Cầu Đuống là một cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua sông Đuống, trên quốc lộ 1A cũ, nối phường Đức Giang thuộc quận Long Biên với thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm (TP Hà Nội). Cầu xây vào cuối thế kỷ 19 nhưng bị phá hủy trong chiến tranh chống Mỹ. Sau chiến tranh, cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ với chiều dài 225m. Cầu Đuống có đường sắt đơn khổ 1.435mm ở chính giữa, hai bên có làn đường cho các phương tiện cơ giới. Tuy nhiên khoảng hai tháng trở lại đây, mố cầu Đuống đầu phía Bắc xuất hiện nhiều vết rạn nứt rộng Lớn chạy dài, cả phần bờ kè xung quanh cũng sụt bị lún nghiêm trọng.Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho báo chí biết, từ ngày 3/10, phía hạ lưu cầu Đuống xuất hiện thêm vết nứt tại vị trí tiếp giáp giữa tứ nón và tường cánh mố cầu. Tại phần thân tứ nón có bốn vết nứt, trong đó có vết dài 6,7m, hở rộng 8,5cm, mặt tứ nón có 3 vết nứt, trong đó có vết nứt lớn dài 3,7m, mép ngoài tứ nón hở rộng 6cm.Ngoài ra, tại đây xuất hiện vết nứt trên bề mặt tường chắn, có dấu hiệu chuyển tại khu vực tiếp giáp giữa đốt số 2 và số 3, đá hộc xây gia cố sau lưng tường chắn bị lún sụt, đơn vị quản lý phải đặt biển báo nguy hiểm cho người dân biết.Các vết nứt chạy dài từ mố cầu Đuống đến tận vị trí tiếp giáp với mặt sông.Tại nhiều vị trí bề mặt mố cầu Đuống đã bị tách ra làm hai, gờ bê tông bị gãy ra thành từng đoạn tạo khe hở rất lớn.Một số vị trí khác bị sụt lún rất sâu.Các vết nứt còn ăn sâu vào đường bộ.Bề mặt bê tông tại một số vị trí khác bị sụt lún sâu, tạo thành những “bậc thang” ở mố cầu Đuống. Cơ quan chức năng hiện tại đã phong tỏa một phần khu vực mố cầu Đuống bị ảnh hưởng vì sụt lún, rạn nứt, cử người theo dõi 24/24.Phần đất phía trong của bờ kè phía Bắc tiếp giáp với mặt sông đã sụt khoảng 30 cmCác vết nứt phía hạ lưu cầu Đuống còn chạy dọc theo đường đi và nhà của các hộ dân ở tổ dân phố Đuống 2, thị trấn Yên Viên.Khoảng hơn 10 hộ dân thuộc tổ dân phố Đuống 2 (thị Trấn Yên Viên) phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sự cố này.Vết nứt rộng lớn, chạy dài khắp xung quanh.Nhiều vị trí nhà dân bị vết nứt làm sụt lún, nguy cơ bị "hà bá" nuốt chửng.Trước tình hình nguy hiểm một số gia đình đã phải rời đi nơi khác, thuê nhà để sống.Bà Bùi Thị Dậu (một trong những hộ dân bị ảnh hưởng) cho biết, nhà tôi bị lún nứt nghiêm trọng nên các con cháu đã phải ra ngoài thuê trọ ở. Hiện tại chính quyền vẫn đang xem xét giải quyết.
Cầu Đuống là một cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua sông Đuống, trên quốc lộ 1A cũ, nối phường Đức Giang thuộc quận Long Biên với thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm (TP Hà Nội). Cầu xây vào cuối thế kỷ 19 nhưng bị phá hủy trong chiến tranh chống Mỹ. Sau chiến tranh, cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ với chiều dài 225m. Cầu Đuống có đường sắt đơn khổ 1.435mm ở chính giữa, hai bên có làn đường cho các phương tiện cơ giới. Tuy nhiên khoảng hai tháng trở lại đây, mố cầu Đuống đầu phía Bắc xuất hiện nhiều vết rạn nứt rộng Lớn chạy dài, cả phần bờ kè xung quanh cũng sụt bị lún nghiêm trọng.
Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho báo chí biết, từ ngày 3/10, phía hạ lưu cầu Đuống xuất hiện thêm vết nứt tại vị trí tiếp giáp giữa tứ nón và tường cánh mố cầu. Tại phần thân tứ nón có bốn vết nứt, trong đó có vết dài 6,7m, hở rộng 8,5cm, mặt tứ nón có 3 vết nứt, trong đó có vết nứt lớn dài 3,7m, mép ngoài tứ nón hở rộng 6cm.
Ngoài ra, tại đây xuất hiện vết nứt trên bề mặt tường chắn, có dấu hiệu chuyển tại khu vực tiếp giáp giữa đốt số 2 và số 3, đá hộc xây gia cố sau lưng tường chắn bị lún sụt, đơn vị quản lý phải đặt biển báo nguy hiểm cho người dân biết.
Các vết nứt chạy dài từ mố cầu Đuống đến tận vị trí tiếp giáp với mặt sông.
Tại nhiều vị trí bề mặt mố cầu Đuống đã bị tách ra làm hai, gờ bê tông bị gãy ra thành từng đoạn tạo khe hở rất lớn.
Một số vị trí khác bị sụt lún rất sâu.
Các vết nứt còn ăn sâu vào đường bộ.
Bề mặt bê tông tại một số vị trí khác bị sụt lún sâu, tạo thành những “bậc thang” ở mố cầu Đuống. Cơ quan chức năng hiện tại đã phong tỏa một phần khu vực mố cầu Đuống bị ảnh hưởng vì sụt lún, rạn nứt, cử người theo dõi 24/24.
Phần đất phía trong của bờ kè phía Bắc tiếp giáp với mặt sông đã sụt khoảng 30 cm
Các vết nứt phía hạ lưu cầu Đuống còn chạy dọc theo đường đi và nhà của các hộ dân ở tổ dân phố Đuống 2, thị trấn Yên Viên.
Khoảng hơn 10 hộ dân thuộc tổ dân phố Đuống 2 (thị Trấn Yên Viên) phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sự cố này.
Vết nứt rộng lớn, chạy dài khắp xung quanh.
Nhiều vị trí nhà dân bị vết nứt làm sụt lún, nguy cơ bị "hà bá" nuốt chửng.
Trước tình hình nguy hiểm một số gia đình đã phải rời đi nơi khác, thuê nhà để sống.
Bà Bùi Thị Dậu (một trong những hộ dân bị ảnh hưởng) cho biết, nhà tôi bị lún nứt nghiêm trọng nên các con cháu đã phải ra ngoài thuê trọ ở. Hiện tại chính quyền vẫn đang xem xét giải quyết.