Vài tuần qua, khu vực cù lao Nguyễn Kiệu (quận 4, TP.HCM) nằm dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ thu hút sự quan tâm của công chúng nhờ trở thành bối cảnh trong bộ phim Bố già. Phim được quay hơn 2 tháng tại đây.Vốn là khu vực giải tỏa mặt bằng từ năm 2007, hẻm cù lao Nguyễn Kiệu nay chỉ còn khoảng 60 hộ dân sinh sống. Đa số đều dọn đi hết, để lại những bãi đất ngổn ngang gạch đá và vài căn nhà dựng tạm. Neo người, nhiều đất hoang song nơi đây vẫn lưu giữ nét đặc trưng của những con hẻm Sài Gòn.Chị Hoa, tài xế trường học, ví nhịp sống tại hẻm cù lao mấy năm nay giống như làng quê. Buổi sáng hầu như không có ai xuống đường vì đều đi học, đi làm. Chỉ tới tầm chiều, cư dân mới tập trung tại khoảng sân nơi từng là "nhà Ba Sang" để hóng mát, trò chuyện, cho trẻ em vui chơi.Những ngày quay phim là khoảng thời gian hẻm cù lao tấp nập, nhộn nhịp nhất thời gian qua. Ai cũng hào hứng khi gặp người nổi tiếng, được mời đóng vai quần chúng và thấy hẻm mình xuất hiện trên màn ảnh. "Hẻm này trông vậy mà lên hình đẹp lắm! Con tôi đi coi ngoài rạp về kể vậy, còn nói thấy mẹ trong phim nữa", bà Thủy (62 tuổi) cho biết.Mặt ngoài bãi đất trống mà người dân hay ngồi là căn nhà của Hai Giàu (NSND Ngọc Giàu thủ vai) trong phim. Nơi đây đã bị giải tỏa từ trước, được đoàn phim mượn lại để ghi hình.Sau khi được giải tỏa, những gì còn sót lại từ ngôi nhà chỉ là nền gạch men, khu bếp dang dở và gạch đá ngổn ngang."Đây là nơi dựng nhà Ba Sang (Trấn Thành thủ vai) nè! Hôm đó mình tình cờ đi học về, thấy vậy là chụp lại luôn", Phúc (19 tuổi) hào hứng chỉ vào bãi đất trống trước nhà. Giống như bao cư dân hẻm cù lao, chàng trai rất hào hứng khi nơi mình sống được lên hình, nhận được sự quan tâm từ công chúng.Ở hẻm cù lao, không phải ai cũng có căn nhà tử tế để cư ngụ. Ông Lâm (68 tuổi), người sinh ra và lớn lên tại đây, hiện sống dưới mái che, tán ô dựng trên một khoảng đất trống. Nhà sập từ năm 2016, song do thuộc diện giải tỏa nên ông chưa thể xây cất lại được.5 năm qua, suốt hai mùa mưa nắng hay triều cường, ông vẫn cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. "Nhà tôi có 16 anh em, giờ chỉ còn 5 người ở lại hẻm cù lao. Nhà cửa thay đổi thôi chứ cuộc sống không có gì khác, tôi còn thấy ở ngoài thế này thoải mái hơn", ông Lâm chia sẻ. 5 năm nay, ông chỉ dám bước vào phía ngoài căn nhà sụp, không dám vào sâu hơn vì bên trong ngập nước, nhiều rắn rết trú ngụ.Căn nhà 2 m2 được vợ ông Lâm dựng tạm để có chỗ che chắn mưa nắng. Đây vốn quầy hàng nước của gia đình từ nhiều năm nay nên vợ ông tận dụng làm nơi nghỉ ngơi.Gia đình của em trai ông Lâm (bên phải) cũng tận dụng lối đi của con hẻm để làm nơi ở tạm. Neo người, nhiều thiếu thốn, song cuộc sống tại hẻm cù lao Nguyễn Kiệu không hề nhàm chán. Phần lớn cư dân đã sống tại đây cả cuộc đời, coi hàng xóm như người thân trong gia đình. Chiều tối, mọi người thường tụ tập ca hát, tám chuyện, đôi khi cũng rủ nhau qua nhà dùng bữa cơm chung.Bà Hoa (chủ tiệm tạp hóa ở hẻm cù lao) sống ở đây từ năm 1968. Cô đã quen với việc xóm giềng thưa dần, nhà cửa bị phá dỡ. "Ở lâu rồi thì không thấy buồn nữa. Nhà cửa, con người thay đổi chứ nhịp sống nơi đây vẫn vậy thôi!".Khi mặt trời xuống bóng, con hẻm bắt đầu đông đúc hơn do người lớn và thanh niên đi học, đi làm về. Người nấu cơm, người trò chuyện, người dắt trẻ con ra tạp hóa mua kẹo bánh tạo nên nhịp sống vừa yên bình, vừa sống động.
