Bộ TN-MT kiểm tra các điểm xử lý rác thải tại khu vực Tây Bắc Củ Chi: Ngày 18/8, Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thành lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc huyện Củ Chi, TP HCM. Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, sẽ kiểm tra cơ sở xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar. (Ảnh Dân Trí)Vừa qua, Báo Dân trí đăng tải loạt bài phản ánh về thực trạng ô nhiễm môi trường xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, TP HCM) những năm gần đây khiến người dân sống trong khốn khổ. Hiện nay công suất xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa khoảng 1.000 tấn rác/ngày; nhà máy của Công ty Vietstar khoảng 2.000 tấn rác/ngày. Các nhà máy của 2 doanh nghiệp này sử dụng dây chuyền công nghệ đốt rác phát điện để xử lý, thay thế việc chôn lấp thủ công như trước đây. Tuy nhiên, nhiều năm nay người dân địa phương vẫn "kêu trời" vì ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải. (Ảnh Dân Trí) Bãi rác lộ thiên nằm cạnh khu dân cư: Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân liên quan đến việc bãi xử lý rác của xã Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) có vị trí ngay gần khu dân cư, chỉ cách khoảng 300m, thường xuyên bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm. "Chúng tôi sống gần bãi rác này, gió theo chiều nào người dân ở khu đó phải chịu khổ. Nhà chúng tôi phải thường xuyên phun thuốc ruồi, hôm nào quên không phun là ruồi nhiều như đỗ đen. Đợt vừa rồi bãi rác còn cháy âm ỉ suốt 2 tháng trời. Không biết xử lý chôn lấp kiểu gì mà rác cứ thành đống, đứng ngoài cũng nhìn thấy" - ông Lưu Công Ích (66 tuổi; người dân thôn Thịnh Phú, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng) nói. (Ảnh Báo Lao Động)Ông Trần Văn Tĩnh (64 tuổi, trông coi bãi rác xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng) cho biết: "Bãi rác này rộng khoảng 1 ha, được quy hoạch xây dựng từ năm 2010. Thông thường 1 năm tiến hành chôn lấp 1 lần, tốn kém lắm vì phải dùng máy xúc múc rác lên xong phủ bạt, đất lên trên". Một vị lãnh đạo xã Nghĩa Bình cho biết: "Ở xã Nghĩa Bình, rác sau khi thu gom xong sẽ được phân loại sau đó xử lý bằng thuốc diệt khuẩn, rắc vôi rồi phủ bạt và lấp đất lên để trồng cây xanh, được thực hiện định kỳ 1 lần/tháng". Tuy nhiên, thời điểm phóng viên ghi nhận toàn bộ rác thải đang để lộ thiên, không được chôn lấp. (Ảnh Báo Lao Động) Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải: Ngày 17/8, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương có công văn yêu cầu tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Trong đó, 7 huyện, thành phố có hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, tỉnh Hải Dương đi qua cần xác định các nguồn xả nước thải vào hệ thống thủy lợi này; rà soát hệ thống thoát nước thải của khu dân cư cũ, làng nghề, cơ sở chăn nuôi dọc hai bên bờ sông và đề xuất mô hình trạm xử lý nước thải tập trung phù hợp để triển khai xây dựng. Hơn 70% trong đó là nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ sở chăn nuôi, hầu hết đều xả trực tiếp ra hệ thống Bắc Hưng Hải. (Ảnh TTXVN)Trong khi đó, đây là công trình thủy lợi quan trọng, phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh của 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng rà soát các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến nước thải; nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải theo hướng nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn Việt Nam.... (Ảnh TTXVN) Người dân ngăn xe chở rác vào bãi rác An Hiệp: Ngày 17/8, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức hội nghị thông tin báo chí về kết quả khắc phục sự cố môi trường xảy ra ở bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Theo đó, đến nay đã hơn 1 tháng, nhiều người dân sinh sống ở xã An Đức và xã An Hiệp vẫn tiếp tục "cố thủ" ngăn chặn không cho xe chở rác vào bãi rác An Hiệp, mặc dù chính quyền địa phương đã khắc phục cơ bản sự cố môi trường tại bãi rác này. (Ảnh Lao Động)Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho hay, về việc người dân vẫn phản đối, ngăn không cho xe chở rác vào bãi rác An Hiệp, tỉnh và các ngành chức năng cùng chính quyền địa phương nỗ lực lắng nghe, tuyên truyền, vận động để người dân đồng thuận cho xe chở rác vào. Còn trường hợp người dân kiên quyết phản đối, sẽ xin ý kiến lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy để có phương án giải