Xã Quang Trung (Vụ Bản, Nam Định) từ lâu được mọi người biết đến với nghề rèn dao, kéo truyền thống nổi tiếng. Năm 2007, UBND tỉnh Nam Định quyết định xây dựng Cụm công nghiệp Quang Trung nhằm ưu tiên chuyển hóa toàn bộ máy búa rèn ra khỏi khu vực dân cư sinh sống, quy hoạch sản xuất tập trung, tránh việc ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy khác.Thế nhưng, nhiều năm qua trên địa bàn xã đã xảy ra tình trạng hàng loạt nhà kiên cố được xây dựng trái phép trên đất Dự án Cụm công nghiệp Quang Trung nhưng chính quyền “làm ngơ”.Điều đáng nói, theo như phản ánh của bà Bùi Thị Sinh (xóm Hội 2), cùng nhiều người dân khác ở xã, cụm công nghiệp hoàn thành nhưng người dân trong vùng lại không được ưu tiên mua đất, thay vào đó là “cò đất”.Dân muốn chuyển ra đó tiếp tục sản xuất nhưng phải mua lại đất với giá rất cao. Không có tiền, không thể di dời máy búa rèn ra khỏi xóm, đành để như cũ.Trong khi đó, có sự việc những hộ gia đình khác không sử dụng đất ruộng thu hồi của dân xã Quang Trung vào hoạt động phát triển làng nghề mà sử dụng vào rất nhiều mục đích khác như làm nhà ở, phòng trà, phòng tập GYM...Theo như lời của Phó chủ tịch xã Quang Trung Nguyễn Văn Dung, đối với những hộ đã xây nhà và sinh sống trên đất cụm công nghiệp, chưa có hộ nào được cấp đất thổ cư, cũng không phải đất thuê, tất cả chỉ là tạm giao đất nhưng rất nhiều ngôi nhà được xây kiên cố, trở thành nhà ở của các hộ gia đình.Theo như Phó chủ tịch xã Quang Trung thừa nhận: tất cả mới chỉ là tạm giao đất, ngoại trừ 2 doanh nghiệp đã được cấp phépMột ngôi nhà mới được xây xong và đã có hộ gia đình chuyển đến ở, không thấy có hoạt động sản xuất gìNếu nhìn hiện trạng Cụm công nghiệp Quang Trung (huyện Vụ Bản, Nam Định) thì người ta sẽ nghĩ đây là khu dân cư chứ không phải khu công nghiệp.Đây là một hộ gia đình buôn bán cây cảnh trong Cụm công nghiệp Quang Trung.Một hộ khác cũng xây nhà trên đất tạm giao ở Cụm công nghiệp Quang Trung.Hộ gia đình này xây nhà ở đây, và kết hợp buôn bán bia mộ.Cả Cụm công nghiệp chỉ có 2 nhà máy hoạt động đúng mục đích sử dụng.Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Công ty Luật Đại Nam, Đoàn luật sư tp Hà Nội thì cho rằng, mục đích của Dự án Cụm công nghiệp Quang Trung đã bị “biến thái”. Để xảy ra sự việc này, chắc chắn phải có đông cơ, mục đích gì đó. Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cần lập đoàn thanh, kiểm tra xem xét và xử lý đối với những cán bộ huyện, xã đã để xảy ra câu chuyện sai trái lâu năm như vậy, gây bức xúc cho người dân địa phương, mất niềm tin vào sự nghiêm minh của pháp luật.Câu lạc bộ Yoga với nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại.Theo phản ánh của người dân Quang Trung, dân làng rèn nếu muốn chuyển ra sản xuất tại cụm công nghiệp đều phải qua tay cò đất, mua lại với giá cao. Đây là một mảnh đất đang được chủ sở hữu quây rào chờ bán với giá cao.Trong khi nhiều hộ dân làm nghề rèn truyền thống xã Quang Trung không có đất sản xuất thì đất Cụm công nghiệp bị mua bán, biến thành đất ở. Cụm công nghiệp Quang Trung đang biến tướng thành Khu dân cư trái phép.
