Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã có kết luận điều tra bổ sung lần 2, đề nghị truy tố ông Trần Văn Nam - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) và 26 bị can khác trong vụ án “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng Công ty 3/2) và các đơn vị liên quan.Cơ quan điều tra xác định, ông Trần Văn Nam và ông Trần Thanh Liêm đã ký những văn bản, đồng ý áp giá đất thấp hơn nhiều mức giá quy định (cụ thể là 51.914 đồng/m2 đất) để giao các diện tích “đất vàng” cho Tổng Công ty 3/2 do bị can Nguyễn Văn Minh làm chủ tịch. Các diện tích “đất vàng” gồm 145ha (Khu nghỉ dưỡng đảo Hồ Điệp) và 43ha tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. Bị can Minh cùng cấp dưới dùng các diện tích đất này để góp vốn vào các công ty tư nhân (công ty Tân Phú, Tân Thành, Âu Lạc, Impco...), biến đất công thành đất tư, hưởng lợi số tiền lớn. Các bị can trong vụ án được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 1.850 tỷ đồng.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam khai rằng, khi Tổng công ty 3/2 báo cáo việc này và xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, thì Tỉnh ủy Bình Dương có họp, thống nhất đánh giá đây là “sự việc đã rồi”, nếu hủy bỏ sẽ rất phức tạp, nên Tỉnh ủy Bình Dương không yêu cầu Tổng công ty 3/2 làm đúng chủ trương mà lại ban hành một Thông báo mới, số 287-TB/TU ngày 20/4/2017, cho phép Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.Chủ trương này đồng nghĩa với chấp thuận việc Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng khu đất 43 ha mà không phải chuyển giao cho Công ty Impco theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt. Khắc phục “sự việc đã rồi” này như thế nào là do Tổng công ty 3/2 tự thực hiện. Tỉnh ủy Bình Dương không có chỉ đạo cụ thể. Các văn bản do Tỉnh ủy Bình Dương ban hành sau này cũng chỉ nhằm mục đích để hợp thức việc thay đổi chủ trương giải quyết đối với “sự việc đã rồi” này.Đáng chú ý, đánh giá về hành vi của ông Trần Văn Nam, kết luận điều tra bổ sung cho rằng bị can đã nhận thức được nội dung đề xuất của Cục thuế tỉnh Bình Dương áp giá đất quy định năm 2006 để tính thu tiền thuế trước bạ, tiền sử dụng đất giao cho Tổng công ty 3/2 năm 2012 là trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, là người có chức vụ cao nhất giải quyết việc này, bị can Trần Văn Nam vẫn quyết định cho thực hiện. Hành vi của bị can Trần Văn Nam trực tiếp gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 761 tỷ đồng, phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.Trong việc xử lý khu đất 43ha, trong bối cảnh xử lý “sự việc đã rồi” đối với vi phạm của Tổng công ty 3/2, với thẩm quyền quy định, bị can Trần Văn Nam hoàn toàn có thể ra quyết định buộc Tổng công ty 3/2 khắc phục hậu quả bằng việc thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do động cơ cá nhân, Trần Văn Nam đã quyết định, cố ý cho Tổng công ty 3/2 tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo. Để che giấu sai phạm, ông Nam còn chỉ đạo thuộc cấp điều chỉnh nhiều công văn, làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất...liên đới gây thiệt hại cho Nhà nước 201 tỷ đồng.Cơ quan điều tra đánh giá, là người có chức vụ cao nhất trong số các bị can phạm tội ở vụ án này và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nên hành vi phạm tội của ông Nam là đặc biệt nghiêm trọng. Việc cho áp giá đất thấp để thu tiền sử dụng đất trái quy định, dẫn đến giá vốn của các khu đất giao cho Tổng công ty 3/2 có giá trị thấp, là một trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm.