Mưa lũ lịch sử miền Trung những ngày qua đã để lại những thiệt hại vô cùng nặng nề khi cướp đi sinh mạng, nhấn chìm hàng chục nghìn ngôi nhà. Đáng chú ý, vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã khiến 17 công nhân mất tích và 13 cán bộ chiến sĩ hi sinh. Ngày 12/10, và vụ sạt lở đất ở Quảng Trị khiến 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 bị vùi lấp.Cùng với lực lượng tìm kiếm cứu hộ, nhiều PV đã đến các hiện trường tác nghiệp đưa tin kịp thời về công tác cứu hộ của các lực lượng chức năng. Một trong những nữ phóng viên thu hút sự chú ý từ dư luận, đó là Trung úy Phan Thanh Hà, nữ phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. Dịp này, cũng là dịp báo Quân đội nhân dân trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ra số báo đầu tiên (20/10/1950 - 20/10/2020), các thế hệ người làm báo Quân đội nhân dân tề tựu, sum vầy, cùng ôn lại lời dạy của Bác Hồ nhưng nữ PV Thanh Hà cùng các đồng nghiệp đang trên đường tác nghiệp vào vùng bão lụt, hiểm nguy, dầm mưa, lăn lộn để cùng các đồng chí, đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung.Trên báo Quân đội nhân dân những ngày qua là những bản tin kịp thời truyền tải thông tin về công tác cứu hộ các cán bộ, chiến sĩ tại tiểu khu 67 đến cứu hộ các công nhân thủy điện Rào Trăng 3 và cứu hộ các chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 trong vụ sạt lở đất ở Quảng Trị. Trong những bản tin ấy là sự xuất hiện, dẫn chương trình thực tế tại hiện trường của nữ phóng viên Phan Thanh Hà.Để vào đến hiện trường tác nghiệp, đối với các phóng viên nam đã là quá vất vả, gian nan đối với các nữ phóng viên, sự gian nan vất vả ấy các nhân lên gấp bội. Bởi đường dẫn vào hiện trường các vụ sạt lở đều có nhiều điểm sạt lở do mưa bão, giao thông bị chia cắt, vô cùng hiểm trở. Tuy nhiên, nữ phóng viên Thanh Hà với tinh thần người lính bộ đội cụ Hồ đã vượt qua những khó khăn, nguy hiểm ấy để đưa những bản tin chân thực, chính xác từ hiện trường đến với độc giả cả nước. Nhiều bài viết, phóng sự trong số đó đã thực sự gây xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu bạn đọc... Ảnh: QĐNDXin dẫn lại lời của trung tá Hoàng Khánh Trình, PV báo Quân đội nhân dân trên tờ báo này để thấy rõ sự khó khăn vất vả của những phóng viên tác nghiệp tại hiện trường. "Từ sở chỉ huy tiền phương đến hiện trường Tiểu khu 67 phải băng qua 15km đường xuyên rừng. Mặt đường bị cày xới, ngầm sâu, dốc cao, đất đá lởm chởm... khiến nhiều pha “thót tim”".Trong điều kiện đường xá bị chia cắt, mưa xối xả ngập trắng các con đường, nhóm phóng viên Báo QĐND trong đó có nữ phóng viên Thanh Hà đã tìm mọi cách, bằng mọi phương tiện cơ động, có lúc bằng cả xe công-nông, tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở Tiểu khu 67. Tại hiện trường, nhóm PV đã phải thức trắng đêm để tìm đồng đội và ghi lại những hình ảnh, thước phim kịp thời thông tin đến hàng triệu bạn đọc cả nước đang dõi theo.Hình ảnh Trung úy Phan Thanh Hà không ngại vất vả, theo chân đoàn tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, nghẹn ngào đưa thông tin đã tìm thấy thi thể của 13 cán bộ, chiến sĩ đã chạm đến trái tim của hàng nghìn độc giả theo dõi Báo QĐND Điện tử cũng như trên các trang mạng xã hội. Đứng trước những mất mát lớn lao của đồng đội, có những lúc, trong quá trình tác nghiệp, cô như lạc giọng đi nhưng vai trò là một phóng viên, cô tự kiềm chế những cảm xúc của bản thân để hoàn thành việc đưa tin một cách hiệu quả nhất.Phan Thanh Hà là một trong những phóng viên còn rất trẻ công tác tại Phòng biên tập Báo QĐND Điện tử. Là một phát thanh viên, MC kiêm biên tập viên. Cô tham gia cùng nhóm phóng viên hành quân vào rốn lũ lần này.Trong suốt quá trình tác nghiệp, trên trang cá nhân, nữ phóng viên Phan Thanh Hà cũng bày tỏ tâm trạng của mình trước sự hi sinh của các đồng đội. Trong một dòng trạng thái, cô viết rằng: " Nước mắt của Tổng Tham mưu trưởng đã rơi...Nỗi đau lại chồng lên nỗi đau. Chúng em lại nhận nhiệm vụ lên đường vào Quảng Trị, lại đón các anh.. những đồng đội! Nước mắt em rơi mệt mỏi, nhưng nghe tin chẳng thể nào rơi đc nữa. Hít một hơi... đi thôi người chiến sĩ... quả thực nước lũ miền Trung không thể nhiều bằng nước mắt người dân, người thân và người lính...Đọc xong thư của Tổng biên tập... cháu sẵn sàng nhận nhiệm vụ ạ".Tinh thần tác nghiệp của nữ phóng viên Phan Thanh Hà cũng như nhóm phóng viên báo Quân đội nhân dân tác nghiệp tại hiện trường các vụ sạt lở và công tác cứu hộ tại một số tỉnh miền Trung bị ngập lụt cho thấy họ luôn giữ vững tinh thần nhà báo chiến sĩ, tâm thế người lính “Bộ đội Cụ Hồ” trong quá trình tác nghiệp, luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phương pháp tác nghiệp, hiệu quả xã hội các tác phẩm báo chí, hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao trong chuyến công tác nhiều gian nan và nước mắt này.
