Xã Tân Hóa (Minh Hóa) được xem là một trong những "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình, dường như năm nào nơi đây cũng bị ngập sâu trong nước lũ. Nguyên nhân là do địa phương này nằm trong thung lũng, xung quanh là những dãy núi đá vôi cao, tạo nên địa hình lòng chảo, khi mưa lũ sẽ trở thành túi nước khổng lồ. Lũ ở huyện vùng cao Minh Hóa đến rất nhanh, khi người dân chưa kịp trở tay ứng phó thì nó đã quét qua, bủa vây và cuốn trôi nhiều thứ. Năm 2010 trận lũ lịch sử quét qua địa phương này để lại nhiều hậu quả nặng nề.Sau trận lũ lịch sử năm 2010, người dân xã Tân Hóa đã bắt đầu dựng những những ngôi nhà phao tránh lũ. Từ những ngôi nhà phao đơn sơ ban đầu, nhưng lại phát huy hiệu quả tránh lũ an toàn, được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành cấp trên, và sự đầu tư kinh phí của người dân nên các nhà phao tránh lũ nơi đây dần được làm khoa học hơn, an toàn, hiệu quả.Về cấu tạo, những nhà phao tránh lũ được dựng bằng gỗ, mái nhà được lợp bằng tôn hoặc phủ bạt che chắn, sàn nhà làm bằng gỗ. Phía dưới sàn được gắn các thùng phi nhựa rỗng, có dây néo chặt ở các góc và chèn trụ đỡ chắc chắn nên khi nước lũ lên đến đâu, nhà phao nổi đến đó, nước rút thì nhà xuống theo. Hết mưa lũ, nhà phao sẽ được người dân sử dụng vào những việc khác như làm nhà kho hoặc nơi dự trữ lương thực... Nhà phao tránh lũ ở Tân Hóa được xem là biểu tượng sáng tạo tinh thần chiến thắng thiên tai.Đây là ngôi nhà phao tránh lũ của gia đình chị Trương Thị Lan ở thôn 2 xã Tân Hóa. Vào chiều ngày 8/8, có mặt tại đây PV đã chứng kiến sự chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa lũ mới của người dân. Sau trận mưa lớn, chị Lan cùng các thành viên trong gia đình vội ra kiểm tra nhà phao, dọn dẹp lại để sẵn sàng di dời lên đây tránh lũ. Theo chia sẻ của chị Lan, từ khi có nhà phao này gia đình không còn cảnh bất an khi lũ về. Mọi người đều bình thản sẵn sàng chờ cơn lũ đến.Về xã Tân Hóa, bên cạnh những ngôi nhà bình thường như mọi vùng quê khác, mỗi gia đình đều có thêm căn nhà phao tránh lũ sẵn sàng cùng người dân vượt lũ.Theo tìm hiểu của PV, những ngôi nhà phao này có giá trị xây dựng không lớn, tầm 30 - 50 triệu. Nhưng khi nước lũ dâng cao nó lại mang lên mình sứ mệnh quan trọng là cứu tính mạng và tài sản người dân nơi đây.Ông Trương Thanh Duẫn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết, toàn xã hiện có 620 nhà phao, cơ bản đáp ứng cho nhân dân trên địa bàn tránh lũ an toàn. Nhà phao thực sự là vị cứu tinh cho người dân nơi đây bởi Tân Hóa hầu như năm nào cũng bị ngập, thậm chí có những năm bị ngập tới 2 lần. Mỗi lần nước ngập ít nhất phải 1 tuần mới rút hết. Cao điểm mùa lũ ở đây bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 9 âm lịch. Do vậy ngay từ đầu mùa mưa lũ địa phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống. Trong đó tập trung tuyền truyền nhắc nhở người dân không được chủ quan, chủ động tích trữ lượng thực tối thiểu 15 ngày phòng khi lũ về.Thiên tai khắc nghiệt, người dân Tân Hóa đang sống chung với lũ lớn và nhà phao trở thành người bạn thân thiết của họ. (ảnh internet)
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủy điện xả lũ, Đồng Nai di tản hơn 700 hộ dân:(Nguồn: THĐT)
Xã Tân Hóa (Minh Hóa) được xem là một trong những "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình, dường như năm nào nơi đây cũng bị ngập sâu trong nước lũ. Nguyên nhân là do địa phương này nằm trong thung lũng, xung quanh là những dãy núi đá vôi cao, tạo nên địa hình lòng chảo, khi mưa lũ sẽ trở thành túi nước khổng lồ. Lũ ở huyện vùng cao Minh Hóa đến rất nhanh, khi người dân chưa kịp trở tay ứng phó thì nó đã quét qua, bủa vây và cuốn trôi nhiều thứ. Năm 2010 trận lũ lịch sử quét qua địa phương này để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Sau trận lũ lịch sử năm 2010, người dân xã Tân Hóa đã bắt đầu dựng những những ngôi nhà phao tránh lũ. Từ những ngôi nhà phao đơn sơ ban đầu, nhưng lại phát huy hiệu quả tránh lũ an toàn, được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành cấp trên, và sự đầu tư kinh phí của người dân nên các nhà phao tránh lũ nơi đây dần được làm khoa học hơn, an toàn, hiệu quả.
