Những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng ở TX. Mường Lay hầu hết được lợp bằng đá. Người dân thường gọi là đá đen nhưng thực tế loại đá này có rất nhiêu màu sắc như: đen, ghi sám, vàng, đỏ... tùy theo tuổi đá và vị trí khai thác.Đây là loại đá đặc biệt được lấy từ các vỉa đá trên núi hoặc từ các sông suối, đá có cấu tạo thành nhiều lớp, khi mới khai thác đá khá mềm và dẻo nên dễ dàng chẻ ra thành lớp mỏng và cắt gọt thành hình thù như ý.Vì đá là vật liệu khá sẵn và giá thành không cao nên hầu hết những ngôi nhà sàn của đồng bào nơi đây đều sử dụng loại đá này để lợp mái.Do vậy, khi TX. Mường Lay được quy hoạch lại theo dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn la thì đã hình thành những dãy phố nhà sàn lợp đá.Từ đó TX. Mường Lay mang một vẻ đẹp vừa có vóc dáng hiện đại của những khu phố lại vừa giữ được nét đặc trưng của những bản làng truyền thống.Những người già ở đây cho biết, dân bản bắt đầu biết dùng đá đen để lợp nhà từ thời “vua Thái” - Đèo Văn Long cai quản vùng đất này. Họ đã dùng đá đen để lợp vào các công trình của dinh thự.Sau đó người dân cũng biết khai thác đá để lợp nhà.Có người lại cho rằng, việc khai thác đá đen của người dân trở nên phổ biến từ khi người ta đi tìm đá để phục vụ việc trùng tu Nhà hát lớn Hà Nội, sau đó phát hiện vùng này có nhiều đá tốt và đã quyết định chọn 1 mỏ đá ở khu vực xã Pa Tần (Lai Châu) để khai thác.Cũng không ai biết chính xác văn hóa làm nhà sàn lợp đá có từ khi nào, nhưng từ rất lâu rồi người ta vẫn yêu thích dùng loại đá này để lợp nhà vì nó vừa đem lại sự chắc chắn cho ngôi nhà và vừa tạo ra một không gian mát và thân thiện.Hàng nghìn ngôi nhà sàn lợp đá khiến cho TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên mang một vẻ đẹp rất độc đáo.Đây cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút du lịch bên cạnh các yếu tố về thiên nhiên và văn hóa lâu đời của đất và người Mường Lay.
Những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng ở TX. Mường Lay hầu hết được lợp bằng đá.
Người dân thường gọi là đá đen nhưng thực tế loại đá này có rất nhiêu màu sắc như: đen, ghi sám, vàng, đỏ... tùy theo tuổi đá và vị trí khai thác.
Đây là loại đá đặc biệt được lấy từ các vỉa đá trên núi hoặc từ các sông suối, đá có cấu tạo thành nhiều lớp, khi mới khai thác đá khá mềm và dẻo nên dễ dàng chẻ ra thành lớp mỏng và cắt gọt thành hình thù như ý.
Vì đá là vật liệu khá sẵn và giá thành không cao nên hầu hết những ngôi nhà sàn của đồng bào nơi đây đều sử dụng loại đá này để lợp mái.
Do vậy, khi TX. Mường Lay được quy hoạch lại theo dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn la thì đã hình thành những dãy phố nhà sàn lợp đá.
Từ đó TX. Mường Lay mang một vẻ đẹp vừa có vóc dáng hiện đại của những khu phố lại vừa giữ được nét đặc trưng của những bản làng truyền thống.
Những người già ở đây cho biết, dân bản bắt đầu biết dùng đá đen để lợp nhà từ thời “vua Thái” - Đèo Văn Long cai quản vùng đất này. Họ đã dùng đá đen để lợp vào các công trình của dinh thự.
Sau đó người dân cũng biết khai thác đá để lợp nhà.
Có người lại cho rằng, việc khai thác đá đen của người dân trở nên phổ biến từ khi người ta đi tìm đá để phục vụ việc trùng tu Nhà hát lớn Hà Nội, sau đó phát hiện vùng này có nhiều đá tốt và đã quyết định chọn 1 mỏ đá ở khu vực xã Pa Tần (Lai Châu) để khai thác.
Cũng không ai biết chính xác văn hóa làm nhà sàn lợp đá có từ khi nào, nhưng từ rất lâu rồi người ta vẫn yêu thích dùng loại đá này để lợp nhà vì nó vừa đem lại sự chắc chắn cho ngôi nhà và vừa tạo ra một không gian mát và thân thiện.
Hàng nghìn ngôi nhà sàn lợp đá khiến cho TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên mang một vẻ đẹp rất độc đáo.
Đây cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút du lịch bên cạnh các yếu tố về thiên nhiên và văn hóa lâu đời của đất và người Mường Lay.