Sáng Chủ nhật hàng tuần, nhóm tình nguyện viên Hà Nội Xanh cùng nhau đi vớt rác khắp Thủ đô. Hôm nay, các bạn trẻ có mặt tại chân cầu Mậu Lương 1, nơi dòng sông Nhuệ chảy qua. Vị trí này đang rất ô nhiễm, rác nổi lềnh phềnh.Nhìn từ trên cao, chỉ thấy một màu đen đặc. Sông Nhuệ là "dòng sông chết" chảy quanh địa bàn Hà Nội. Cứ mỗi đợt mưa về, dòng nước lại cuốn theo vô vàn rác thải do người dân sinh sống dọc sông vứt xuống.Đồng Văn Tuấn (TNV, 21 tuổi) nhanh chóng dùng cây sào để giữ một cụm rác đang trôi qua. Lúc này cậu mặc bảo hộ, lộ xuống mép sông để vớt rác.Sau khi đám rác trôi nổi được kéo vào gần, các chàng trai dùng rổ vớt lên cho vào túi nilon.Các tình nguyện nữ đứng phía trên, chờ vận chuyển những bọc rác to và nặng.Những chiếc đệm không sử dụng được ném thẳng xuống sông, lâu ngày no nước khiến việc vận chuyển tốn thêm nhiều công sức.Với những thành viên tham gia, đội trưởng Huy nhắc nhở mọi người đeo găng tay, đi ủng, mặc bảo hộ đầy đủ vì có rất nhiều mảnh kính vỡ, đinh sắt lâu ngày han gỉ."Tôi mới tham gia vớt rác cùng mọi người được một thời gian ngắn gần đây, cảm thấy đây là một công việc vô cùng ý nghĩa. Đôi lúc đang bì bõm vớt chất thải, người qua đường lại vứt thẳng một bịch rác xuống. Khi ấy tôi thấy rất buồn nhưng lại càng thêm quyết tâm", Đồng Văn Tuấn nói.Tùy vào công việc của mỗi ngày hoặc từng khu vực vớt rác, đội đi vớt sẽ có từ 30 - 200 thành viên thay nhau làm việc. Bên cạnh đó là sự giúp sức của đội ngũ thanh niên, cán bộ phường.Anh Nguyễn Đăng Văn (TNV) cho biết, có nhiều khu vực đã hoàn tất việc vớt rác nhưng một thời gian sau lại ùn ứ trở lại do người dân tiếp tục vứt rác xuống. "Công việc này tuy vất vả về mặt thể lực nhưng lại giúp anh em trong đoàn cảm thấy phấn khởi vì mình đã làm được việc có ích. Chỉ mong việc bảo vệ môi trường sẽ được lan truyền rộng rãi để mọi người có ý thức hơn", anh chia sẻ.Những đoạn bờ sông Nhuệ bị lấp đầy bởi rác thải sinh hoạt. Dù công việc này khiến không ít người nhận định rằng "như muối bỏ bể" nhưng với những tình nguyện viên của nhóm, công việc vớt rác đã duy trì được 2 năm nay sẽ ít nhiều tác động tới ý thức của những người xung quanh để trả lại cho Hà Nội những môi trường sống lành mạnh, xanh trong.
Sáng Chủ nhật hàng tuần, nhóm tình nguyện viên Hà Nội Xanh cùng nhau đi vớt rác khắp Thủ đô. Hôm nay, các bạn trẻ có mặt tại chân cầu Mậu Lương 1, nơi dòng sông Nhuệ chảy qua. Vị trí này đang rất ô nhiễm, rác nổi lềnh phềnh.
Nhìn từ trên cao, chỉ thấy một màu đen đặc. Sông Nhuệ là "dòng sông chết" chảy quanh địa bàn Hà Nội. Cứ mỗi đợt mưa về, dòng nước lại cuốn theo vô vàn rác thải do người dân sinh sống dọc sông vứt xuống.
Đồng Văn Tuấn (TNV, 21 tuổi) nhanh chóng dùng cây sào để giữ một cụm rác đang trôi qua. Lúc này cậu mặc bảo hộ, lộ xuống mép sông để vớt rác.
Sau khi đám rác trôi nổi được kéo vào gần, các chàng trai dùng rổ vớt lên cho vào túi nilon.
Các tình nguyện nữ đứng phía trên, chờ vận chuyển những bọc rác to và nặng.
Những chiếc đệm không sử dụng được ném thẳng xuống sông, lâu ngày no nước khiến việc vận chuyển tốn thêm nhiều công sức.
Với những thành viên tham gia, đội trưởng Huy nhắc nhở mọi người đeo găng tay, đi ủng, mặc bảo hộ đầy đủ vì có rất nhiều mảnh kính vỡ, đinh sắt lâu ngày han gỉ.
"Tôi mới tham gia vớt rác cùng mọi người được một thời gian ngắn gần đây, cảm thấy đây là một công việc vô cùng ý nghĩa. Đôi lúc đang bì bõm vớt chất thải, người qua đường lại vứt thẳng một bịch rác xuống. Khi ấy tôi thấy rất buồn nhưng lại càng thêm quyết tâm", Đồng Văn Tuấn nói.
Tùy vào công việc của mỗi ngày hoặc từng khu vực vớt rác, đội đi vớt sẽ có từ 30 - 200 thành viên thay nhau làm việc. Bên cạnh đó là sự giúp sức của đội ngũ thanh niên, cán bộ phường.
Anh Nguyễn Đăng Văn (TNV) cho biết, có nhiều khu vực đã hoàn tất việc vớt rác nhưng một thời gian sau lại ùn ứ trở lại do người dân tiếp tục vứt rác xuống. "Công việc này tuy vất vả về mặt thể lực nhưng lại giúp anh em trong đoàn cảm thấy phấn khởi vì mình đã làm được việc có ích. Chỉ mong việc bảo vệ môi trường sẽ được lan truyền rộng rãi để mọi người có ý thức hơn", anh chia sẻ.
Những đoạn bờ sông Nhuệ bị lấp đầy bởi rác thải sinh hoạt. Dù công việc này khiến không ít người nhận định rằng "như muối bỏ bể" nhưng với những tình nguyện viên của nhóm, công việc vớt rác đã duy trì được 2 năm nay sẽ ít nhiều tác động tới ý thức của những người xung quanh để trả lại cho Hà Nội những môi trường sống lành mạnh, xanh trong.