Lễ hội được tổ chức vào ngày 10/10 tại thôn Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Lễ hội khai mạc vào buổi sáng và thi làm cốm truyền thống vào buổi chiều. Hai đội tham gia thi đấu đại diện cho 2 thôn Mễ Trì Thượng và Mễ Trì Hạ. Trong ảnh là công đoạn đầu tiên của quy trình làm cốm, người chơi đang nhặt các bông lúa nếp ra khỏi lá.Sau đó, lúa non được chuyển sang cho nhóm tiếp theo, ở công đoạn này hạt lúa nếp được tách ra khỏi bông. Công việc đòi hỏi sự khéo léo. Người làm cốm dùng một miếng kim loại như một lưỡi dao chuốt trên bông lúa, bông lúa khi đó được kê trên một chiếc chổi rơm.Thóc non sau khi được tách ra khỏi bông, người làm cốm bắt đầu công đoạn sàng sảy loại bỏ rơm và những hạt thóc lép trước khi đưa cốm vào rang.Tiếp đó, cốm được đưa vào rang với chảo lớn, chảo rang cốm thường được làm bằng gang để đảm bảo nhiệt đều.Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, từng hạt cốm khi rang xong phải đảm bảo không bị cháy, vẫn mềm dẻo và thơm.Trong khi cốm đang rang mẻ đầu tiên, các bộ phận khác vẫn đang hối hả chuẩn bị cho mẻ rang tiếp theo...Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã.Thóc được giã đều và vừa tay, khi thấy có trấu thì xúc ra sàng bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng bảy lần giã là hoàn tất.Sau khi giã xong, người làm cốm tiếp tục sàng, sảy loại bỏ vỏ trấu ra khỏi cốmTất cả các công đoạn đều được 2 đội thực hiện rất khẩn trương vì thời gian thực hiện cũng là 1 tiêu chí chấm giải.Đông đảo người dân và du khách không ngần ngại đội mưa theo dõi phần thi làm cốm truyền thống hết sức độc đáo này.Cốm thành phẩm sau khi hoàn tất các công đoạn được chuyển về bàn Ban Giám khảo để tiến hành chấm giải.Sau khi đã hoàn chỉnh, gói cốm xanh óng, thơm mùi lúa mới. Cốm được người dân Mễ Trì rước ra Đình làng với lễ rước uy nghi để tỏ lòng thành kính với tổ nghề. Lễ hội được tổ chức 4 năm 1 lần nhằm gìn giữ nét truyền thống của nghề làm cốm lâu đời, là đặc sản Hà Nội, mang đậm nét văn hoá Hà Nội.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 10/10 tại thôn Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Lễ hội khai mạc vào buổi sáng và thi làm cốm truyền thống vào buổi chiều. Hai đội tham gia thi đấu đại diện cho 2 thôn Mễ Trì Thượng và Mễ Trì Hạ. Trong ảnh là công đoạn đầu tiên của quy trình làm cốm, người chơi đang nhặt các bông lúa nếp ra khỏi lá.
Sau đó, lúa non được chuyển sang cho nhóm tiếp theo, ở công đoạn này hạt lúa nếp được tách ra khỏi bông. Công việc đòi hỏi sự khéo léo. Người làm cốm dùng một miếng kim loại như một lưỡi dao chuốt trên bông lúa, bông lúa khi đó được kê trên một chiếc chổi rơm.
Thóc non sau khi được tách ra khỏi bông, người làm cốm bắt đầu công đoạn sàng sảy loại bỏ rơm và những hạt thóc lép trước khi đưa cốm vào rang.
Tiếp đó, cốm được đưa vào rang với chảo lớn, chảo rang cốm thường được làm bằng gang để đảm bảo nhiệt đều.
Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, từng hạt cốm khi rang xong phải đảm bảo không bị cháy, vẫn mềm dẻo và thơm.
Trong khi cốm đang rang mẻ đầu tiên, các bộ phận khác vẫn đang hối hả chuẩn bị cho mẻ rang tiếp theo...
Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã.
Thóc được giã đều và vừa tay, khi thấy có trấu thì xúc ra sàng bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng bảy lần giã là hoàn tất.
Sau khi giã xong, người làm cốm tiếp tục sàng, sảy loại bỏ vỏ trấu ra khỏi cốm
Tất cả các công đoạn đều được 2 đội thực hiện rất khẩn trương vì thời gian thực hiện cũng là 1 tiêu chí chấm giải.
Đông đảo người dân và du khách không ngần ngại đội mưa theo dõi phần thi làm cốm truyền thống hết sức độc đáo này.
Cốm thành phẩm sau khi hoàn tất các công đoạn được chuyển về bàn Ban Giám khảo để tiến hành chấm giải.
Sau khi đã hoàn chỉnh, gói cốm xanh óng, thơm mùi lúa mới. Cốm được người dân Mễ Trì rước ra Đình làng với lễ rước uy nghi để tỏ lòng thành kính với tổ nghề. Lễ hội được tổ chức 4 năm 1 lần nhằm gìn giữ nét truyền thống của nghề làm cốm lâu đời, là đặc sản Hà Nội, mang đậm nét văn hoá Hà Nội.