựng cơi nới tạm 2-3 tầng chở thành điểm cho thuê, kinh doanh cửa hàng, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo diện tích mặt tiền.Việc lấn chiếm, xây dựng trái phép diễn ra hàng chục năm qua nhờ "sự nương tay cho tồn tại" của chính quyền phường.Một sân bóng nằm trong đất dự án công viên mới bị dừng hoạt động.Đằng sau những dãy nhà, biển hiệu hào nhoáng là khu dân cư chật cứng những căn nhà tạm.Điều kiện hạ tầng, chất lượng sống tạm bợ.Nguy cơ cháy nổ hiện hữu bởi những đường dây điện chằng chịt.Những con ngõ nhỏ một lối duy nhất không may hoả hoạn người bên trong không có lối thoát.Phương tiện chữa cháy cũng khó tiếp cận những con ngõ sâu thế này.Báo cáo tại phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội do HĐND Thành phố Hà Nội tổ chức ngày 25/4 vừa qua, ông Lê Tuấn Định-Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, quy hoạch Công viên Văn hoá Đống Đa được phê duyệt từ những năm 1998 - 2001, thu hồi hơn hơn 7ha đất tại 3 phường: Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình).Hiện trên dự án ở phía quận Đống Đa tồn tại 406 hộ dân với 1.692 nhân khẩu; quận Ba Đình là 56 hộ, 142 nhân khẩu ăn ở thường xuyên. Khó khăn lớn nhất để thực hiện dự án hiện nay là khâu giải phóng mặt bằng. Dự án Công viên Văn hoá Đống Đa, giai đoạn 1 thực hiện trên 8,5ha, nhưng hiện mới giải phóng mặt bằng được 1,9ha. >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Công viên hồ điều hòa ở Hà Nội chậm tiến độ, cây xanh chết hàng loạt. (Nguồn: VOV.VN).
Theo phê duyệt, dự án Công viên Đống Đa nằm trên địa bàn 3 phường thuộc 2 quận Đống Đa và Ba Đình.
Trong đó có khu bãi rác Thành Công thuộc địa bàn 2 phường Trung Liệt, quận Đống Đa và phường Thành Công (quận Ba Đình) từ Hoàng Cầu đến Trung tâm chiếu phim Quốc gia.
Cả một dãy phố cạnh Trung tâm chiếu phim Quốc gia là những cửa hàng, quán ăn hào nhoáng được hưởng lợi từ việc cống hoá kênh mương trong nội đô hình thành một con đường mới mở theo phố Thái Hà.
Đáng nói những căn nhà trong khu vực này được xây dựng trái phép trên đất dự án công viên.
Có tới hàng trăm căn nhà "nhảy dù" quanh bãi rác Thành Công. Xây dựng cơi nới tạm 2-3 tầng chở thành điểm cho thuê, kinh doanh cửa hàng, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo diện tích mặt tiền.
Việc lấn chiếm, xây dựng trái phép diễn ra hàng chục năm qua nhờ "sự nương tay cho tồn tại" của chính quyền phường.
Một sân bóng nằm trong đất dự án công viên mới bị dừng hoạt động.
Đằng sau những dãy nhà, biển hiệu hào nhoáng là khu dân cư chật cứng những căn nhà tạm.
Điều kiện hạ tầng, chất lượng sống tạm bợ.
Nguy cơ cháy nổ hiện hữu bởi những đường dây điện chằng chịt.
Những con ngõ nhỏ một lối duy nhất không may hoả hoạn người bên trong không có lối thoát.
Phương tiện chữa cháy cũng khó tiếp cận những con ngõ sâu thế này.
Báo cáo tại phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội do HĐND Thành phố Hà Nội tổ chức ngày 25/4 vừa qua, ông Lê Tuấn Định-Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, quy hoạch Công viên Văn hoá Đống Đa được phê duyệt từ những năm 1998 - 2001, thu hồi hơn hơn 7ha đất tại 3 phường: Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình).
Hiện trên dự án ở phía quận Đống Đa tồn tại 406 hộ dân với 1.692 nhân khẩu; quận Ba Đình là 56 hộ, 142 nhân khẩu ăn ở thường xuyên. Khó khăn lớn nhất để thực hiện dự án hiện nay là khâu giải phóng mặt bằng. Dự án Công viên Văn hoá Đống Đa, giai đoạn 1 thực hiện trên 8,5ha, nhưng hiện mới giải phóng mặt bằng được 1,9ha.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Công viên hồ điều hòa ở Hà Nội chậm tiến độ, cây xanh chết hàng loạt. (Nguồn: VOV.VN).