Thông tin mới nhất về diễn biến cứu nạn trong vụ bé trai 10 rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, ngày 7/1 đến sáng 8/1, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đang cấp bách triển khai công việc nhấc trụ bê tông lên khỏi mặt đất theo phương án khả thi đã được thống nhất. Hiện các công nhân đang tiến hành đóng cọc ván thép có chiều dài 18m xung quanh trụ bê tông. Đồng thời, Tổ Điều hành đang huy động, bổ sung nhân lực và thiết bị từ nơi khác đến hiện trường. Hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương và tuân thủ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các bộ, ngành và các chuyên gia. Tại cuộc họp, tỉnh này đã thống nhất, hoàn thiện phương án và ra quyết định thành lập Tổ Điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Kênh Rọc Sen để điều hành thi công phương án cứu hộ, cứu nạn tại công trình. Sau khi bàn bạc, tính toán những rủi ro, tỉnh đã thống nhất phương án nhổ ống trụ bê tông qua nhiều bước, do hai đơn vị thi công cầu đường uy tín của Việt Nam tiến hành. Để nhổ ống trụ bê tông cần thêm một cần cẩu 80 tấn hoặc ít nhất 50 tấn, bổ sung cho hai cẩu 50 tấn và 35 tấn hiện có ở công trường. Theo phương án đã được tỉnh thống nhất, cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành một bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi tầng 1). Từ đáy tầng 1, dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông (tạm gọi tầng 2). Sau đó đất xung quanh trụ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Sau khi tiếp cận đáy trụ sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc trụ bê tông lên. Theo ông Lê Hoàng Bảo - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp, địa phương đã thống nhất phương án nhổ ống cọc bê tông qua 11 bước. Các bước sẽ đảm bảo tính khả thi khi đáp ứng đủ thiết bị tại chỗ, thời gian cũng như độ an toàn cho đơn vị thi công. Trước đó, trưa ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (SN 2012; ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) cùng nhóm trẻ đi vào công trường cầu Kênh Rọc Sen để nhặt phế liệu. Tại đây, Hạo Nam lọt vào trong lòng trụ bê tông D500 tại mố MA (trụ C1-MA) có đường kính ngoài 50 cm, đường kính trong 25 cm. Tại thời điểm xảy ra sự cố, công trường ngừng làm việc và công nhân đang nghỉ trưa. Quá trình giải cứu bé Hạo Nam, yếu tố cản trở cứu nạn là do ảnh hưởng về địa chất địa tầng, thiết bị được vận chuyển từ nơi xa đến nên lực lượng chức năng không thể chủ động được, phải thay đổi nhiều phương án cứu hộ. Đây là lý do chậm rút trụ bê tông lên theo như dự tính trước đó. Ngày 4/1, sau khi trao đổi thông tin với cơ quan pháp y và gia đình, đơn vị cứu nạn kết luận Thái Lý Hạo Nam đã tử vong. Thông tin này được ông ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp xác nhận với báo chí. Nguyên nhân chính là nạn nhân bị đa chấn thương, thiếu dưỡng khí và nhiệt độ thấp. Kể lại thời điểm bé Hạo Nam gặp nạn, Đại úy Nguyễn Phương Hồng - Công an viên xã Phú Lợi cho biết, thời điểm đó anh Hồng cùng anh Tấn Tài (cha của bé Hạo Nam) tiến hành thả dây oxy xuống. Cha Hạo Nam kể lại ban đầu, anh có gọi tên bé "Con có ở dưới đó không", được bé Nam trả lời lại "Ba ơi cứu con". Tuy nhiên, một lúc sau thì bé dần im lặng. "Đây là tình huống rất đau xót. Vị trí lỗ của ống cọc bê tông quá nhỏ. Phải chi bé Nam tương tác lại, đội còn xác định em đang ở vị trí nào, tiện cho việc cung cấp oxy và nước uống xuống phía dưới. Tuy nhiên do lòng ống sâu, miệng ống hẹp nên đội không thực hiện được các biện pháp nghiệp vụ", anh Hồng nhớ lại. Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương triển khai phương án đề ra, sớm đưa thi thể bé Hạo Nam về an táng.>>> Mời độc giả xem thêm video Bình Định: Va chạm với xe đầu kéo, một phụ nữ tử vong
Thông tin mới nhất về diễn biến cứu nạn trong vụ bé trai 10 rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, ngày 7/1 đến sáng 8/1, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đang cấp bách triển khai công việc nhấc trụ bê tông lên khỏi mặt đất theo phương án khả thi đã được thống nhất.
