Thời gian qua, PV Kiến Thức nhận được phản ánh về 106 cây cổ thụ trên đường Kim Mã được di dời về vườn ươm ở xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) bị "bỏ rơi", nhiều cây có hiện tượng khô, chết. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm chuẩn bị di dời năm 2016)Được biết, Công ty cổ phần Beepro đăng ký địa chỉ văn phòng tại số 99, đường Phạm Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là đơn vị được thuê di dời, chăm sóc số cây cổ thụ trên nhưng công ty này đã "biến mất", bỏ lại 106 cây không ai chăm sóc. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)Cụ thể, năm 2016, Ban Quản lý Đường sắt Đô thị (ĐSĐT) Hà Nội được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ là chủ đầu tư thực hiện dự án tuyến ĐSĐT thí điểm của thành phố đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3), tổ chức thi công dốc hạ ngầm tuyến trên cao đoạn từ đền Voi Phục đến ngã tư Kim Mã - Liễu Giai. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)Tháng 8/2016, Sở Xây dựng đã cấp phép dịch chuyển, chặt hạ 109 cây xanh cho Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội. Trong đó, dịch chuyển 106 cây (gồm 103 cây phát triển bình thường nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng và 3 cây có dấu hiệu sâu mục cần được chữa trị). (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)Sở Xây dựng cũng giao cho công ty Beepro thực hiện 2 nhiệm vụ là dịch chuyển 106 cây cổ thụ ở đường Kim Mã về Vườn ươm xã Đa Tốn và chăm sóc cây. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)Theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào chiều 22/5, tại vườn ươm ở xã Đa Tốn nơi chăm sóc 106 cây cổ thụ nằm trên đường Kim Mã có nhiều cây đã bị chết, vỏ cây bị bong từng mảng lớn, cỏ mọc um tùm cao hơn đầu gối.Cỏ mọc um tùm do không ai chăm sóc.Những cây bị chết như xà cừ lớn, phượng, hoa sữa, bằng lăng...Nhiều cây khô, tróc vỏ.Rất nhiều cây đã chết do không được chăm sóc.Không ít cây đã bong tróc hết lớp vỏ bên ngoài từ gốc cho đến ngọn.Ông Nguyễn Văn Hưng (1966, trú tại xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội), chủ đất cho công ty Beepro thuê để chăm sóc cây 106 cây cổ thụ ở đường Kim Mã cho biết, công ty Beepro đã "biến mất" sau vài tháng đưa cây qua đây, họ bỏ mặc, không chăm sóc số cây xanh này, nhiều cây đã bị chết khô.Theo ông Hưng, sau khi công ty cổ phần Beepro thuê 3.000m2 đất của ông để làm chăm sóc 106 cây xanh Kim Mã từ tháng 10/2016, công ty cổ phần Beepro chỉ chỉ thuê 2 nhân công chăm sóc cây khoảng 4 tháng sau đó biến mất từ đó đến nay.Cũng theo ông Hưng, hợp đồng thuê đất là 2 năm (từ 2016 - 2018) nhưng công ty Beepro mới thanh toán một năm tiền thuê đất, còn nợ một năm nữa với số tiền 150 triệu đồng.Dù đã hết hạn hợp đồng cho thuê từ năm 2018, nhưng thời điểm này công ty cổ phần Beepro vẫn chưa đến di dời 106 cây cổ thụ. Hiện ông Hưng muốn lấy lại mặt bằng nhưng cũng không dám tự ý chặt hạ số cây xanh kia bởi số cây xanh này thuộc quản lý của thành phố Hà Nội.Đứng trước tình trạng trên, ông Hưng đã nhiều lần cố gắng liên hệ, tìm gặp anh Long (được cho là Giám đốc công ty Beepro), người ký hợp đồng thuê đất với ông để yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết nhưng không được.Hiện tại, ông Hưng mong muốn cơ quan quản lý dự án, lực lượng chức năng, chính quyền vào cuộc để công ty Beepro chịu trách nhiệm, giải quyết về 106 cây ổ thụ đang được chăm sóc tại vườn của ông.
