Hệ thống không gian công viên Tượng đài Mẹ Thứ được tổ chức theo hình thức không gian nghi lễ truyền thống: Có quảng trường - cổng - đường dẫn chính - sân hành lễ - đài và hậu đài.Phía trước Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng là quảng trường tiền môn, nơi đón tiếp du khách trong dịp lễ hội hay thường nhật đến tham quan tìm hiểu về Mẹ anh hùng.Tiếp theo quảng trường là 8 trụ biểu chia làm hai bên, mỗi trụ có chiều cao 9m, đường kính 1.65m, con số 8 ở đây theo quan niệm của người phương Đông là con số biểu tượng cho sự phồn vinh, sự sung túc, sự đoàn tụ tốt đẹp.Các trụ biểu này khắc chạm các huyền thoại về Mẹ anh hùng, về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đan xen với những biểu tượng đó là những chạm khắc huyền thoại về suối nguồn, về lời ru của mẹ phảng phất câu dân ca Bắc bộ, điệu hò Trung bộ, điệu lý Nam bộ cùng với những nét văn hoá đặc trưng của vùng miền.Hai bên đường dẫn chính là hai khu vườn truyền thống và hiện đại với các thảm cỏ rộng, điểm xuyết nhiều cây trồng địa phương.Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng nằm ở trung tâm của quần thể, lấy nguyên mẫu từ mẹ Nguyễn Thị Thứ ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có tới 11 người con và cháu là liệt sĩ.Tượng đài cao 18,37m, chiều rộng 84,7m, chất liệu bằng đá hoa cương.Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn, khoảng 981m2 (có hình bán nguyệt). Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên.Sự kết hợp giữa tượng đài chính với hồ nước lớn, tạo nên một hình ảnh hoà quyện của Sơn- Thủy. Những làn nước trong vắt chảy lặng lẽ từ các vách đá xung quanh thân mẹ xuống các tầng hồ thể hiện sự hiến dâng âm thầm của mẹ hiền đối với các con, đối với Tổ quốc. Tình cảm đó như bát nước đầy không bao giờ vơi cạn.Phía sau tượng đài là một vườn đá. Những tảng đá lớn có khắc những bài thơ về mẹ như một vần kết về khúc tráng ca Mẹ anh hùng.Bao bọc khuôn viên là hàng nghìn cây xanh quý từ nhiều tỉnh, thành phố gửi về như thu nhỏ trùng điệp đại ngàn của cả nước trong lòng đất Quảng Nam.Nơi đây còn có không gian trưng bày hình ảnh và hiện vật về Mẹ Việt Nam anh hùng.Được hoàn thành, đưa vào đón khách từ năm 2015, quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng trở thành “địa chỉ đỏ” thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan.Đây cũng được xem là công trình văn hóa cấp quốc gia có quy mô lớn nhất cả nước.Với tổng diện tích 15ha trên đỉnh núi Cấm, quần thể Tượng đài Mẹ Thứ khiến du khách choáng ngợp trước không gian bao la rộng lớn và hùng vĩ nơi đây.>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24):
Hệ thống không gian công viên Tượng đài Mẹ Thứ được tổ chức theo hình thức không gian nghi lễ truyền thống: Có quảng trường - cổng - đường dẫn chính - sân hành lễ - đài và hậu đài.
Phía trước Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng là quảng trường tiền môn, nơi đón tiếp du khách trong dịp lễ hội hay thường nhật đến tham quan tìm hiểu về Mẹ anh hùng.
Tiếp theo quảng trường là 8 trụ biểu chia làm hai bên, mỗi trụ có chiều cao 9m, đường kính 1.65m, con số 8 ở đây theo quan niệm của người phương Đông là con số biểu tượng cho sự phồn vinh, sự sung túc, sự đoàn tụ tốt đẹp.
Các trụ biểu này khắc chạm các huyền thoại về Mẹ anh hùng, về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đan xen với những biểu tượng đó là những chạm khắc huyền thoại về suối nguồn, về lời ru của mẹ phảng phất câu dân ca Bắc bộ, điệu hò Trung bộ, điệu lý Nam bộ cùng với những nét văn hoá đặc trưng của vùng miền.
Hai bên đường dẫn chính là hai khu vườn truyền thống và hiện đại với các thảm cỏ rộng, điểm xuyết nhiều cây trồng địa phương.
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng nằm ở trung tâm của quần thể, lấy nguyên mẫu từ mẹ Nguyễn Thị Thứ ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có tới 11 người con và cháu là liệt sĩ.
Tượng đài cao 18,37m, chiều rộng 84,7m, chất liệu bằng đá hoa cương.
Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn, khoảng 981m2 (có hình bán nguyệt). Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên.
Sự kết hợp giữa tượng đài chính với hồ nước lớn, tạo nên một hình ảnh hoà quyện của Sơn- Thủy. Những làn nước trong vắt chảy lặng lẽ từ các vách đá xung quanh thân mẹ xuống các tầng hồ thể hiện sự hiến dâng âm thầm của mẹ hiền đối với các con, đối với Tổ quốc. Tình cảm đó như bát nước đầy không bao giờ vơi cạn.
Phía sau tượng đài là một vườn đá. Những tảng đá lớn có khắc những bài thơ về mẹ như một vần kết về khúc tráng ca Mẹ anh hùng.
Bao bọc khuôn viên là hàng nghìn cây xanh quý từ nhiều tỉnh, thành phố gửi về như thu nhỏ trùng điệp đại ngàn của cả nước trong lòng đất Quảng Nam.
Nơi đây còn có không gian trưng bày hình ảnh và hiện vật về Mẹ Việt Nam anh hùng.
Được hoàn thành, đưa vào đón khách từ năm 2015, quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng trở thành “địa chỉ đỏ” thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan.
Đây cũng được xem là công trình văn hóa cấp quốc gia có quy mô lớn nhất cả nước.
Với tổng diện tích 15ha trên đỉnh núi Cấm, quần thể Tượng đài Mẹ Thứ khiến du khách choáng ngợp trước không gian bao la rộng lớn và hùng vĩ nơi đây.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24):