Những tưởng sau khi báo chí phản ánh về tình trạng rác thải, đất cát đang bủa vây, nhếch nhác… trên tuyến đường trọng điểm dài 2,6km nối đường vành đai 2 và 3 thuộc địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) thì các cơ quan chức năng của quận Tây Hồ, phường phú Thượng và Công ty TNHH phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long sẽ phối hợp để đưa ra biện pháp ngăn chặn, xử lý.Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức từ các ngày 2-5/3, trên tuyến đường rộng 40m nối hai đường vành đai 2 và 3 đi qua nhiều khu đô thị hiện đại, với điểm đầu từ cầu Nhật Tân (phường Phú Thượng - Tây Hồ); điểm cuối nối với nút giao cầu Thăng Long (xã Đông Ngạc - Từ Liêm) do Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 62 tỷ đồng vẫn nhếch nhác khủng khiếp.Hầu hết, ở những đoạn đường thực hiện gần như đã hoàn chỉnh, người và phương tiện đã lưu thông đều bị các núi đất, bàn gỗ hư hỏng… “xâm chiếm” tới nửa diện tích lòng đường.Những cành cây khô, chậu cây cảnh bày biện la liệt dưới lòng đường. Theo quan sát của PV Kiến Thức, ở các bốt bảo vệ trên tuyến đường đều có nhân viên bảo vệ nhưng không hiểu vì sao tình trạng ngập rác trên tuyến đường này vẫn tồn tại khiến những cư dân sinh sống trong các khu đô thị hiện đại xung quanh bức xúc.Liên quan đến sự việc, chiều cùng ngày, trả lời PV Kiến Thức, đại diện Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long là ông Rahyo Djatmiko (Trưởng Phòng xây dựng) cho biết, tuyến đường vẫn đang trong quá trình thực hiện và còn một đoạn chưa giải phóng mặt bằng.Theo lời ông Rahyo Djatmiko, phía Công ty cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương nhắc nhở người dân Phú Thượng không vứt rác bừa bãi ra đường nhưng không được. “Dân họ lấy đất để trồng cây đào, vị trí trồng thì cao hơn mặt đường nên họ đổ đất bừa bãi ra đường, bẩn thỉu”, - ông Rahyo Djatmiko cho hay.“Dân Phú Thượng không có ý thức, rất khó bảo, họ toàn vứt xuống vỉa hè, lòng đường. Chúng tôi có hai xe nước tưới đường, nhưng vừa tưới xong dân lại đổ đất ra. Muốn làm hàng rào ranh giới dự án thì họ mang dao kiếm ra phản đối căng lắm. Họ làm như vậy rất sợ, phức tạp”, ông Rahyo Djatmiko nói.Không chỉ đang tồn tại đất cát, rác thải ở nhiều đoạn đã trải xong nhựa trên tuyến đường này hiện nắp cống thoát nước bị vỡ, mất nhiều chỗ. Người dân đành phải sử dụng những cành cây cắm vào để cảnh báo cho những người khác lưu thông qua đây biết được, tránh xảy ra tai nạn.Dọc hai bên đường, nhiều cống thoát nước vẫn chưa được đậy nắp, cũng tiềm ẩn tai nạn chết người.Nhìn những gì đang diễn ra trên con đường được đầu tư khoảng 62 tỷ đồng này, nhiều người dân vô cùng bức xúc.Nhiều đoạn mặt đường còn bị lồi lõm, ổ voi, ổ gà nối tiếp nhau do mỗi ngày "cõng" hàng chục lượt xe tải chở vật liệu di chuyển qua. Đáng chú ý, theo lời người dân những chiếc xe tải chở vật liệu chạy qua con đường này với tốc độ rất nhanh, nhưng không che chắn thùng để bụi bẩn vương vãi khắp đường... Tình trạng này diễn ra như thế nào PV Kiến Thức tiếp tục thông tin đến độc giả ở các bài sau.
