Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình giữa khu rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Từ 31/1/1954 đến 15/5/1954, đây là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - khu vực được đảm bảo bí mật và an toàn tuyệt đối.Những lán trại đơn sơ làm bằng tre nứa trong di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo tồn tại di tíchTừ Sở Chỉ huy này, đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1...
Hình ảnh bên trong lán làm việc của Ban Thông tin liên lạc Chiến dịch Điện Biên PhủNếu không được giới thiệu trước, ít ai có thể hình dung chiếc lán đơn sơ này chính là nơi Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp từng ở và làm việc trong Sở Chỉ huy.Lán của Đại tướng được nhiều du khách tham quan và chụp ảnh kỷ niệm.Bên cạnh nơi ở và làm việc của Đại tướng là căn hầm trú ẩn được đào xuyên qua lòng núi. Mỗi khi có máy bay hoặc chiến sự, Đại tướng sẽ xuống hầm để chỉ huy.Đường hầm xuyên núi dài 69m, cao 1,70m, rộng từ 1m đến 3m. Từ lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể thông sang lán của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh.Trong 105 ngày hoạt động, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã phát ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định, đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm của quân Pháp, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Vào những ngày tháng 5 lịch sử, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là địa chỉ đỏ của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử."Đây là lần đầu tiên tôi được tới đây. Tôi thấy rừng núi thiên nhiên nơi đây rất đẹp. Hơn hết, được chứng kiến tận mắt nơi ở, làm việc và nghe những câu chuyện lịch sử của ông cha ta ngày xưa, tôi cảm thấy rất xúc động và tự hào", anh Vũ Đình Ri (40 tuổi, Hà Nội, trong ảnh) chia sẻ.Cũng tại khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ có một khu vực thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Người dân và du khách dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng của nhân dân.Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi lên Điện Biên Phủ năm 1954 được trưng bày tại di tích.Ảnh tư liệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần thăm lại lán làm việc tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các chiến sĩ trong niềm vui chiến thắng tại Điện Biên Phủ.Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng.
Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình giữa khu rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Từ 31/1/1954 đến 15/5/1954, đây là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - khu vực được đảm bảo bí mật và an toàn tuyệt đối.
Những lán trại đơn sơ làm bằng tre nứa trong di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo tồn tại di tích
Từ Sở Chỉ huy này, đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1...
Hình ảnh bên trong lán làm việc của Ban Thông tin liên lạc Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nếu không được giới thiệu trước, ít ai có thể hình dung chiếc lán đơn sơ này chính là nơi Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp từng ở và làm việc trong Sở Chỉ huy.
Lán của Đại tướng được nhiều du khách tham quan và chụp ảnh kỷ niệm.
Bên cạnh nơi ở và làm việc của Đại tướng là căn hầm trú ẩn được đào xuyên qua lòng núi. Mỗi khi có máy bay hoặc chiến sự, Đại tướng sẽ xuống hầm để chỉ huy.
Đường hầm xuyên núi dài 69m, cao 1,70m, rộng từ 1m đến 3m. Từ lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể thông sang lán của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh.
Trong 105 ngày hoạt động, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã phát ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định, đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm của quân Pháp, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Vào những ngày tháng 5 lịch sử, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là địa chỉ đỏ của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.
"Đây là lần đầu tiên tôi được tới đây. Tôi thấy rừng núi thiên nhiên nơi đây rất đẹp. Hơn hết, được chứng kiến tận mắt nơi ở, làm việc và nghe những câu chuyện lịch sử của ông cha ta ngày xưa, tôi cảm thấy rất xúc động và tự hào", anh Vũ Đình Ri (40 tuổi, Hà Nội, trong ảnh) chia sẻ.
Cũng tại khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ có một khu vực thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người dân và du khách dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng của nhân dân.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi lên Điện Biên Phủ năm 1954 được trưng bày tại di tích.
Ảnh tư liệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần thăm lại lán làm việc tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các chiến sĩ trong niềm vui chiến thắng tại Điện Biên Phủ.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng.