Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng Đà Nẵng (Sở Xây dựng Đà Nẵng) vừa thông báo thi tuyển phương án quy hoạch kiến trúc quảng trường hơn 1.000 tỷ đồng bên sông Hàn. Vị trí quy hoạch thuộc phường Thạch Thang (quận Hải Châu), với tổng diện tích 16,2 ha gồm 3 khu vực. Trong đó, khu A có diện tích 10,69ha, được giới hạn bởi các đường Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng, Quang Trung, bờ Tây sông Hàn. Khu B có diện tích 2,37ha, tại bến du thuyền (cảng sông Hàn). Khu C có diện tích 3,16ha, được giới hạn bởi các đường Trần Phú, Quang Trung, bờ Tây sông Hàn, cầu Sông Hàn. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc, cảnh quan khu vực quảng trường yêu cầu phải phù hợp với định hướng của Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 đã được phê duyệt, khu vực quy hoạch được xác định là quảng trường trung tâm của thành phố.Đồng thời, xác định đây là quảng trường lịch sử, văn hóa, nơi ghi nhận dấu ấn của người Đà Nẵng đại diện cho nhân dân cả nước đi đầu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, là địa chỉ giáo dục lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ. Giải pháp thiết kế cần đảm bảo yêu cầu quảng trường là một không gian công cộng lớn, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố và du khách; là một điểm đến năng động về đêm... Quảng trường, tượng đài nghìn tỷ dở dang, hoang phế: Được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt đầu tư xây dựng năm 2009, dự án Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh. Công trình nằm tại phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình với diện tích quy hoạch 34,23ha, tổng mức đầu tư là 1.543 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác. Dự kiến khi đưa vào sử dụng, quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế sẽ là khu trung tâm văn hóa cộng đồng quy mô lớn, đáp ứng các hoạt động văn hóa của tỉnh Ninh Bình.Tuy nhiên, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế vẫn chưa thể hoàn thành để đưa vào sử dụng. Nguyên nhân được chủ đầu tư cho biết là do khó khăn về nguồn vốn cũng như công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cũng vì thế, mà dự án này “treo” 8 năm qua, bị bỏ hoang giữa thành phố, cây cỏ mọc um tùm, mặc nắng mưa hủy hoại. Từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Ninh Bình 2 lần thay chủ đầu tư nhưng dự án vẫn không thể hoàn thành đúng tiến độ. Khi mới có quyết định đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình làm chủ đầu tư, đến tháng 11/2013, UBND thành phố Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư, tiếp tục thực hiện dự án. Đại diện UBND thành phố Ninh Bình cho biết, công tác GPMB được triển khai thực hiện từ năm 2010 với tổng số 181 hộ gia đình bị ảnh hưởng thuộc tổ dân phố Mía Đông, phường Ninh Khánh. Sau nhiều năm, đến nay công tác GPMB vẫn đang được đơn vị này... gấp rút thực hiện. Nhiều hạng mục vừa thi công xong đã xuất hiện những vết nứt “không đáng có”. Những hạng mục được xây dựng bằng đá xanh nguyên khối nhưng do không được duy tu, bảo dưỡng đã có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian để phơi nắng phơi mưa. Sơn La chi 1.400 tỷ đồng xây quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh: Vào năm 2015, Đề án xây tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc cùng quảng trường trung tâm thành phố Sơn La được HĐND tỉnh thông qua với kinh phí đầu tư 1.400 tỷ đồng. Quần thể được xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha gồm các hạng mục: nhóm tượng đài Hồ Chủ tịch (cao 5-8 m); quảng trường có sức chứa 20.000 người. Ngoài ra còn có đền thờ Hồ Chủ tịch; đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; bảo tàng tổng hợp... gần trục giao thông chính như phường Tô Hiệu, Chiềng Cơi, Quyết Thắng.Công trình có mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và xã hội hóa. Tượng đài Hồ Chủ tịch với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nằm trong quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030, được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 10/2014. Theo đề án, ngoài Sơn La, tượng đài lãnh tụ còn được xây dựng tại 14 tỉnh khác. Từ khi được khánh thành vào tháng 5/2019, Quảng trường Tây Bắc luôn là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động chính trị, văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La >>> Xem thêm video: Ngỡ ngàng cây cầu “đi trên mây” dùng tên lửa để xây dựng.
Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng Đà Nẵng (Sở Xây dựng Đà Nẵng) vừa thông báo thi tuyển phương án quy hoạch kiến trúc quảng trường hơn 1.000 tỷ đồng bên sông Hàn. Vị trí quy hoạch thuộc phường Thạch Thang (quận Hải Châu), với tổng diện tích 16,2 ha gồm 3 khu vực. Trong đó, khu A có diện tích 10,69ha, được giới hạn bởi các đường Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng, Quang Trung, bờ Tây sông Hàn.
Khu B có diện tích 2,37ha, tại bến du thuyền (cảng sông Hàn). Khu C có diện tích 3,16ha, được giới hạn bởi các đường Trần Phú, Quang Trung, bờ Tây sông Hàn, cầu Sông Hàn. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc, cảnh quan khu vực quảng trường yêu cầu phải phù hợp với định hướng của Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 đã được phê duyệt, khu vực quy hoạch được xác định là quảng trường trung tâm của thành phố.
Đồng thời, xác định đây là quảng trường lịch sử, văn hóa, nơi ghi nhận dấu ấn của người Đà Nẵng đại diện cho nhân dân cả nước đi đầu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, là địa chỉ giáo dục lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ. Giải pháp thiết kế cần đảm bảo yêu cầu quảng trường là một không gian công cộng lớn, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố và du khách; là một điểm đến năng động về đêm...
Quảng trường, tượng đài nghìn tỷ dở dang, hoang phế: Được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt đầu tư xây dựng năm 2009, dự án Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh. Công trình nằm tại phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình với diện tích quy hoạch 34,23ha, tổng mức đầu tư là 1.543 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác. Dự kiến khi đưa vào sử dụng, quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế sẽ là khu trung tâm văn hóa cộng đồng quy mô lớn, đáp ứng các hoạt động văn hóa của tỉnh Ninh Bình.
Tuy nhiên, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế vẫn chưa thể hoàn thành để đưa vào sử dụng. Nguyên nhân được chủ đầu tư cho biết là do khó khăn về nguồn vốn cũng như công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cũng vì thế, mà dự án này “treo” 8 năm qua, bị bỏ hoang giữa thành phố, cây cỏ mọc um tùm, mặc nắng mưa hủy hoại. Từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Ninh Bình 2 lần thay chủ đầu tư nhưng dự án vẫn không thể hoàn thành đúng tiến độ. Khi mới có quyết định đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình làm chủ đầu tư, đến tháng 11/2013, UBND thành phố Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư, tiếp tục thực hiện dự án.
Đại diện UBND thành phố Ninh Bình cho biết, công tác GPMB được triển khai thực hiện từ năm 2010 với tổng số 181 hộ gia đình bị ảnh hưởng thuộc tổ dân phố Mía Đông, phường Ninh Khánh. Sau nhiều năm, đến nay công tác GPMB vẫn đang được đơn vị này... gấp rút thực hiện. Nhiều hạng mục vừa thi công xong đã xuất hiện những vết nứt “không đáng có”. Những hạng mục được xây dựng bằng đá xanh nguyên khối nhưng do không được duy tu, bảo dưỡng đã có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian để phơi nắng phơi mưa.
Sơn La chi 1.400 tỷ đồng xây quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh: Vào năm 2015, Đề án xây tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc cùng quảng trường trung tâm thành phố Sơn La được HĐND tỉnh thông qua với kinh phí đầu tư 1.400 tỷ đồng. Quần thể được xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha gồm các hạng mục: nhóm tượng đài Hồ Chủ tịch (cao 5-8 m); quảng trường có sức chứa 20.000 người. Ngoài ra còn có đền thờ Hồ Chủ tịch; đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; bảo tàng tổng hợp... gần trục giao thông chính như phường Tô Hiệu, Chiềng Cơi, Quyết Thắng.
Công trình có mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và xã hội hóa. Tượng đài Hồ Chủ tịch với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nằm trong quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030, được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 10/2014. Theo đề án, ngoài Sơn La, tượng đài lãnh tụ còn được xây dựng tại 14 tỉnh khác. Từ khi được khánh thành vào tháng 5/2019, Quảng trường Tây Bắc luôn là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động chính trị, văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La