Hiện các công nhân đang tiến hành đóng cọc ván thép có chiều dài 18m xung quanh trụ bê tông. Đồng thời, Tổ Điều hành đang huy động, bổ sung nhân lực và thiết bị từ nơi khác đến hiện trường. Hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương và tuân thủ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các bộ, ngành và các chuyên gia. Tại cuộc họp, tỉnh này đã thống nhất, hoàn thiện phương án và ra quyết định thành lập Tổ Điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Kênh Rọc Sen để điều hành thi công phương án cứu hộ, cứu nạn tại công trình.
Sau khi bàn bạc, tính toán những rủi ro, tỉnh đã thống nhất phương án nhổ ống trụ bê tông qua nhiều bước, do hai đơn vị thi công cầu đường uy tín của Việt Nam tiến hành. Để nhổ ống trụ bê tông cần thêm một cần cẩu 80 tấn hoặc ít nhất 50 tấn, bổ sung cho hai cẩu 50 tấn và 35 tấn hiện có ở công trường.
Theo phương án đã được tỉnh thống nhất, cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành một bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi tầng 1). Từ đáy tầng 1, dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông (tạm gọi tầng 2). Sau đó đất xung quanh trụ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Sau khi tiếp cận đáy trụ sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc trụ bê tông lên.
Theo ông Lê Hoàng Bảo - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp, địa phương đã thống nhất phương án nhổ ống cọc bê tông qua 11 bước. Các bước sẽ đảm bảo tính khả thi khi đáp ứng đủ thiết bị tại chỗ, thời gian cũng như độ an toàn cho đơn vị thi công.
Trước đó, trưa ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (SN 2012; ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) cùng nhóm trẻ đi vào công trường cầu Kênh Rọc Sen để nhặt phế liệu. Tại đây, Hạo Nam lọt vào trong lòng trụ bê tông D500 tại mố MA (trụ C1-MA) có đường kính ngoài 50 cm, đường kính trong 25 cm. Tại thời điểm xảy ra sự cố, công trường ngừng làm việc và công nhân đang nghỉ trưa.
Quá trình giải cứu bé Hạo Nam, yếu tố cản trở cứu nạn là do ảnh hưởng về địa chất địa tầng, thiết bị được vận chuyển từ nơi xa đến nên lực lượng chức năng không thể chủ động được, phải thay đổi nhiều phương án cứu hộ. Đây là lý do chậm rút trụ bê tông lên theo như dự tính trước đó.
Ngày 4/1, sau khi trao đổi thông tin với cơ quan pháp y và gia đình, đơn vị cứu nạn kết luận Thái Lý Hạo Nam đã tử vong. Thông tin này được ông ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp xác nhận với báo chí. Nguyên nhân chính là nạn nhân bị đa chấn thương, thiếu dưỡng khí và nhiệt độ thấp.
Kể lại thời điểm bé Hạo Nam gặp nạn, Đại úy Nguyễn Phương Hồng - Công an viên xã Phú Lợi cho biết, thời điểm đó anh Hồng cùng anh Tấn Tài (cha của bé Hạo Nam) tiến hành thả dây oxy xuống. Cha Hạo Nam kể lại ban đầu, anh có gọi tên bé "Con có ở dưới đó không", được bé Nam trả lời lại "Ba ơi cứu con". Tuy nhiên, một lúc sau thì bé dần im lặng.
"Đây là tình huống rất đau xót. Vị trí lỗ của ống cọc bê tông quá nhỏ. Phải chi bé Nam tương tác lại, đội còn xác định em đang ở vị trí nào, tiện cho việc cung cấp oxy và nước uống xuống phía dưới. Tuy nhiên do lòng ống sâu, miệng ống hẹp nên đội không thực hiện được các biện pháp nghiệp vụ", anh Hồng nhớ lại.
Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương triển khai phương án đề ra, sớm đưa thi thể bé Hạo Nam về an táng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bình Định: Va chạm với xe đầu kéo, một phụ nữ tử vong