Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo bị đưa ra xét xử từ ngày 5/3 trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Bà Trương Mỹ Lan là người chỉ đạo cấp dưới “rút ruột” hơn 1 triệu tỷ đồng từ SCB, chiếm đoạt của ngân hàng này hơn 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Chu Lập Cơ – chồng bà Trương Mỹ Lan: Ông Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ, doanh nhân Hong Kong) bị cáo buộc đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt và gây hậu quả đặc biệt lớn cho ngân hàng SCB. Chu Lập Cơ đã ký biên bản và quyết định đại hội cổ đông của công ty Time Square để bảo lãnh nợ vay cho 73 khoản vay, gân thiệt hại cho ngân hàng SCB hơn 9.000 tỷ. Trương Huệ Vân – Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Trương Huệ Vân, cháu của bà Lan bị cáo buộc chỉ đạo nhân viên thành lập, sử dụng 52 công ty “ma” và 4 công ty có hoạt động để tạo lập 155 khoản vay khống để bị cáo Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân rút tiền từ Ngân hàng SCB, giúp sức tích cực cho bà Lan chiếm đoạt gần 1100 tỷ đồng. Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB đã giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan trong việc lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Ông Thành đã đồng ý cho 268 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát vay 479 khoản. Tính đến ngày 17/10/2022, dư nợ của nhóm khách trên là hơn 422.000 tỷ đồng. Hành vi của ông Thành gây thiệt hại số tiền 99.000 tỷ đồng. Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB bị cáo buộc đã ký hợp thức hóa 611 khoản vay, giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 104.260 tỷ đồng. Nguyễn Thị Thu Sương, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, từ ngày 25/7/2012 - 30/7/2013 đã ký hợp thức 79 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 6.989 tỷ đồng. Chiêm Minh Dũng, cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn. Từ ngày 20/11/2012 - 4/4/2019, Chiêm Minh Dũng đã ký hợp thức 362 khoản vay, gây thiệt hại hơn 140.713 tỷ đồng. Trầm Thích Tồn, cựu Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn. Từ ngày 25/7/2012 - 24/5/2013, Trầm Thích Tồn đã ký hợp thức 80 khoản vay, gây thiệt hại số tiền hơn 7.176 tỷ đồng. Nguyễn Lâm Anh Vũ với vai trò Phó Giám đốc Ngân hàng SCB – chi nhánh Bến Thành, từ ngày 13/8/2014 - 31/8/2015 đã ký hợp thức hồ sơ 112 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 3.762 tỷ đồng, giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB bị cáo buộc ký hợp thức 386 khoản vay, giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt gần 183.000 tỷ đồng. Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB ký hợp thức 617 khoản vay, giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 200.000 tỷ đồng từ SCB. (Ảnh các bị cáo tại phiên xét xử. Tiền Phong) Tạ Chiêu Trung, Tổng giám đốc Công ty Tài chính Việt Vĩnh Phú, cựu Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB bị cáo buộc đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.400 tỷ đồng và gây thiệt hại cho SCB số tiền nợ lãi 4.773 tỷ đồng. Võ Tấn Hoàng Văn, nguyên Tổng Giám đốc SCB ký hợp thức hồ sơ 638 khoản vay, giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 192.434 tỷ đồng. Hồ Bửu Phương, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Vạn Thịnh Phát lên phương án “giải quỹ” các khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt gần 163.200 tỷ đồng. Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục 2 Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước bị cáo buộc nhận 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỷ đồng) từ các lãnh đạo ngân hàng SCB để bao che, bưng bít cho sai phạm của Ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan.Các bị cáo còn lại gồm các cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; các cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Trong quá trình điều tra, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi sai phạm, thực hiện theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan. Theo cáo trạng, từ 2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần như tuyệt đối của SCB (91,5% cổ phần). Từ đó, Trương Mỹ Lan thao túng toàn bộ hoạt động của SCB. Trương Mỹ Lan tuyển chọn, đưa các cá nhân thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại SCB, trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng như: Nguyễn Thị Thu Sương, Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Tạ Chiêu Trung, Trầm Thích Tồn, Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung,… Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân. Mỗi khi cần rút tiền của SCB, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung (SCB) phối hợp, câu kết với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê/nhờ đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty “ma” đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký. Trương Mỹ Lan cũng thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân. Đồng thời, bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước làm trái công vụ. >>> Mời độc giả xem thêm video Bị bắt vì lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Hòa thượng “dởm” khai gì?
Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo bị đưa ra xét xử từ ngày 5/3 trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Bà Trương Mỹ Lan là người chỉ đạo cấp dưới “rút ruột” hơn 1 triệu tỷ đồng từ SCB, chiếm đoạt của ngân hàng này hơn 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh.
Chu Lập Cơ – chồng bà Trương Mỹ Lan: Ông Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ, doanh nhân Hong Kong) bị cáo buộc đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt và gây hậu quả đặc biệt lớn cho ngân hàng SCB. Chu Lập Cơ đã ký biên bản và quyết định đại hội cổ đông của công ty Time Square để bảo lãnh nợ vay cho 73 khoản vay, gân thiệt hại cho ngân hàng SCB hơn 9.000 tỷ.
Trương Huệ Vân – Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Trương Huệ Vân, cháu của bà Lan bị cáo buộc chỉ đạo nhân viên thành lập, sử dụng 52 công ty “ma” và 4 công ty có hoạt động để tạo lập 155 khoản vay khống để bị cáo Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân rút tiền từ Ngân hàng SCB, giúp sức tích cực cho bà Lan chiếm đoạt gần 1100 tỷ đồng.
Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB đã giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan trong việc lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Ông Thành đã đồng ý cho 268 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát vay 479 khoản. Tính đến ngày 17/10/2022, dư nợ của nhóm khách trên là hơn 422.000 tỷ đồng. Hành vi của ông Thành gây thiệt hại số tiền 99.000 tỷ đồng.
Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB bị cáo buộc đã ký hợp thức hóa 611 khoản vay, giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 104.260 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Thu Sương, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, từ ngày 25/7/2012 - 30/7/2013 đã ký hợp thức 79 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 6.989 tỷ đồng.
Chiêm Minh Dũng, cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn. Từ ngày 20/11/2012 - 4/4/2019, Chiêm Minh Dũng đã ký hợp thức 362 khoản vay, gây thiệt hại hơn 140.713 tỷ đồng.
Trầm Thích Tồn, cựu Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn. Từ ngày 25/7/2012 - 24/5/2013, Trầm Thích Tồn đã ký hợp thức 80 khoản vay, gây thiệt hại số tiền hơn 7.176 tỷ đồng.
Nguyễn Lâm Anh Vũ với vai trò Phó Giám đốc Ngân hàng SCB – chi nhánh Bến Thành, từ ngày 13/8/2014 - 31/8/2015 đã ký hợp thức hồ sơ 112 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 3.762 tỷ đồng, giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.
Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB bị cáo buộc ký hợp thức 386 khoản vay, giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt gần 183.000 tỷ đồng.
Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB ký hợp thức 617 khoản vay, giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 200.000 tỷ đồng từ SCB. (Ảnh các bị cáo tại phiên xét xử. Tiền Phong)
Tạ Chiêu Trung, Tổng giám đốc Công ty Tài chính Việt Vĩnh Phú, cựu Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB bị cáo buộc đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.400 tỷ đồng và gây thiệt hại cho SCB số tiền nợ lãi 4.773 tỷ đồng.
Võ Tấn Hoàng Văn, nguyên Tổng Giám đốc SCB ký hợp thức hồ sơ 638 khoản vay, giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 192.434 tỷ đồng.
Hồ Bửu Phương, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Vạn Thịnh Phát lên phương án “giải quỹ” các khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt gần 163.200 tỷ đồng.
Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục 2 Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước bị cáo buộc nhận 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỷ đồng) từ các lãnh đạo ngân hàng SCB để bao che, bưng bít cho sai phạm của Ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan.
Các bị cáo còn lại gồm các cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; các cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Trong quá trình điều tra, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi sai phạm, thực hiện theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Theo cáo trạng, từ 2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần như tuyệt đối của SCB (91,5% cổ phần). Từ đó, Trương Mỹ Lan thao túng toàn bộ hoạt động của SCB. Trương Mỹ Lan tuyển chọn, đưa các cá nhân thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại SCB, trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng như: Nguyễn Thị Thu Sương, Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Tạ Chiêu Trung, Trầm Thích Tồn, Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung,…
Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân. Mỗi khi cần rút tiền của SCB, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung (SCB) phối hợp, câu kết với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê/nhờ đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty “ma” đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký.
Trương Mỹ Lan cũng thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân. Đồng thời, bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước làm trái công vụ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bị bắt vì lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Hòa thượng “dởm” khai gì?