Sáng 11/10, tại kỳ họp chuyên đề HĐND TPHCM lần thứ 7, khóa X, 80/85 đại biểu HĐND có mặt đã bỏ phiếu bầu ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: SGGP)Trong chương trình hành động của mình, ông Bùi Xuân Cường cam kết nếu được giao nhiệm vụ Phó chủ tịch UBND TPHCM phụ trách đô thị sẽ tập trung triển khai thực hiện 13 chương trình, đề án thành phần của Chương trình đột phá phát triển hạ tầng, 6 mục tiêu thuộc khối đô thị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.Ông Bùi Xuân Cường nhấn mạnh sẽ tập trung ưu tiên 3 nhóm công việc chính. Cụ thể, tập trung quản lý, khai thác hiệu quả, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu; thúc đẩy các giải pháp, chính sách thu hút các nguồn lực xã hội; ưu tiên các giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng, quản trị bền vững các nguồn lực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, công cụ mới, tiên tiến, hiện đại trong quản lý dự án đầu tư, quản lý nhà ở, quản lý tài nguyên - môi trường.Ông Cường đưa ra nhiều giải pháp cụ thể cho lĩnh vực pháp lý trong đầu tư xây dựng, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, đồng bộ, số hóa dữ liệu; rà soát các vướng mắc, sự chồng chéo của quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư xây dựng, đấu thầu, quản lý chất lượng, khai thác quyền sử dụng, quản lý khai thác vận hành... trong các lĩnh vực, chuyên ngành đô thị; kiến nghị kịp thời các bộ - ngành, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển thị trường bất động sản, phát triển đô thị của Thành phố.Trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị, ông Cường khẳng định sẽ tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng và phát triển thành phố từ quy hoạch. Ưu tiên quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị theo định hướng quy hoạch và phát triển lấy hệ thống giao thông công cộng là chủ đạo để phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư (TOD), hình thành các cộng đồng cư dân có mật độ nén cao, xung quanh hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao, đặc biệt là xung quanh các nhà ga đường sắt đô thị, các đầu mối giao thông lớn.Trong lĩnh vực xây dựng, ông Bùi Xuân Cường cam kết thúc đẩy thủ tục, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông - thành phố Thủ Đức, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam thành phố, Khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa... Phối hợp đồng bộ trong xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhất là về công viên cây xanh, trường học, bệnh viện và trùng tu, nâng cấp các thiết chế văn hóa, di tích Thành phố.Ông Cường cũng khẳng định sẽ ưu tiên việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà ở dành cho công nhân và người dân có thu nhập thấp. Đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư; cũng như xây dựng các quy chế mẫu quản lý, vận hành các loại nhà chung cư để hạn chế các tranh chấp, mâu thuẫn trong quản lý, vận hành. Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở riêng lẻ sau xây dựng mới.Trong lĩnh vực giao thông vận tải, cấp thoát nước, ông Cường nhấn mạnh sẽ tập trung khai thác hiệu quả, an toàn, đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị (giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh...). Tổ chức khai thác hiệu quả, tích hợp vận tải hành khách công cộng, giao thông đường thủy, phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và phát triển du lịch.Ưu tiên các giải pháp thúc đẩy tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình trọng điểm như Vành đai 3, Vành đai 2, Vành đai 4, Cao tốc TPHCM - Mộc Bài, nút giao An Phú, quốc lộ 50, tuyến metro số 2... Ưu tiên thúc đẩy các dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường giao thông hướng tâm kết nối cửa ngõ thành phố và kết nối Vùng; cải thiện giao thông kết nối các khu vực cảng biển Cát Lái – Phú Hữu, cảng biển Hiệp Phước. Chỉ đạo và phối hợp thực hiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết nối cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng hàng không quốc tế Long Thành.Tập trung chỉ đạo, điều hành để hoàn thành đưa vào sử dụng một số dự án lớn trong giai đoạn 2022-2025 như tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1); cơ bản hoàn thành năm 2025, đưa vào khai thác toàn bộ dự án năm 2026 đối với Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM.Trong lĩnh vực quản lý nhà (nhà công vụ, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội), ông Cường khẳng định phấn đấu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch. Tập trung vào 17 dự án vốn ngân sách và hoàn tất thủ tục chuẩn bị, mời gọi đầu tư đối với 7 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách. Tập trung triển khai 3 dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách đã được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết 05, giải quyết đồng thời yêu cầu thoát nước để chống ngập, cải thiện vệ sinh môi trường, di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị (rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, kênh Hy Vọng), triển khai 14 dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016-2020…Ông Bùi Xuân Cường sinh năm 1975, là kỹ sư Cầu đường, thạc sĩ Kỹ thuật, hành chính công. Ông Cường từng làm Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM trong khoảng 5 năm (từ 2009 đến 2014), trước khi được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM.Đến năm 2015, ông Cường đảm đương cương vị Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM. Gần 4 năm sau, UBND TP điều động ông trở lại Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM và giữ chức vụ Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TPHCM cho đến nay.Với việc kiện toàn nhân sự phó chủ tịch UBND, bộ máy lãnh đạo UBND TP.HCM hiện có 6 người, gồm Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Phan Thị Thắng, Ngô Minh Châu, Võ Văn Hoan, Dương Anh Đức và Bùi Xuân Cường.>>> Mời độc giả xem thêm video Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
Sáng 11/10, tại kỳ họp chuyên đề HĐND TPHCM lần thứ 7, khóa X, 80/85 đại biểu HĐND có mặt đã bỏ phiếu bầu ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: SGGP)
Trong chương trình hành động của mình, ông Bùi Xuân Cường cam kết nếu được giao nhiệm vụ Phó chủ tịch UBND TPHCM phụ trách đô thị sẽ tập trung triển khai thực hiện 13 chương trình, đề án thành phần của Chương trình đột phá phát triển hạ tầng, 6 mục tiêu thuộc khối đô thị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
Ông Bùi Xuân Cường nhấn mạnh sẽ tập trung ưu tiên 3 nhóm công việc chính. Cụ thể, tập trung quản lý, khai thác hiệu quả, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu; thúc đẩy các giải pháp, chính sách thu hút các nguồn lực xã hội; ưu tiên các giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng, quản trị bền vững các nguồn lực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, công cụ mới, tiên tiến, hiện đại trong quản lý dự án đầu tư, quản lý nhà ở, quản lý tài nguyên - môi trường.
Ông Cường đưa ra nhiều giải pháp cụ thể cho lĩnh vực pháp lý trong đầu tư xây dựng, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, đồng bộ, số hóa dữ liệu; rà soát các vướng mắc, sự chồng chéo của quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư xây dựng, đấu thầu, quản lý chất lượng, khai thác quyền sử dụng, quản lý khai thác vận hành... trong các lĩnh vực, chuyên ngành đô thị; kiến nghị kịp thời các bộ - ngành, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển thị trường bất động sản, phát triển đô thị của Thành phố.
Trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị, ông Cường khẳng định sẽ tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng và phát triển thành phố từ quy hoạch. Ưu tiên quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị theo định hướng quy hoạch và phát triển lấy hệ thống giao thông công cộng là chủ đạo để phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư (TOD), hình thành các cộng đồng cư dân có mật độ nén cao, xung quanh hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao, đặc biệt là xung quanh các nhà ga đường sắt đô thị, các đầu mối giao thông lớn.
Trong lĩnh vực xây dựng, ông Bùi Xuân Cường cam kết thúc đẩy thủ tục, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông - thành phố Thủ Đức, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam thành phố, Khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa... Phối hợp đồng bộ trong xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhất là về công viên cây xanh, trường học, bệnh viện và trùng tu, nâng cấp các thiết chế văn hóa, di tích Thành phố.
Ông Cường cũng khẳng định sẽ ưu tiên việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà ở dành cho công nhân và người dân có thu nhập thấp. Đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư; cũng như xây dựng các quy chế mẫu quản lý, vận hành các loại nhà chung cư để hạn chế các tranh chấp, mâu thuẫn trong quản lý, vận hành. Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở riêng lẻ sau xây dựng mới.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, cấp thoát nước, ông Cường nhấn mạnh sẽ tập trung khai thác hiệu quả, an toàn, đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị (giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh...). Tổ chức khai thác hiệu quả, tích hợp vận tải hành khách công cộng, giao thông đường thủy, phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và phát triển du lịch.
Ưu tiên các giải pháp thúc đẩy tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình trọng điểm như Vành đai 3, Vành đai 2, Vành đai 4, Cao tốc TPHCM - Mộc Bài, nút giao An Phú, quốc lộ 50, tuyến metro số 2... Ưu tiên thúc đẩy các dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường giao thông hướng tâm kết nối cửa ngõ thành phố và kết nối Vùng; cải thiện giao thông kết nối các khu vực cảng biển Cát Lái – Phú Hữu, cảng biển Hiệp Phước. Chỉ đạo và phối hợp thực hiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết nối cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tập trung chỉ đạo, điều hành để hoàn thành đưa vào sử dụng một số dự án lớn trong giai đoạn 2022-2025 như tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1); cơ bản hoàn thành năm 2025, đưa vào khai thác toàn bộ dự án năm 2026 đối với Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM.
Trong lĩnh vực quản lý nhà (nhà công vụ, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội), ông Cường khẳng định phấn đấu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch. Tập trung vào 17 dự án vốn ngân sách và hoàn tất thủ tục chuẩn bị, mời gọi đầu tư đối với 7 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách. Tập trung triển khai 3 dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách đã được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết 05, giải quyết đồng thời yêu cầu thoát nước để chống ngập, cải thiện vệ sinh môi trường, di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị (rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, kênh Hy Vọng), triển khai 14 dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016-2020…
Ông Bùi Xuân Cường sinh năm 1975, là kỹ sư Cầu đường, thạc sĩ Kỹ thuật, hành chính công. Ông Cường từng làm Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM trong khoảng 5 năm (từ 2009 đến 2014), trước khi được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM.
Đến năm 2015, ông Cường đảm đương cương vị Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM. Gần 4 năm sau, UBND TP điều động ông trở lại Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM và giữ chức vụ Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TPHCM cho đến nay.
Với việc kiện toàn nhân sự phó chủ tịch UBND, bộ máy lãnh đạo UBND TP.HCM hiện có 6 người, gồm Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Phan Thị Thắng, Ngô Minh Châu, Võ Văn Hoan, Dương Anh Đức và Bùi Xuân Cường.
>>> Mời độc giả xem thêm video Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.