quyết. (Ảnh Lao Động) Bãi rác quá tải, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường: Nhiều hộ dân ở ấp Tân Lợi (xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) phản ánh nhiều năm qua, bãi rác thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh luôn trong tình trạng quá tải, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, môi trường sống và đất canh tác. Đỉnh điểm, chiều 16/8, tường rào tại bãi rác này bị đổ sập do quá tải (đoạn tường đổ sập dài khoảng 50 mét), rác thải tràn qua đất canh tác của người dân. (Ảnh TTXVN)Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hưng đã kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh và các sở, ngành liên quan, sớm có biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương theo nguyện vọng của người dân, đồng thời yêu cầu Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh nhanh chóng khắc phục, xử lý hậu quả về tình trạng ô nhiễm môi trường, xem xét bồi thường thiệt hại hoa màu để người dân an tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. (Ảnh TTXVN) Bãi rác bốc mùi, người dân đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang: Vào tháng 7/2023, nhiều hộ dân sống xung quang bãi rác của huyện Yên Định (nằm trên địa bàn thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, họ đang phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân được xuất phát từ bãi rác của huyện. Theo phản ánh, người dân đã liên tục phản ánh đến chính quyền địa phương, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết dứt điểm. Trong khi, có người đi ngủ còn phải đeo khẩu trang vì mùi hôi thối. (Ảnh Công Lý)Được biết, bãi rác này trước đây thuộc quản lý, vận hành của chính quyền địa phương, nhưng sau đó đã được bàn giao cho một đơn vị tư nhân để đầu tư, nâng cấp công nghệ xử lý rác. Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Văn Tiến – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định cho biết: “Do đơn vị này đang bị hỏng đường điện, quá tải, chạy quá công suất nên họ đang làm trạm mới. Chắc do thủ tục làm điện mới đang chậm nên họ còn ít rác tồn. Huyện cũng đang chỉ đạo để họ nhanh chóng hoàn thiện thủ tục”. (Ảnh Công Lý)>>> Xem thêm video: TP. HCM xuất hiện sương mù: Báo động ô nhiễm không khí. Nguồn: VTV 24.
Bộ TN-MT kiểm tra các điểm xử lý rác thải tại khu vực Tây Bắc Củ Chi: Ngày 18/8, Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thành lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc huyện Củ Chi, TP HCM. Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, sẽ kiểm tra cơ sở xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar. (Ảnh Dân Trí)
Vừa qua, Báo Dân trí đăng tải loạt bài phản ánh về thực trạng ô nhiễm môi trường xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, TP HCM) những năm gần đây khiến người dân sống trong khốn khổ. Hiện nay công suất xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa khoảng 1.000 tấn rác/ngày; nhà máy của Công ty Vietstar khoảng 2.000 tấn rác/ngày. Các nhà máy của 2 doanh nghiệp này sử dụng dây chuyền công nghệ đốt rác phát điện để xử lý, thay thế việc chôn lấp thủ công như trước đây. Tuy nhiên, nhiều năm nay người dân địa phương vẫn "kêu trời" vì ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải. (Ảnh Dân Trí)
Bãi rác lộ thiên nằm cạnh khu dân cư: Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân liên quan đến việc bãi xử lý rác của xã Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) có vị trí ngay gần khu dân cư, chỉ cách khoảng 300m, thường xuyên bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm. "Chúng tôi sống gần bãi rác này, gió theo chiều nào người dân ở khu đó phải chịu khổ. Nhà chúng tôi phải thường xuyên phun thuốc ruồi, hôm nào quên không phun là ruồi nhiều như đỗ đen. Đợt vừa rồi bãi rác còn cháy âm ỉ suốt 2 tháng trời. Không biết xử lý chôn lấp kiểu gì mà rác cứ thành đống, đứng ngoài cũng nhìn thấy" - ông Lưu Công Ích (66 tuổi; người dân thôn Thịnh Phú, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng) nói. (Ảnh Báo Lao Động)
Ông Trần Văn Tĩnh (64 tuổi, trông coi bãi rác xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng) cho biết: "Bãi rác này rộng khoảng 1 ha, được quy hoạch xây dựng từ năm 2010. Thông thường 1 năm tiến hành chôn lấp 1 lần, tốn kém lắm vì phải dùng máy xúc múc rác lên xong phủ bạt, đất lên trên". Một vị lãnh đạo xã Nghĩa Bình cho biết: "Ở xã Nghĩa Bình, rác sau khi thu gom xong sẽ được phân loại sau đó xử lý bằng thuốc diệt khuẩn, rắc vôi rồi phủ bạt và lấp đất lên để trồng cây xanh, được thực hiện định kỳ 1 lần/tháng". Tuy nhiên, thời điểm phóng viên ghi nhận toàn bộ rác thải đang để lộ thiên, không được chôn lấp. (Ảnh Báo Lao Động)
Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải: Ngày 17/8, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương có công văn yêu cầu tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Trong đó, 7 huyện, thành phố có hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, tỉnh Hải Dương đi qua cần xác định các nguồn xả nước thải vào hệ thống thủy lợi này; rà soát hệ thống thoát nước thải của khu dân cư cũ, làng nghề, cơ sở chăn nuôi dọc hai bên bờ sông và đề xuất mô hình trạm xử lý nước thải tập trung phù hợp để triển khai xây dựng. Hơn 70% trong đó là nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ sở chăn nuôi, hầu hết đều xả trực tiếp ra hệ thống Bắc Hưng Hải. (Ảnh TTXVN)
Trong khi đó, đây là công trình thủy lợi quan trọng, phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh của 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng rà soát các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến nước thải; nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải theo hướng nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn Việt Nam.... (Ảnh TTXVN)
Người dân ngăn xe chở rác vào bãi rác An Hiệp: Ngày 17/8, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức hội nghị thông tin báo chí về kết quả khắc phục sự cố môi trường xảy ra ở bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Theo đó, đến nay đã hơn 1 tháng, nhiều người dân sinh sống ở xã An Đức và xã An Hiệp vẫn tiếp tục "cố thủ" ngăn chặn không cho xe chở rác vào bãi rác An Hiệp, mặc dù chính quyền địa phương đã khắc phục cơ bản sự cố môi trường tại bãi rác này. (Ảnh Lao Động)
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho hay, về việc người dân vẫn phản đối, ngăn không cho xe chở rác vào bãi rác An Hiệp, tỉnh và các ngành chức năng cùng chính quyền địa phương nỗ lực lắng nghe, tuyên truyền, vận động để người dân đồng thuận cho xe chở rác vào. Còn trường hợp người dân kiên quyết phản đối, sẽ xin ý kiến lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy để có phương án giải quyết. (Ảnh Lao Động)
Bãi rác quá tải, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường: Nhiều hộ dân ở ấp Tân Lợi (xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) phản ánh nhiều năm qua, bãi rác thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh luôn trong tình trạng quá tải, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, môi trường sống và đất canh tác. Đỉnh điểm, chiều 16/8, tường rào tại bãi rác này bị đổ sập do quá tải (đoạn tường đổ sập dài khoảng 50 mét), rác thải tràn qua đất canh tác của người dân. (Ảnh TTXVN)
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hưng đã kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh và các sở, ngành liên quan, sớm có biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương theo nguyện vọng của người dân, đồng thời yêu cầu Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Tây Ninh nhanh chóng khắc phục, xử lý hậu quả về tình trạng ô nhiễm môi trường, xem xét bồi thường thiệt hại hoa màu để người dân an tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. (Ảnh TTXVN)
Bãi rác bốc mùi, người dân đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang: Vào tháng 7/2023, nhiều hộ dân sống xung quang bãi rác của huyện Yên Định (nằm trên địa bàn thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, họ đang phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân được xuất phát từ bãi rác của huyện. Theo phản ánh, người dân đã liên tục phản ánh đến chính quyền địa phương, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết dứt điểm. Trong khi, có người đi ngủ còn phải đeo khẩu trang vì mùi hôi thối. (Ảnh Công Lý)
Được biết, bãi rác này trước đây thuộc quản lý, vận hành của chính quyền địa phương, nhưng sau đó đã được bàn giao cho một đơn vị tư nhân để đầu tư, nâng cấp công nghệ xử lý rác. Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Văn Tiến – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định cho biết: “Do đơn vị này đang bị hỏng đường điện, quá tải, chạy quá công suất nên họ đang làm trạm mới. Chắc do thủ tục làm điện mới đang chậm nên họ còn ít rác tồn. Huyện cũng đang chỉ đạo để họ nhanh chóng hoàn thiện thủ tục”. (Ảnh Công Lý)