Ứng xử thế nào với cây xanh đô thị? (Nguồn: VTC14)
Thời gian qua, PV Kiến Thức nhận được phản ánh về 106 cây cổ thụ trên đường Kim Mã được di dời về vườn ươm ở xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) bị "bỏ rơi", nhiều cây có hiện tượng khô, chết. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm chuẩn bị di dời năm 2016)
Được biết, Công ty cổ phần Beepro đăng ký địa chỉ văn phòng tại số 99, đường Phạm Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là đơn vị được thuê di dời, chăm sóc số cây cổ thụ trên nhưng công ty này đã "biến mất", bỏ lại 106 cây không ai chăm sóc. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)
Cụ thể, năm 2016, Ban Quản lý Đường sắt Đô thị (ĐSĐT) Hà Nội được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ là chủ đầu tư thực hiện dự án tuyến ĐSĐT thí điểm của thành phố đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3), tổ chức thi công dốc hạ ngầm tuyến trên cao đoạn từ đền Voi Phục đến ngã tư Kim Mã - Liễu Giai. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)
Tháng 8/2016, Sở Xây dựng đã cấp phép dịch chuyển, chặt hạ 109 cây xanh cho Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội. Trong đó, dịch chuyển 106 cây (gồm 103 cây phát triển bình thường nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng và 3 cây có dấu hiệu sâu mục cần được chữa trị). (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)
Sở Xây dựng cũng giao cho công ty Beepro thực hiện 2 nhiệm vụ là dịch chuyển 106 cây cổ thụ ở đường Kim Mã về Vườn ươm xã Đa Tốn và chăm sóc cây. (Ảnh GĐXH chụp hàng cây trên đường Kim Mã thời điểm di dời năm 2016)
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào chiều 22/5, tại vườn ươm ở xã Đa Tốn nơi chăm sóc 106 cây cổ thụ nằm trên đường Kim Mã có nhiều cây đã bị chết, vỏ cây bị bong từng mảng lớn, cỏ mọc um tùm cao hơn đầu gối.
Cỏ mọc um tùm do không ai chăm sóc.
Những cây bị chết như xà cừ lớn, phượng, hoa sữa, bằng lăng...
Nhiều cây khô, tróc vỏ.
Rất nhiều cây đã chết do không được chăm sóc.
Không ít cây đã bong tróc hết lớp vỏ bên ngoài từ gốc cho đến ngọn.
Ông Nguyễn Văn Hưng (1966, trú tại xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội), chủ đất cho công ty Beepro thuê để chăm sóc cây 106 cây cổ thụ ở đường Kim Mã cho biết, công ty Beepro đã "biến mất" sau vài tháng đưa cây qua đây, họ bỏ mặc, không chăm sóc số cây xanh này, nhiều cây đã bị chết khô.
Theo ông Hưng, sau khi công ty cổ phần Beepro thuê 3.000m2 đất của ông để làm chăm sóc 106 cây xanh Kim Mã từ tháng 10/2016, công ty cổ phần Beepro chỉ chỉ thuê 2 nhân công chăm sóc cây khoảng 4 tháng sau đó biến mất từ đó đến nay.
Cũng theo ông Hưng, hợp đồng thuê đất là 2 năm (từ 2016 - 2018) nhưng công ty Beepro mới thanh toán một năm tiền thuê đất, còn nợ một năm nữa với số tiền 150 triệu đồng.
Dù đã hết hạn hợp đồng cho thuê từ năm 2018, nhưng thời điểm này công ty cổ phần Beepro vẫn chưa đến di dời 106 cây cổ thụ. Hiện ông Hưng muốn lấy lại mặt bằng nhưng cũng không dám tự ý chặt hạ số cây xanh kia bởi số cây xanh này thuộc quản lý của thành phố Hà Nội.
Đứng trước tình trạng trên, ông Hưng đã nhiều lần cố gắng liên hệ, tìm gặp anh Long (được cho là Giám đốc công ty Beepro), người ký hợp đồng thuê đất với ông để yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết nhưng không được.
Hiện tại, ông Hưng mong muốn cơ quan quản lý dự án, lực lượng chức năng, chính quyền vào cuộc để công ty Beepro chịu trách nhiệm, giải quyết về 106 cây ổ thụ đang được chăm sóc tại vườn của ông.
Ứng xử thế nào với cây xanh đô thị? (Nguồn: VTC14)