Xã Quang Trung (Vụ Bản, Nam Định) từ lâu được mọi người biết đến với nghề rèn dao, kéo truyền thống nổi tiếng. Năm 2007, UBND tỉnh Nam Định quyết định xây dựng
Cụm công nghiệp Quang Trung nhằm ưu tiên chuyển hóa toàn bộ máy búa rèn ra khỏi khu vực dân cư sinh sống, quy hoạch sản xuất tập trung, tránh việc ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy khác.
Điều đáng nói, theo như phản ánh của bà Bùi Thị Sinh (xóm Hội 2), cùng nhiều người dân khác ở xã, cụm công nghiệp hoàn thành nhưng người dân trong vùng lại không được ưu tiên mua đất, thay vào đó là “cò đất”.
Dân muốn chuyển ra đó tiếp tục sản xuất nhưng phải mua lại đất với giá rất cao. Không có tiền, không thể di dời máy búa rèn ra khỏi xóm, đành để như cũ.
Trong khi đó, có sự việc những hộ gia đình khác không sử dụng đất ruộng thu hồi của dân xã Quang Trung vào hoạt động phát triển làng nghề mà sử dụng vào rất nhiều mục đích khác như làm nhà ở, phòng trà, phòng tập GYM...
Theo như lời của Phó chủ tịch xã Quang Trung Nguyễn Văn Dung, đối với những hộ đã xây nhà và sinh sống trên đất cụm công nghiệp, chưa có hộ nào được cấp đất thổ cư, cũng không phải đất thuê, tất cả chỉ là tạm giao đất nhưng rất nhiều ngôi nhà được xây kiên cố, trở thành nhà ở của các hộ gia đình.
Theo như Phó chủ tịch xã Quang Trung thừa nhận: tất cả mới chỉ là tạm giao đất, ngoại trừ 2 doanh nghiệp đã được cấp phép
Một ngôi nhà mới được xây xong và đã có hộ gia đình chuyển đến ở, không thấy có hoạt động sản xuất gì
Nếu nhìn hiện trạng Cụm công nghiệp Quang Trung (huyện Vụ Bản, Nam Định) thì người ta sẽ nghĩ đây là khu dân cư chứ không phải khu công nghiệp.
Đây là một hộ gia đình buôn bán cây cảnh trong Cụm công nghiệp Quang Trung.
Một hộ khác cũng xây nhà trên đất tạm giao ở Cụm công nghiệp Quang Trung.
Hộ gia đình này xây nhà ở đây, và kết hợp buôn bán bia mộ.
Cả Cụm công nghiệp chỉ có 2 nhà máy hoạt động đúng mục đích sử dụng.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Công ty Luật Đại Nam, Đoàn luật sư tp Hà Nội thì cho rằng, mục đích của Dự án Cụm công nghiệp Quang Trung đã bị “biến thái”. Để xảy ra sự việc này, chắc chắn phải có đông cơ, mục đích gì đó. Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cần lập đoàn thanh, kiểm tra xem xét và xử lý đối với những cán bộ huyện, xã đã để xảy ra câu chuyện sai trái lâu năm như vậy, gây bức xúc cho người dân địa phương, mất niềm tin vào sự nghiêm minh của pháp luật.
Câu lạc bộ Yoga với nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại.
Theo phản ánh của người dân Quang Trung, dân làng rèn nếu muốn chuyển ra sản xuất tại cụm công nghiệp đều phải qua tay cò đất, mua lại với giá cao. Đây là một mảnh đất đang được chủ sở hữu quây rào chờ bán với giá cao.
Trong khi nhiều hộ dân làm nghề rèn truyền thống xã Quang Trung không có đất sản xuất thì đất Cụm công nghiệp bị mua bán, biến thành đất ở.