Những tưởng sau khi báo chí phản ánh về tình trạng rác thải, đất cát đang bủa vây, nhếch nhác… trên tuyến đường trọng điểm dài 2,6km nối đường vành đai 2 và 3 thuộc địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) thì các cơ quan chức năng của quận Tây Hồ, phường phú Thượng và Công ty TNHH phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long sẽ phối hợp để đưa ra biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức từ các ngày 2-5/3, trên tuyến đường rộng 40m nối hai đường vành đai 2 và 3 đi qua nhiều khu đô thị hiện đại, với điểm đầu từ cầu Nhật Tân (phường Phú Thượng - Tây Hồ); điểm cuối nối với nút giao cầu Thăng Long (xã Đông Ngạc - Từ Liêm) do Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 62 tỷ đồng vẫn nhếch nhác khủng khiếp.
Hầu hết, ở những đoạn đường thực hiện gần như đã hoàn chỉnh, người và phương tiện đã lưu thông đều bị các núi đất, bàn gỗ hư hỏng… “xâm chiếm” tới nửa diện tích lòng đường.
Những cành cây khô, chậu cây cảnh bày biện la liệt dưới lòng đường. Theo quan sát của PV Kiến Thức, ở các bốt bảo vệ trên tuyến đường đều có nhân viên bảo vệ nhưng không hiểu vì sao tình trạng ngập rác trên tuyến đường này vẫn tồn tại khiến những cư dân sinh sống trong các khu đô thị hiện đại xung quanh bức xúc.
Liên quan đến sự việc, chiều cùng ngày, trả lời PV Kiến Thức, đại diện Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long là ông Rahyo Djatmiko (Trưởng Phòng xây dựng) cho biết, tuyến đường vẫn đang trong quá trình thực hiện và còn một đoạn chưa giải phóng mặt bằng.
Theo lời ông Rahyo Djatmiko, phía Công ty cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương nhắc nhở người dân Phú Thượng không vứt rác bừa bãi ra đường nhưng không được. “Dân họ lấy đất để trồng cây đào, vị trí trồng thì cao hơn mặt đường nên họ đổ đất bừa bãi ra đường, bẩn thỉu”, - ông Rahyo Djatmiko cho hay.
“Dân Phú Thượng không có ý thức, rất khó bảo, họ toàn vứt xuống vỉa hè, lòng đường. Chúng tôi có hai xe nước tưới đường, nhưng vừa tưới xong dân lại đổ đất ra. Muốn làm hàng rào ranh giới dự án thì họ mang dao kiếm ra phản đối căng lắm. Họ làm như vậy rất sợ, phức tạp”, ông Rahyo Djatmiko nói.
Không chỉ đang tồn tại đất cát, rác thải ở nhiều đoạn đã trải xong nhựa trên tuyến đường này hiện nắp cống thoát nước bị vỡ, mất nhiều chỗ. Người dân đành phải sử dụng những cành cây cắm vào để cảnh báo cho những người khác lưu thông qua đây biết được, tránh xảy ra tai nạn.
Dọc hai bên đường, nhiều cống thoát nước vẫn chưa được đậy nắp, cũng tiềm ẩn tai nạn chết người.
Nhìn những gì đang diễn ra trên con đường được đầu tư khoảng 62 tỷ đồng này, nhiều người dân vô cùng bức xúc.
Nhiều đoạn mặt đường còn bị lồi lõm, ổ voi, ổ gà nối tiếp nhau do mỗi ngày "cõng" hàng chục lượt xe tải chở vật liệu di chuyển qua. Đáng chú ý, theo lời người dân những chiếc xe tải chở vật liệu chạy qua con đường này với tốc độ rất nhanh, nhưng không che chắn thùng để bụi bẩn vương vãi khắp đường... Tình trạng này diễn ra như thế nào PV Kiến Thức tiếp tục thông tin đến độc giả ở các bài sau.