Đánh giá về hành vi của nhóm bị can trong vụ án trên, trong đó có Trần Văn Nam, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho rằng họ đa phần là những cán bộ, đảng viên có vai trò lãnh đạo chủ chốt của một đơn vị, địa phương, doanh nghiệp kinh tế lớn; đã có bề dày cống hiến, rèn luyện bản thân, từng có nhiều đóng góp cho Đảng bộ, chính quyền và sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy vậy, họ đã bị tha hóa, biến chất, bỏ qua quy chế của tổ chức Đảng, pháp luật của Nhà nước để thực hiện các hành vi trái pháp luật vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.Về nguyên nhân phạm tội của những người này, cơ quan điều tra nhận định tác động mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo ra sự cám dỗ về vật chất, làm cho những cán bộ, đảng viên không vững vàng về đạo đức, lối sống dễ gục ngã. Trong thực thi công vụ, thay vì mục đích cống hiến và vì lợi ích chung, họ sẽ vì mục đích tư lợi.Trải qua thời gian, môi trường kinh tế của tỉnh Bình Dương tạo ra sự phân hóa giàu nghèo rõ nét. Mục đích làm giàu về kinh tế đi kèm với quyền chi phối về tổ chức, chính trị trở thành mục tiêu phấn đấu của một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất nhưng có chức, có quyền tại địa phương này.Những cơ hội làm giàu về kinh tế trong môi trường đó đã tạo ra những lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm khiến kỷ cương, kỷ luật của của Đảng, pháp luật của nhà nước bị buông lỏng, được thay thế bởi những luật lệ bất thành văn nhằm phục vụ cho lợi ích nhóm do một số cán bộ lãnh đạo chi phối.“Trong những tập thể lãnh đạo và các đơn vị nêu trên, khi người đứng đầu thậm chí là cả một tập thể lãnh đạo đã bị biến chất thì những yếu tố tích cực không còn đủ sức mạnh để thay đổi được những tư tưởng và quyết định sai trái. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các tội phạm xảy ra như nêu”, Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhấn mạnh.Theo kết luận điều tra, quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết nhận được hồ sơ, tài liệu về quá trình công tác, thành tích của các bị can. Cùng với đó là văn bản của Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị can thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Tổng công tỵ 3/2. Do đó, cơ quan điều tra đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi lượng hình đối với các bị can Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Nam, Trần Thanh Liêm, Phạm Văn Cành, Nguyễn Thanh Trúc,…>>> Mời độc giả xem thêm video 3 lãnh đạo Công ty thuộc Tỉnh ủy Bình Dương bị bắt. Nguồn: THDT
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã có kết luận điều tra bổ sung lần 2, đề nghị truy tố ông Trần Văn Nam - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) và 26 bị can khác trong vụ án “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng Công ty 3/2) và các đơn vị liên quan.
Cơ quan điều tra xác định, ông Trần Văn Nam và ông Trần Thanh Liêm đã ký những văn bản, đồng ý áp giá đất thấp hơn nhiều mức giá quy định (cụ thể là 51.914 đồng/m2 đất) để giao các diện tích “đất vàng” cho Tổng Công ty 3/2 do bị can Nguyễn Văn Minh làm chủ tịch. Các diện tích “đất vàng” gồm 145ha (Khu nghỉ dưỡng đảo Hồ Điệp) và 43ha tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. Bị can Minh cùng cấp dưới dùng các diện tích đất này để góp vốn vào các công ty tư nhân (công ty Tân Phú, Tân Thành, Âu Lạc, Impco...), biến đất công thành đất tư, hưởng lợi số tiền lớn. Các bị can trong vụ án được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 1.850 tỷ đồng.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam khai rằng, khi Tổng công ty 3/2 báo cáo việc này và xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, thì Tỉnh ủy Bình Dương có họp, thống nhất đánh giá đây là “sự việc đã rồi”, nếu hủy bỏ sẽ rất phức tạp, nên Tỉnh ủy Bình Dương không yêu cầu Tổng công ty 3/2 làm đúng chủ trương mà lại ban hành một Thông báo mới, số 287-TB/TU ngày 20/4/2017, cho phép Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.
Chủ trương này đồng nghĩa với chấp thuận việc Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng khu đất 43 ha mà không phải chuyển giao cho Công ty Impco theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt. Khắc phục “sự việc đã rồi” này như thế nào là do Tổng công ty 3/2 tự thực hiện. Tỉnh ủy Bình Dương không có chỉ đạo cụ thể. Các văn bản do Tỉnh ủy Bình Dương ban hành sau này cũng chỉ nhằm mục đích để hợp thức việc thay đổi chủ trương giải quyết đối với “sự việc đã rồi” này.