Vài tuần qua, khu vực cù lao Nguyễn Kiệu (quận 4, TP.HCM) nằm dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ thu hút sự quan tâm của công chúng nhờ trở thành bối cảnh trong bộ phim Bố già. Phim được quay hơn 2 tháng tại đây.
Vốn là khu vực giải tỏa mặt bằng từ năm 2007, hẻm cù lao Nguyễn Kiệu nay chỉ còn khoảng 60 hộ dân sinh sống. Đa số đều dọn đi hết, để lại những bãi đất ngổn ngang gạch đá và vài căn nhà dựng tạm. Neo người, nhiều đất hoang song nơi đây vẫn lưu giữ nét đặc trưng của những con hẻm Sài Gòn.
Chị Hoa, tài xế trường học, ví nhịp sống tại hẻm cù lao mấy năm nay giống như làng quê. Buổi sáng hầu như không có ai xuống đường vì đều đi học, đi làm. Chỉ tới tầm chiều, cư dân mới tập trung tại khoảng sân nơi từng là "nhà Ba Sang" để hóng mát, trò chuyện, cho trẻ em vui chơi.
Những ngày quay phim là khoảng thời gian hẻm cù lao tấp nập, nhộn nhịp nhất thời gian qua. Ai cũng hào hứng khi gặp người nổi tiếng, được mời đóng vai quần chúng và thấy hẻm mình xuất hiện trên màn ảnh. "Hẻm này trông vậy mà lên hình đẹp lắm! Con tôi đi coi ngoài rạp về kể vậy, còn nói thấy mẹ trong phim nữa", bà Thủy (62 tuổi) cho biết.
Mặt ngoài bãi đất trống mà người dân hay ngồi là căn nhà của Hai Giàu (NSND Ngọc Giàu thủ vai) trong phim. Nơi đây đã bị giải tỏa từ trước, được đoàn phim mượn lại để ghi hình.
Sau khi được giải tỏa, những gì còn sót lại từ ngôi nhà chỉ là nền gạch men, khu bếp dang dở và gạch đá ngổn ngang.
"Đây là nơi dựng nhà Ba Sang (Trấn Thành thủ vai) nè! Hôm đó mình tình cờ đi học về, thấy vậy là chụp lại luôn", Phúc (19 tuổi) hào hứng chỉ vào bãi đất trống trước nhà. Giống như bao cư dân hẻm cù lao, chàng trai rất hào hứng khi nơi mình sống được lên hình, nhận được sự quan tâm từ công chúng.
Ở hẻm cù lao, không phải ai cũng có căn nhà tử tế để cư ngụ. Ông Lâm (68 tuổi), người sinh ra và lớn lên tại đây, hiện sống dưới mái che, tán ô dựng trên một khoảng đất trống. Nhà sập từ năm 2016, song do thuộc diện giải tỏa nên ông chưa thể xây cất lại được.
5 năm qua, suốt hai mùa mưa nắng hay triều cường, ông vẫn cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. "Nhà tôi có 16 anh em, giờ chỉ còn 5 người ở lại hẻm cù lao. Nhà cửa thay đổi thôi chứ cuộc sống không có gì khác, tôi còn thấy ở ngoài thế này thoải mái hơn", ông Lâm chia sẻ. 5 năm nay, ông chỉ dám bước vào phía ngoài căn nhà sụp, không dám vào sâu hơn vì bên trong ngập nước, nhiều rắn rết trú ngụ.
Căn nhà 2 m2 được vợ ông Lâm dựng tạm để có chỗ che chắn mưa nắng. Đây vốn quầy hàng nước của gia đình từ nhiều năm nay nên vợ ông tận dụng làm nơi nghỉ ngơi.
Gia đình của em trai ông Lâm (bên phải) cũng tận dụng lối đi của con hẻm để làm nơi ở tạm. Neo người, nhiều thiếu thốn, song cuộc sống tại hẻm cù lao Nguyễn Kiệu không hề nhàm chán. Phần lớn cư dân đã sống tại đây cả cuộc đời, coi hàng xóm như người thân trong gia đình. Chiều tối, mọi người thường tụ tập ca hát, tám chuyện, đôi khi cũng rủ nhau qua nhà dùng bữa cơm chung.
Bà Hoa (chủ tiệm tạp hóa ở hẻm cù lao) sống ở đây từ năm 1968. Cô đã quen với việc xóm giềng thưa dần, nhà cửa bị phá dỡ. "Ở lâu rồi thì không thấy buồn nữa. Nhà cửa, con người thay đổi chứ nhịp sống nơi đây vẫn vậy thôi!".
Khi mặt trời xuống bóng, con hẻm bắt đầu đông đúc hơn do người lớn và thanh niên đi học, đi làm về. Người nấu cơm, người trò chuyện, người dắt trẻ con ra tạp hóa mua kẹo bánh tạo nên nhịp sống vừa yên bình, vừa sống động.