Con đường gốm sứ ven sông Hồng thuộc phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được xây dựng nhân kỉ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, vốn là niềm tự hào của người dân Thủ đô.Con đường gốm sứ này được xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy và đã được ghi danh vào kỷ lục Guinness là "bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới". Được khởi công từ năm 2006 và hoàn thành vào tháng 10 năm 2010, con đường nổi tiếng này cũng đã trải qua 2 lần đại tu vào năm 2015 và 2017.Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, con đường này liên tục bị người dân đốt rác bên cạnh khiến nhiều mảng tường gốm bị hư hại nặng nề. Đoạn tường gốm này đã bị đổ vỡ rất nhiều chỗ, nhiều bức tranh gốm sứ cũng vì đó không còn được trọn vẹn.Con đường gốm sứ ven sông Hồng hiện giờ công trình văn hóa này đang rơi vào cảnh "kỷ lục Guinness" của sự xuống cấp.Hiện trạng nhếch nhác này không chỉ cho thấy sự xuống cấp đáng tiếc của công trình mà còn báo động về cung cách quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm, ứng xử văn hóa của xã hội với một tác phẩm nghệ thuật công cộng ít nhiều đã tạo dấu ấn với người dân và du khách khi đến Hà Nội.Sở dĩ trên đường gốm sứ ven sông Hồng xuất hiện nhiều mảng gốm bị bong tróc, nứt nẻ, đen xì là do việc đốt rác thải sát đoạn đường gốm vào ban đêm. Nhiệt độ từ những chiếc lốp cao su và rác bị đốt tạo khói đen, lớp gốm thì bị bong tróc, nứt toác.Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy bức xúc cho biết, Con đường gốm sứ là tâm huyết của bà và các cộng sự. Thời gian gần đây đã bị những người thiếu ý thức đã phá hoại, khiến bà cảm thấy vô cùng thất vọng với những hành động trên.Họa sĩ Thủy cho biết thêm, đây không phải lần đâu xảy ra sự việc người dân đốt lửa khiến đoạn đường gốm sứ này bị hư hại. Trước đó, vào những dịp mùa đông người dân thường ra đây sưởi ấm một cách tự phát.Họ đốt những đống lửa to để sưởi ấm, nên bà và cộng sự của mình đã rất vất vả khắc phục hậu quả khi các mảng gốm sứ bị bong ra.Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng thuộc phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được xây dựng nhân kỉ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, vốn là niềm tự hào của người dân Thủ đô.
Con đường gốm sứ này được xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy và đã được ghi danh vào kỷ lục Guinness là "bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới". Được khởi công từ năm 2006 và hoàn thành vào tháng 10 năm 2010, con đường nổi tiếng này cũng đã trải qua 2 lần đại tu vào năm 2015 và 2017.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, con đường này liên tục bị người dân đốt rác bên cạnh khiến nhiều mảng tường gốm bị hư hại nặng nề. Đoạn tường gốm này đã bị đổ vỡ rất nhiều chỗ, nhiều bức tranh gốm sứ cũng vì đó không còn được trọn vẹn.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng hiện giờ công trình văn hóa này đang rơi vào cảnh "kỷ lục Guinness" của sự xuống cấp.
Hiện trạng nhếch nhác này không chỉ cho thấy sự xuống cấp đáng tiếc của công trình mà còn báo động về cung cách quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm, ứng xử văn hóa của xã hội với một tác phẩm nghệ thuật công cộng ít nhiều đã tạo dấu ấn với người dân và du khách khi đến Hà Nội.
Sở dĩ trên đường gốm sứ ven sông Hồng xuất hiện nhiều mảng gốm bị bong tróc, nứt nẻ, đen xì là do việc đốt rác thải sát đoạn đường gốm vào ban đêm. Nhiệt độ từ những chiếc lốp cao su và rác bị đốt tạo khói đen, lớp gốm thì bị bong tróc, nứt toác.
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy bức xúc cho biết, Con đường gốm sứ là tâm huyết của bà và các cộng sự. Thời gian gần đây đã bị những người thiếu ý thức đã phá hoại, khiến bà cảm thấy vô cùng thất vọng với những hành động trên.
Họa sĩ Thủy cho biết thêm, đây không phải lần đâu xảy ra sự việc người dân đốt lửa khiến đoạn đường gốm sứ này bị hư hại. Trước đó, vào những dịp mùa đông người dân thường ra đây sưởi ấm một cách tự phát.
Họ đốt những đống lửa to để sưởi ấm, nên bà và cộng sự của mình đã rất vất vả khắc phục hậu quả khi các mảng gốm sứ bị bong ra.
Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.