Gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam và người Hà Nội cũng không ngoại trừ. Tuy nhiên, ngày nay khi xã hội ngày 1 phát triển, guồng quay công việc cuốn mọi người đi, thay vì quây quần gói bánh chưng bên nhau như cái Tết xưa thì ngày nay mọi người thường chọn cách đi mua sẵn.Đi khắp Hà Nội những ngày cận Tết Kỷ Hợi 2019, người dân thi thoảng vẫn thấy trên vỉa hè những chiếc bếp củi và thùng phuy luộc bánh chưng hiện hữu.Trên vỉa hè phố Hàng Cháo, một số gia đình nơi đây đã bắc nồi bánh chưng chung nhau trên vỉa hè. Củi đun bánh đã được cánh đàn ông đi mua từ vài hôm trước, hong khô vài nắng cho dễ cháy. Những người phụ nữ với đôi bàn tay khéo léo, nhanh thoăn thoắt rửa lá, vo gạo, đồ đỗ rồi thái thịt để chuẩn bị gói vào những chiếc lá dong xanh mướt.Chia sẻ với PV bác Hà (56 tuổi, Hàng Cháo) cho biết: "Dù còn bận bịu nhiều việc nhưng để đón Tết Nguyên đán, một số hộ dân ở phố vẫn như truyền thống mọi năm chung nhau gói nồi bánh chưng. Chúng tôi thấy như vậy ý nghĩa hơn, cũng là để gìn giữ nét truyền thống Việt Nam".Trong con ngõ nhỏ số 32 phố Đội Cấn - Ba Đình, bác Hoàng Thanh Cúc cũng đang bận rộn vừa bán hàng xôi, vừa trông nồi bánh chưng của cả khu. Ánh lửa đỏ dập dìu cùng khói bốc nghi ngút từ nồi bánh chưng cũng khiến không khí ngày Tết càng thêm rạo rực.Chia sẻ về nồi bánh chưng của khu mình, bác Cúc nói: "Xóm tôi năm nay gói 50 cái từ chiều 26 Tết và luộc tại sân chung của cả khu. Năm nào cũng vậy, xóm tôi tự làm bánh chưng để cảm nhận hương sắc ngày Tết cùng nhau.Việc gói bánh chưng rồi luộc chung cũng là để các cháu nhỏ hiểu hơn về hoạt động Tết cổ truyền. Mỗi nguyên liệu được các bà trong xóm chuẩn bị từ sớm chia khẩu phần khá đều", bác Cúc chia sẻ thêm.Trên con phố Hàng Tre, một bếp luộc bánh chưng của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn (48 tuổi) phụ trách cũng đã được lập nên.Anh Tuấn chia sẻ việc tự làm bánh chưng của gia đình anh đã được duy trì từ khá lâu. Ngày này cả xóm quây quần bên nhau. Cả năm bận rộn, chẳng gặp nhau được mấy nhưng nhờ nồi bánh chưng các chị gái có nhiều câu chuyện để "tám" với nhau. Các người đàn ông thì tranh thủ củi lửa và ngồi bên mâm nhậu.Thời gian luộc bánh được tính từ khi xếp bánh chưng vào xoong và đổ nước sôi vào. Sau khoảng 10 tiếng, những chiếc bánh chưng sẽ được vớt ra rồi tiếp tục rửa bằng nước sạch trước khi ép qua 1 đêm.Mỗi chiếc bánh chưng khi rời khỏi nồi vẫn giữ được màu xanh của lá dong, vuông thành sát cạnh và nóng hổi bốc khói.Thực chất việc gói bánh chưng đang dần mai một trong xu thế bận rộn của xã hội hiện đại. Nhưng nếu để mất hình thức này, Tết sẽ mất vị đi rất nhiều.
Gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam và người Hà Nội cũng không ngoại trừ. Tuy nhiên, ngày nay khi xã hội ngày 1 phát triển, guồng quay công việc cuốn mọi người đi, thay vì quây quần gói bánh chưng bên nhau như cái Tết xưa thì ngày nay mọi người thường chọn cách đi mua sẵn.
Đi khắp Hà Nội những ngày cận Tết Kỷ Hợi 2019, người dân thi thoảng vẫn thấy trên vỉa hè những chiếc bếp củi và thùng phuy luộc bánh chưng hiện hữu.
Trên vỉa hè phố Hàng Cháo, một số gia đình nơi đây đã bắc nồi bánh chưng chung nhau trên vỉa hè. Củi đun bánh đã được cánh đàn ông đi mua từ vài hôm trước, hong khô vài nắng cho dễ cháy. Những người phụ nữ với đôi bàn tay khéo léo, nhanh thoăn thoắt rửa lá, vo gạo, đồ đỗ rồi thái thịt để chuẩn bị gói vào những chiếc lá dong xanh mướt.
Chia sẻ với PV bác Hà (56 tuổi, Hàng Cháo) cho biết: "Dù còn bận bịu nhiều việc nhưng để đón Tết Nguyên đán, một số hộ dân ở phố vẫn như truyền thống mọi năm chung nhau gói nồi bánh chưng. Chúng tôi thấy như vậy ý nghĩa hơn, cũng là để gìn giữ nét truyền thống Việt Nam".
Trong con ngõ nhỏ số 32 phố Đội Cấn - Ba Đình, bác Hoàng Thanh Cúc cũng đang bận rộn vừa bán hàng xôi, vừa trông nồi bánh chưng của cả khu. Ánh lửa đỏ dập dìu cùng khói bốc nghi ngút từ nồi bánh chưng cũng khiến không khí ngày Tết càng thêm rạo rực.
Chia sẻ về nồi bánh chưng của khu mình, bác Cúc nói: "Xóm tôi năm nay gói 50 cái từ chiều 26 Tết và luộc tại sân chung của cả khu. Năm nào cũng vậy, xóm tôi tự làm bánh chưng để cảm nhận hương sắc ngày Tết cùng nhau.
Việc gói bánh chưng rồi luộc chung cũng là để các cháu nhỏ hiểu hơn về hoạt động Tết cổ truyền. Mỗi nguyên liệu được các bà trong xóm chuẩn bị từ sớm chia khẩu phần khá đều", bác Cúc chia sẻ thêm.
Trên con phố Hàng Tre, một bếp luộc bánh chưng của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn (48 tuổi) phụ trách cũng đã được lập nên.
Anh Tuấn chia sẻ việc tự làm bánh chưng của gia đình anh đã được duy trì từ khá lâu. Ngày này cả xóm quây quần bên nhau. Cả năm bận rộn, chẳng gặp nhau được mấy nhưng nhờ nồi bánh chưng các chị gái có nhiều câu chuyện để "tám" với nhau. Các người đàn ông thì tranh thủ củi lửa và ngồi bên mâm nhậu.
Thời gian luộc bánh được tính từ khi xếp bánh chưng vào xoong và đổ nước sôi vào. Sau khoảng 10 tiếng, những chiếc bánh chưng sẽ được vớt ra rồi tiếp tục rửa bằng nước sạch trước khi ép qua 1 đêm.
Mỗi chiếc bánh chưng khi rời khỏi nồi vẫn giữ được màu xanh của lá dong, vuông thành sát cạnh và nóng hổi bốc khói.
Thực chất việc gói bánh chưng đang dần mai một trong xu thế bận rộn của xã hội hiện đại. Nhưng nếu để mất hình thức này, Tết sẽ mất vị đi rất nhiều.