Về cấu tạo, những nhà phao tránh lũ được dựng bằng gỗ, mái nhà được lợp bằng tôn hoặc phủ bạt che chắn, sàn nhà làm bằng gỗ. Phía dưới sàn được gắn các thùng phi nhựa rỗng, có dây néo chặt ở các góc và chèn trụ đỡ chắc chắn nên khi nước lũ lên đến đâu, nhà phao nổi đến đó, nước rút thì nhà xuống theo. Hết mưa lũ, nhà phao sẽ được người dân sử dụng vào những việc khác như làm nhà kho hoặc nơi dự trữ lương thực... Nhà phao tránh lũ ở Tân Hóa được xem là biểu tượng sáng tạo tinh thần chiến thắng thiên tai.
Đây là ngôi nhà phao tránh lũ của gia đình chị Trương Thị Lan ở thôn 2 xã Tân Hóa. Vào chiều ngày 8/8, có mặt tại đây PV đã chứng kiến sự chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa lũ mới của người dân. Sau trận mưa lớn, chị Lan cùng các thành viên trong gia đình vội ra kiểm tra nhà phao, dọn dẹp lại để sẵn sàng di dời lên đây tránh lũ. Theo chia sẻ của chị Lan, từ khi có nhà phao này gia đình không còn cảnh bất an khi lũ về. Mọi người đều bình thản sẵn sàng chờ cơn lũ đến.
Về xã Tân Hóa, bên cạnh những ngôi nhà bình thường như mọi vùng quê khác, mỗi gia đình đều có thêm căn nhà phao tránh lũ sẵn sàng cùng người dân vượt lũ.
Theo tìm hiểu của PV, những ngôi nhà phao này có giá trị xây dựng không lớn, tầm 30 - 50 triệu. Nhưng khi nước lũ dâng cao nó lại mang lên mình sứ mệnh quan trọng là cứu tính mạng và tài sản người dân nơi đây.
Ông Trương Thanh Duẫn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết, toàn xã hiện có 620 nhà phao, cơ bản đáp ứng cho nhân dân trên địa bàn tránh lũ an toàn. Nhà phao thực sự là vị cứu tinh cho người dân nơi đây bởi Tân Hóa hầu như năm nào cũng bị ngập, thậm chí có những năm bị ngập tới 2 lần. Mỗi lần nước ngập ít nhất phải 1 tuần mới rút hết. Cao điểm mùa lũ ở đây bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 9 âm lịch. Do vậy ngay từ đầu mùa mưa lũ địa phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống. Trong đó tập trung tuyền truyền nhắc nhở người dân không được chủ quan, chủ động tích trữ lượng thực tối thiểu 15 ngày phòng khi lũ về.
Thiên tai khắc nghiệt, người dân Tân Hóa đang sống chung với lũ lớn và nhà phao trở thành người bạn thân thiết của họ. (ảnh internet)
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủy điện xả lũ, Đồng Nai di tản hơn 700 hộ dân: