Từ nhiều năm qua, vào mỗi đợt đông về, người dân thôn Ngải Thầu Thượng (xã A Lù, huyện Bát Xát, Lào Cai) lại phải tìm cách thích ứng với điều kiện khắc nghiệt ở nơi được coi là thôn bản cao nhất Việt Nam.Thôn Ngải Thầu Thượng có tổng cộng hơn 90 hộ dân, phần lớn là đồng bào người Mông sinh sống. Với độ cao so với mực nước biển lên tới 2.300m, quanh năm nơi đây mây mù bao phủ, nhiệt độ thường xuyên xuống thấp dưới 0 độ C đã trở nên quen thuộc với cuộc sống của người dân nơi đây.Nền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hiện băng tuyết.
Nền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hiệnbănNền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hiện băng tuyết.
g tuyếtNền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hibăng tuyết.Để chống lại giá rét, người Mông ở Ngải Thầu Thượng sinh sống trong những ngôi nhà tường đất có độ dày gần 1m, cả cửa chính và cửa sổ đều khá nhỏ.Mỗi gia đình đều có một bếp lửa ở giữa sàn nhà, vừa để phục vụ nấu nướng vừa để sưởi ấm. Gia đình anh Sùng A Tùng quây quần bên bếp lửa khi nhiệt độ bên ngoài đang ở mức dưới 0 độ C . Anh Tùng cho biết, gia đình anh chủ yếu làm nông, thời tiết khắc nhiệt khiến công việc của anh và vợ bị trì hoãn, không ra ngoài đồng được. Trong căn nhà nhỏ được dựng bằng vách đất, chị Vàng Thị Mơ (bên phải) cùng người thân tranh thủ ngồi may quần áo cho gia đình, chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Vốn từ tiếng Kinh không nhiều, nhưng chị Mơ vẫn cố gắng chia sẻ, gia đình không có trâu bò nhưng đã chuẩn bị nhiều củi từ trước để về sưởi ấm.Phía bên ngoài mỗi căn nhà đều được chất sẵn rất nhiều đống củi lớn nhỏ khác nhau để đun nấu và sưởi ấm cho gia đình, cho cả gia súc gia cầm.
Với nhiệt độ được cảnh báo xuống dưới 0 độ C, trâu, bò đã được các hộ gia đình di chuyển về nhà, chuẩn bị sẵn thức ăn như rơm, rạ hay nấu cám nóng để chăm sóc dưới thời tiết khắc nghiệt.Chị Thào Thị Tài cho biết, để đối phó với đợt rét lần này, từ 2 ngày trước gia đình chị đã cho trâu về chuồng, chuẩn bị sẵn thức ăn, nếu nhiệt độ xuống thấp quá cũng có sẵn củi khô để đốt sưởi ấm.Một số gia đình do chưa nắm bắt được thông tin về đợt lạnh lần này nên khi không khí lạnh giảm sâu mới bắt đầu đem trâu, bò dắt về nơi tránh rét.Củi khô không thể thiếu đối với người dân nơi đây để đối phó với rét đậm, rét hại. Dù trong mỗi gia đình còn nhiều củi dự trữ, nhưng hàng ngày người dân vẫn chủ động đi nhặt thêm củi để dự phòng đợt rét kéo dài.Một người phụ nữ Mông buộc những bó cỏ vừa cắt bên sườn núi lên xe về làm thức ăn cho gia súc do không thể lùa đàn trâu đi ăn xa được.Các em học sinh tại thôn Ngải Thầu Thượng vượt mưa rét tới trường.
Từ nhiều năm qua, vào mỗi đợt đông về, người dân thôn Ngải Thầu Thượng (xã A Lù, huyện Bát Xát, Lào Cai) lại phải tìm cách thích ứng với điều kiện khắc nghiệt ở nơi được coi là thôn bản cao nhất Việt Nam.
Thôn Ngải Thầu Thượng có tổng cộng hơn 90 hộ dân, phần lớn là đồng bào người Mông sinh sống. Với độ cao so với mực nước biển lên tới 2.300m, quanh năm nơi đây mây mù bao phủ, nhiệt độ thường xuyên xuống thấp dưới 0 độ C đã trở nên quen thuộc với cuộc sống của người dân nơi đây.
Nền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hiện băng tuyết.
Nền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hiệnbănNền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hiện băng tuyết.
g tuyếtNền nhiệt tại Ngải Thầu Thượng ngày 23/1 đo được ở mức -3 độ C, tuy nhiên chưa xuất hibăng tuyết.
Để chống lại giá rét, người Mông ở Ngải Thầu Thượng sinh sống trong những ngôi nhà tường đất có độ dày gần 1m, cả cửa chính và cửa sổ đều khá nhỏ.
Mỗi gia đình đều có một bếp lửa ở giữa sàn nhà, vừa để phục vụ nấu nướng vừa để sưởi ấm. Gia đình anh Sùng A Tùng quây quần bên bếp lửa khi nhiệt độ bên ngoài đang ở mức dưới 0 độ C . Anh Tùng cho biết, gia đình anh chủ yếu làm nông, thời tiết khắc nhiệt khiến công việc của anh và vợ bị trì hoãn, không ra ngoài đồng được.
Trong căn nhà nhỏ được dựng bằng vách đất, chị Vàng Thị Mơ (bên phải) cùng người thân tranh thủ ngồi may quần áo cho gia đình, chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Vốn từ tiếng Kinh không nhiều, nhưng chị Mơ vẫn cố gắng chia sẻ, gia đình không có trâu bò nhưng đã chuẩn bị nhiều củi từ trước để về sưởi ấm.
Phía bên ngoài mỗi căn nhà đều được chất sẵn rất nhiều đống củi lớn nhỏ khác nhau để đun nấu và sưởi ấm cho gia đình, cho cả gia súc gia cầm.
Với nhiệt độ được cảnh báo xuống dưới 0 độ C, trâu, bò đã được các hộ gia đình di chuyển về nhà, chuẩn bị sẵn thức ăn như rơm, rạ hay nấu cám nóng để chăm sóc dưới thời tiết khắc nghiệt.
Chị Thào Thị Tài cho biết, để đối phó với đợt rét lần này, từ 2 ngày trước gia đình chị đã cho trâu về chuồng, chuẩn bị sẵn thức ăn, nếu nhiệt độ xuống thấp quá cũng có sẵn củi khô để đốt sưởi ấm.
Một số gia đình do chưa nắm bắt được thông tin về đợt lạnh lần này nên khi không khí lạnh giảm sâu mới bắt đầu đem trâu, bò dắt về nơi tránh rét.
Củi khô không thể thiếu đối với người dân nơi đây để đối phó với rét đậm, rét hại. Dù trong mỗi gia đình còn nhiều củi dự trữ, nhưng hàng ngày người dân vẫn chủ động đi nhặt thêm củi để dự phòng đợt rét kéo dài.
Một người phụ nữ Mông buộc những bó cỏ vừa cắt bên sườn núi lên xe về làm thức ăn cho gia súc do không thể lùa đàn trâu đi ăn xa được.
Các em học sinh tại thôn Ngải Thầu Thượng vượt mưa rét tới trường.