Đã 2 ngày nay, phố Hồng Hà, Tân Ấp, Bảo Linh (phường Phúc Tân) ngập sâu trong nước, người dân phải dùng thuyền để di chuyển qua lại.Mỗi phố có khoảng gần chục cái thuyền phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giá mỗi lượt là 20.000 đồng/người.Để tiết kiệm chi phí, nhiều người lên danh sách những thứ cần mua, những việc cần làm, để chỉ đi lại 1 lần trong ngày.So với ngày hôm qua, hôm nay, nước đã rút dần nhưng rất chậm.Nhiều ngõ ở đường Hồng Hà (phường Chương Dương), nước vẫn ngập sâu ngang người.Trong nhà, nước vẫn ngập hàng mét, người dân chỉ biết chờ đợi và mong nước rút để cuộc sống ổn định trở lại.Xung quanh là nước, mất điện, mất nước, khiến cuộc sống của người dân tại đây bị đảo lộn.Bà Lê Thúy Lạn, người dân ở phố Hồng Hà cho biết, mặc dù nền nhà bà khá cao nhưng do nước lên nhanh nên ngập cả vào nhà. Mất điện 2 ngày nay, gia đình bà không thể nấu nướng, chỉ ăn bánh mì và xôi cho qua bữa: “Cuộc sống khá vất vả nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua vì so với những gia đình bị thiệt hại trong bão lũ vừa qua, tôi thấy mình vẫn may mắn hơn nhiều”.Anh Trần Hùng (Phúc Tân) cho hay, từ hôm lũ lên đến nay, cuộc sống của người dân vô cùng vất vả, mất điện, mất nước, nhiều nhà phải di dời đến nơi ở khác để đảm bảo an toàn. Tất cả đều nỗ lực để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn như thế này.Nhiều hộ kinh doanh vẫn tiếp tục di dời hàng hóa đến nơi an toàn để hạn chế tổn thất.Đây không phải là lần đầu tiên khu vực này bị ngập nên người dân nơi đây không cảm thấy quá lúng túng hay bị động khi phải đối mặt với thực tế này.Tại các phố xung quanh như: Tân Ấp, Tứ Liên, nước cũng ngập sâu cuốn theo nhiều loại rác thải.Mặc dù nước đã rút dần nhưng việc đi lại của người dân vẫn rất khó khăn.Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
Đã 2 ngày nay, phố Hồng Hà, Tân Ấp, Bảo Linh (phường Phúc Tân) ngập sâu trong nước, người dân phải dùng thuyền để di chuyển qua lại.
Mỗi phố có khoảng gần chục cái thuyền phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giá mỗi lượt là 20.000 đồng/người.
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người lên danh sách những thứ cần mua, những việc cần làm, để chỉ đi lại 1 lần trong ngày.
So với ngày hôm qua, hôm nay, nước đã rút dần nhưng rất chậm.
Nhiều ngõ ở đường Hồng Hà (phường Chương Dương), nước vẫn ngập sâu ngang người.
Trong nhà, nước vẫn ngập hàng mét, người dân chỉ biết chờ đợi và mong nước rút để cuộc sống ổn định trở lại.
Xung quanh là nước, mất điện, mất nước, khiến cuộc sống của người dân tại đây bị đảo lộn.
Bà Lê Thúy Lạn, người dân ở phố Hồng Hà cho biết, mặc dù nền nhà bà khá cao nhưng do nước lên nhanh nên ngập cả vào nhà. Mất điện 2 ngày nay, gia đình bà không thể nấu nướng, chỉ ăn bánh mì và xôi cho qua bữa: “Cuộc sống khá vất vả nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua vì so với những gia đình bị thiệt hại trong bão lũ vừa qua, tôi thấy mình vẫn may mắn hơn nhiều”.
Anh Trần Hùng (Phúc Tân) cho hay, từ hôm lũ lên đến nay, cuộc sống của người dân vô cùng vất vả, mất điện, mất nước, nhiều nhà phải di dời đến nơi ở khác để đảm bảo an toàn. Tất cả đều nỗ lực để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn như thế này.
Nhiều hộ kinh doanh vẫn tiếp tục di dời hàng hóa đến nơi an toàn để hạn chế tổn thất.
Đây không phải là lần đầu tiên khu vực này bị ngập nên người dân nơi đây không cảm thấy quá lúng túng hay bị động khi phải đối mặt với thực tế này.
Tại các phố xung quanh như: Tân Ấp, Tứ Liên, nước cũng ngập sâu cuốn theo nhiều loại rác thải.
Mặc dù nước đã rút dần nhưng việc đi lại của người dân vẫn rất khó khăn.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.