Đáng chú ý, đánh giá về hành vi của ông Trần Văn Nam, kết luận điều tra bổ sung cho rằng bị can đã nhận thức được nội dung đề xuất của Cục thuế tỉnh Bình Dương áp giá đất quy định năm 2006 để tính thu tiền thuế trước bạ, tiền sử dụng đất giao cho Tổng công ty 3/2 năm 2012 là trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, là người có chức vụ cao nhất giải quyết việc này, bị can Trần Văn Nam vẫn quyết định cho thực hiện. Hành vi của bị can Trần Văn Nam trực tiếp gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 761 tỷ đồng, phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Trong việc xử lý khu đất 43ha, trong bối cảnh xử lý “sự việc đã rồi” đối với vi phạm của Tổng công ty 3/2, với thẩm quyền quy định, bị can Trần Văn Nam hoàn toàn có thể ra quyết định buộc Tổng công ty 3/2 khắc phục hậu quả bằng việc thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do động cơ cá nhân, Trần Văn Nam đã quyết định, cố ý cho Tổng công ty 3/2 tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo. Để che giấu sai phạm, ông Nam còn chỉ đạo thuộc cấp điều chỉnh nhiều công văn, làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất...liên đới gây thiệt hại cho Nhà nước 201 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đánh giá, là người có chức vụ cao nhất trong số các bị can phạm tội ở vụ án này và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nên hành vi phạm tội của ông Nam là đặc biệt nghiêm trọng. Việc cho áp giá đất thấp để thu tiền sử dụng đất trái quy định, dẫn đến giá vốn của các khu đất giao cho Tổng công ty 3/2 có giá trị thấp, là một trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm.
Đánh giá về hành vi của nhóm bị can trong vụ án trên, trong đó có Trần Văn Nam, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho rằng họ đa phần là những cán bộ, đảng viên có vai trò lãnh đạo chủ chốt của một đơn vị, địa phương, doanh nghiệp kinh tế lớn; đã có bề dày cống hiến, rèn luyện bản thân, từng có nhiều đóng góp cho Đảng bộ, chính quyền và sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy vậy, họ đã bị tha hóa, biến chất, bỏ qua quy chế của tổ chức Đảng, pháp luật của Nhà nước để thực hiện các hành vi trái pháp luật vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.
Về nguyên nhân phạm tội của những người này, cơ quan điều tra nhận định tác động mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo ra sự cám dỗ về vật chất, làm cho những cán bộ, đảng viên không vững vàng về đạo đức, lối sống dễ gục ngã. Trong thực thi công vụ, thay vì mục đích cống hiến và vì lợi ích chung, họ sẽ vì mục đích tư lợi.
Trải qua thời gian, môi trường kinh tế của tỉnh Bình Dương tạo ra sự phân hóa giàu nghèo rõ nét. Mục đích làm giàu về kinh tế đi kèm với quyền chi phối về tổ chức, chính trị trở thành mục tiêu phấn đấu của một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất nhưng có chức, có quyền tại địa phương này.
Những cơ hội làm giàu về kinh tế trong môi trường đó đã tạo ra những lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm khiến kỷ cương, kỷ luật của của Đảng, pháp luật của nhà nước bị buông lỏng, được thay thế bởi những luật lệ bất thành văn nhằm phục vụ cho lợi ích nhóm do một số cán bộ lãnh đạo chi phối.
“Trong những tập thể lãnh đạo và các đơn vị nêu trên, khi người đứng đầu thậm chí là cả một tập thể lãnh đạo đã bị biến chất thì những yếu tố tích cực không còn đủ sức mạnh để thay đổi được những tư tưởng và quyết định sai trái. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các tội phạm xảy ra như nêu”, Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhấn mạnh.
Theo kết luận điều tra, quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết nhận được hồ sơ, tài liệu về quá trình công tác, thành tích của các bị can. Cùng với đó là văn bản của Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị can thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Tổng công tỵ 3/2. Do đó, cơ quan điều tra đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi lượng hình đối với các bị can Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Nam, Trần Thanh Liêm, Phạm Văn Cành, Nguyễn Thanh Trúc,…
>>> Mời độc giả xem thêm video 3 lãnh đạo Công ty thuộc Tỉnh ủy Bình Dương bị bắt. Nguồn: THDT