Gần đây, thông tin vụ bé trai 6 tuổi nghi nghi bị bắt cóc ở Quảng Bình khiến dư luận dậy sóng. Vào khoảng 17h30 ngày 3/7, sau khi nấu cơm xong, chị Dương Thị Thảo (phố Trường Sơn, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) quay ra sân gọi con trai là cháu Trần Trung Nghĩa (tên ở nhà là Nô) thì không thấy con đâu. Gia đình vội vàng đi tìm bé và đăng tải thông tin về bé Nghĩa khắp các diễn đàn xã hội. Vụ việc lại một lần nữa khiến các bậc phụ huynh nhận ra sự cần thiết trang bị cho con những kỹ năng xử lý để tránh và thoát khỏi những vụ bắt cóc. Ảnh minh họa. Nguồn: Daily Pakistan.Để tránh nguy cơ bị bắt cóc, cha mẹ có thể dạy con từ chối các món quà của người xấu, người lạ để rủ trẻ đi chơi, đi ra những nơi không có cha mẹ người thân của trẻ đi cùng.Giải thích cho trẻ về người lạ, người xấu. Đặc biệt, khi có đề nghị từ những người này thì trẻ có thể từ chối hoặc từ chối bằng cách cho người lạ - người xấu kia biết trẻ cần hỏi ý kiến của người thân, cha mẹ và lập tức tìm đến nơi an toàn gần nhất.Vì vậy, có một bí quyết mà bố mẹ nào cũng nên dạy trẻ là hãy tạo mật mã riêng của gia đình, dặn trẻ không đi với ai nếu họ không biết mật mã này.Dạy con khi con đi đến những chỗ lạ và khi con ở nhà một mình, đề cao cảnh giác, không nên cho người lạ vào nhà hoặc tiếp xúc với họ quá lâu.Nếu có người xưng là những người bạn thân của bố mẹ, nhân viên thu tiền điện, giao hàng... thì cũng không nên mở cửa cho họ vào nhà mà nên gọi điện cho bố mẹ để hỏi rõ về những người này.Khi chờ bố mẹ hoặc người thân đến đón sau khi tan học, cần chờ ở trong lớp cùng thầy cô hoặc ở trong trường. Nếu có ai đến đón mà không trong thông báo dự kiến ban đầu, trẻ sẽ nhờ cô giáo hoặc chính mình gọi điện xác minh với bố mẹ. Không tùy tiện đi theo người khác khi không có sự đồng ý của thầy cô hoặc cha mẹ.Ghi nhớ các thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại người thân hoặc thầy cô là điều mà cha mẹ cần dạy con.Hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như: quầy thông báo tại siêu thị; đồn công an… mỗi khi đi siêu thị hoặc đi ngang qua những nơi giúp trẻ có thể nhận diện đó là đồn công an.Ngoài ra, cha mẹ nên cùng con xem các clip, tranh vẽ, truyện... mô phỏng các tình huống thiếu an toàn với trẻ khi không ở gần bố mẹ, chúng ta có thể cùng xem với con và khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ trong những tình huống tương tự nếu gặp phải.Trong 84% các vụ bắt cóc thất bại, trẻ thoát được nhờ hành động của chính mình, 35% chủ động chống cự và 49% bỏ chạy. Do đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn con vài kỹ năng để đối phó với hung thủ. Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ phải la lên hết sức và chống cự bằng mọi cách. Tìm cách báo động cho người khác biết mình bị hại.Tuy nhiên, nếu tên bắt cóc có vũ khí như dao, súng... thì trẻ không nên kháng cự vì có thể sẽ bị hại.Nếu được cha mẹ trang bị thiết bị định vị, trẻ cần giữ gìn chúng cẩn thận và dùng chúng để cầu cứu.Nhắc con để lại bất kỳ dấu vết nào để người thân, cảnh sát dễ tìm kiếm. Một chiếc mũ, giày, cúc áo, bút... đều có thể tăng thêm cơ hội tìm kiếm trẻ bị bắt cóc.
Gần đây, thông tin vụ bé trai 6 tuổi nghi nghi bị bắt cóc ở Quảng Bình khiến dư luận dậy sóng. Vào khoảng 17h30 ngày 3/7, sau khi nấu cơm xong, chị Dương Thị Thảo (phố Trường Sơn, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) quay ra sân gọi con trai là cháu Trần Trung Nghĩa (tên ở nhà là Nô) thì không thấy con đâu. Gia đình vội vàng đi tìm bé và đăng tải thông tin về bé Nghĩa khắp các diễn đàn xã hội. Vụ việc lại một lần nữa khiến các bậc phụ huynh nhận ra sự cần thiết trang bị cho con những kỹ năng xử lý để tránh và thoát khỏi những vụ bắt cóc. Ảnh minh họa. Nguồn: Daily Pakistan.
Để tránh nguy cơ bị bắt cóc, cha mẹ có thể dạy con từ chối các món quà của người xấu, người lạ để rủ trẻ đi chơi, đi ra những nơi không có cha mẹ người thân của trẻ đi cùng.
Giải thích cho trẻ về người lạ, người xấu. Đặc biệt, khi có đề nghị từ những người này thì trẻ có thể từ chối hoặc từ chối bằng cách cho người lạ - người xấu kia biết trẻ cần hỏi ý kiến của người thân, cha mẹ và lập tức tìm đến nơi an toàn gần nhất.
Vì vậy, có một bí quyết mà bố mẹ nào cũng nên dạy trẻ là hãy tạo mật mã riêng của gia đình, dặn trẻ không đi với ai nếu họ không biết mật mã này.
Dạy con khi con đi đến những chỗ lạ và khi con ở nhà một mình, đề cao cảnh giác, không nên cho người lạ vào nhà hoặc tiếp xúc với họ quá lâu.
Nếu có người xưng là những người bạn thân của bố mẹ, nhân viên thu tiền điện, giao hàng... thì cũng không nên mở cửa cho họ vào nhà mà nên gọi điện cho bố mẹ để hỏi rõ về những người này.
Khi chờ bố mẹ hoặc người thân đến đón sau khi tan học, cần chờ ở trong lớp cùng thầy cô hoặc ở trong trường. Nếu có ai đến đón mà không trong thông báo dự kiến ban đầu, trẻ sẽ nhờ cô giáo hoặc chính mình gọi điện xác minh với bố mẹ. Không tùy tiện đi theo người khác khi không có sự đồng ý của thầy cô hoặc cha mẹ.
Ghi nhớ các thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại người thân hoặc thầy cô là điều mà cha mẹ cần dạy con.
Hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như: quầy thông báo tại siêu thị; đồn công an… mỗi khi đi siêu thị hoặc đi ngang qua những nơi giúp trẻ có thể nhận diện đó là đồn công an.
Ngoài ra, cha mẹ nên cùng con xem các clip, tranh vẽ, truyện... mô phỏng các tình huống thiếu an toàn với trẻ khi không ở gần bố mẹ, chúng ta có thể cùng xem với con và khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ trong những tình huống tương tự nếu gặp phải.
Trong 84% các vụ bắt cóc thất bại, trẻ thoát được nhờ hành động của chính mình, 35% chủ động chống cự và 49% bỏ chạy. Do đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn con vài kỹ năng để đối phó với hung thủ. Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ phải la lên hết sức và chống cự bằng mọi cách. Tìm cách báo động cho người khác biết mình bị hại.
Tuy nhiên, nếu tên bắt cóc có vũ khí như dao, súng... thì trẻ không nên kháng cự vì có thể sẽ bị hại.
Nếu được cha mẹ trang bị thiết bị định vị, trẻ cần giữ gìn chúng cẩn thận và dùng chúng để cầu cứu.
Nhắc con để lại bất kỳ dấu vết nào để người thân, cảnh sát dễ tìm kiếm. Một chiếc mũ, giày, cúc áo, bút... đều có thể tăng thêm cơ hội tìm kiếm trẻ bị bắt cóc.