Ngày 21/2, TS. Đỗ Văn Đỉnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết “Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19” đã được hoàn thiện sau 32 giờ “thần tốc” chế tạo.Ý tưởng chế tạo robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19 được hình thành khi một nhóm 15 cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ tham gia hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu làm công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và phục vụ người trong Bệnh viện Dã chiến số 1, các khu cách ly tập trung.Thời điểm này, nhóm cán bộ, giảng viên nhận thấy việc tiếp xúc thường xuyên với F1 có thể làm gia tăng khả năng lây nhiễm chéo nên đã đề xuất lên Ban Giám hiệu nhà trường nghiên cứu, chế tạo một robot chuyên thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm. Tối 18/2, chủ trương nghiên cứu, chế tạo “Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19” đã được Ban Giám hiệu Trường Đại học Sao Đỏ phê duyệt. Sáng sớm hôm sau, “Nhóm nghiên cứu” do TS Đỗ Văn Đỉnh và 5 cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm của 2 khoa Điện và Cơ khí bắt đầu nhóm họp, bàn bạc, lên bản vẽ thiết kế… Chỉ sau khoảng 3 giờ, nhóm đã hoàn thành nghiên cứu và lên bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên để bắt đầu chế tạo nhóm phải đợi nguyên liệu từ Hà Nội chuyển về. Suốt từ sáng 19 đến trưa 20/2, các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã làm việc liên tục, với quyết tâm hoàn thành chế tạo robot sớm phút nào hay phút ấy. Kết quả cho thấy robot rất biết “nghe lời”, hoạt động hiệu quả, di chuyển linh hoạt, chỉ cần nâng cấp một vài chi tiết là hoàn thiện.Robot sử dụng nguồn điện 1 chiều (12V, có thể chạy 4 ngày liên tục mới phải nạp thêm), di chuyển trên hệ thống bánh xích giống xe tăng, cao 1,5m, với 3 tầng giá đựng có thể chứa cơm, quần áo, nước sát khuẩn và các vật dụng khác phục vụ trong các bệnh viện dã chiến, khu cách ly y tế tập trung. Mỗi lần vận chuyển robot này có thể mang theo hơn 100kg nhu yếu phẩm. Với bộ điều khiển bằng tay, người sử dụng có thể điều khiển robot di chuyển tiến, lùi, rẽ phải, rẽ trái tùy ý trong bán kính 200m. Robot này có thể di chuyển trên bề mặt có độ dốc, nghiêng. TS. Đỗ Văn Đỉnh cho biết, mỗi lần vận chuyển robot này có thể mang theo hơn 100kg nhu yếu phẩm và có thể còn hơn. Hôm qua cho chạy thử nghiệm ở Bệnh viện Dã chiến số 1, nhà trường cho 3 giảng viên cả nam và nữ cùng ngồi lên mà robot vẫn chạy tốt. Tiến sĩ Đỉnh cho hay, nhóm nghiên cứu của nhà trường hiện vẫn đang tiếp tục cải tiến và lắp ráp những mẫu xe tự hành khác để phục vụ cho các bệnh viện dã chiến với tiêu chí thông minh hơn, tiến tới tự động hóa hoàn toàn. Lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Chí Linh nhận xét, robot vận hành dễ dàng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng đầy đủ các tính năng đối với bệnh viện dã chiến. Việc sử dụng robot sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc gần giữa người với người trong khu cách ly tập trung hoặc trong các bệnh viện dã chiến. Điều này sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. >>> Mời độc giả xem video robot được đưa vào chạy thử nghiệm.
Ngày 21/2, TS. Đỗ Văn Đỉnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết “Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19” đã được hoàn thiện sau 32 giờ “thần tốc” chế tạo.
Ý tưởng chế tạo robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19 được hình thành khi một nhóm 15 cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ tham gia hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu làm công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và phục vụ người trong Bệnh viện Dã chiến số 1, các khu cách ly tập trung.
Thời điểm này, nhóm cán bộ, giảng viên nhận thấy việc tiếp xúc thường xuyên với F1 có thể làm gia tăng khả năng lây nhiễm chéo nên đã đề xuất lên Ban Giám hiệu nhà trường nghiên cứu, chế tạo một robot chuyên thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm.
Tối 18/2, chủ trương nghiên cứu, chế tạo “Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phòng chống dịch COVID-19” đã được Ban Giám hiệu Trường Đại học Sao Đỏ phê duyệt. Sáng sớm hôm sau, “Nhóm nghiên cứu” do TS Đỗ Văn Đỉnh và 5 cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm của 2 khoa Điện và Cơ khí bắt đầu nhóm họp, bàn bạc, lên bản vẽ thiết kế…
Chỉ sau khoảng 3 giờ, nhóm đã hoàn thành nghiên cứu và lên bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên để bắt đầu chế tạo nhóm phải đợi nguyên liệu từ Hà Nội chuyển về. Suốt từ sáng 19 đến trưa 20/2, các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã làm việc liên tục, với quyết tâm hoàn thành chế tạo robot sớm phút nào hay phút ấy.
Kết quả cho thấy robot rất biết “nghe lời”, hoạt động hiệu quả, di chuyển linh hoạt, chỉ cần nâng cấp một vài chi tiết là hoàn thiện.
Robot sử dụng nguồn điện 1 chiều (12V, có thể chạy 4 ngày liên tục mới phải nạp thêm), di chuyển trên hệ thống bánh xích giống xe tăng, cao 1,5m, với 3 tầng giá đựng có thể chứa cơm, quần áo, nước sát khuẩn và các vật dụng khác phục vụ trong các bệnh viện dã chiến, khu cách ly y tế tập trung. Mỗi lần vận chuyển robot này có thể mang theo hơn 100kg nhu yếu phẩm.
Với bộ điều khiển bằng tay, người sử dụng có thể điều khiển robot di chuyển tiến, lùi, rẽ phải, rẽ trái tùy ý trong bán kính 200m. Robot này có thể di chuyển trên bề mặt có độ dốc, nghiêng.
TS. Đỗ Văn Đỉnh cho biết, mỗi lần vận chuyển robot này có thể mang theo hơn 100kg nhu yếu phẩm và có thể còn hơn. Hôm qua cho chạy thử nghiệm ở Bệnh viện Dã chiến số 1, nhà trường cho 3 giảng viên cả nam và nữ cùng ngồi lên mà robot vẫn chạy tốt. Tiến sĩ Đỉnh cho hay, nhóm nghiên cứu của nhà trường hiện vẫn đang tiếp tục cải tiến và lắp ráp những mẫu xe tự hành khác để phục vụ cho các bệnh viện dã chiến với tiêu chí thông minh hơn, tiến tới tự động hóa hoàn toàn.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Chí Linh nhận xét, robot vận hành dễ dàng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng đầy đủ các tính năng đối với bệnh viện dã chiến.
Việc sử dụng robot sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc gần giữa người với người trong khu cách ly tập trung hoặc trong các bệnh viện dã chiến. Điều này sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
>>> Mời độc giả xem video robot được đưa vào chạy thử nghiệm.