Mưa lũ lịch sử miền Trung những ngày qua đã để lại những thiệt hại vô cùng nặng nề khi cướp đi sinh mạng, nhấn chìm hàng chục nghìn ngôi nhà. Đáng chú ý, vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã khiến 17 công nhân mất tích và 13 cán bộ chiến sĩ hi sinh. Ngày 12/10, và vụ sạt lở đất ở Quảng Trị khiến 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 bị vùi lấp.
Cùng với lực lượng tìm kiếm cứu hộ, nhiều PV đã đến các hiện trường tác nghiệp đưa tin kịp thời về công tác cứu hộ của các lực lượng chức năng. Một trong những nữ phóng viên thu hút sự chú ý từ dư luận, đó là Trung úy Phan Thanh Hà, nữ phóng viên Báo Quân đội Nhân dân.
Dịp này, cũng là dịp báo Quân đội nhân dân trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ra số báo đầu tiên (20/10/1950 - 20/10/2020), các thế hệ người làm báo Quân đội nhân dân tề tựu, sum vầy, cùng ôn lại lời dạy của Bác Hồ nhưng nữ PV Thanh Hà cùng các đồng nghiệp đang trên đường tác nghiệp vào vùng bão lụt, hiểm nguy, dầm mưa, lăn lộn để cùng các đồng chí, đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung.
Trên báo Quân đội nhân dân những ngày qua là những bản tin kịp thời truyền tải thông tin về công tác cứu hộ các cán bộ, chiến sĩ tại tiểu khu 67 đến cứu hộ các công nhân thủy điện Rào Trăng 3 và cứu hộ các chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 trong vụ sạt lở đất ở Quảng Trị. Trong những bản tin ấy là sự xuất hiện, dẫn chương trình thực tế tại hiện trường của nữ phóng viên Phan Thanh Hà.
Để vào đến hiện trường tác nghiệp, đối với các phóng viên nam đã là quá vất vả, gian nan đối với các nữ phóng viên, sự gian nan vất vả ấy các nhân lên gấp bội. Bởi đường dẫn vào hiện trường các vụ sạt lở đều có nhiều điểm sạt lở do mưa bão, giao thông bị chia cắt, vô cùng hiểm trở. Tuy nhiên, nữ phóng viên Thanh Hà với tinh thần người lính bộ đội cụ Hồ đã vượt qua những khó khăn, nguy hiểm ấy để đưa những bản tin chân thực, chính xác từ hiện trường đến với độc giả cả nước. Nhiều bài viết, phóng sự trong số đó đã thực sự gây xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu bạn đọc... Ảnh: QĐND
Xin dẫn lại lời của trung tá Hoàng Khánh Trình, PV báo Quân đội nhân dân trên tờ báo này để thấy rõ sự khó khăn vất vả của những phóng viên tác nghiệp tại hiện trường. "Từ sở chỉ huy tiền phương đến hiện trường Tiểu khu 67 phải băng qua 15km đường xuyên rừng. Mặt đường bị cày xới, ngầm sâu, dốc cao, đất đá lởm chởm... khiến nhiều pha “thót tim”".
Trong điều kiện đường xá bị chia cắt, mưa xối xả ngập trắng các con đường, nhóm phóng viên Báo QĐND trong đó có nữ phóng viên Thanh Hà đã tìm mọi cách, bằng mọi phương tiện cơ động, có lúc bằng cả xe công-nông, tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở Tiểu khu 67. Tại hiện trường, nhóm PV đã phải thức trắng đêm để tìm đồng đội và ghi lại những hình ảnh, thước phim kịp thời thông tin đến hàng triệu bạn đọc cả nước đang dõi theo.
Hình ảnh Trung úy Phan Thanh Hà không ngại vất vả, theo chân đoàn tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, nghẹn ngào đưa thông tin đã tìm thấy thi thể của 13 cán bộ, chiến sĩ đã chạm đến trái tim của hàng nghìn độc giả theo dõi Báo QĐND Điện tử cũng như trên các trang mạng xã hội. Đứng trước những mất mát lớn lao của đồng đội, có những lúc, trong quá trình tác nghiệp, cô như lạc giọng đi nhưng vai trò là một phóng viên, cô tự kiềm chế những cảm xúc của bản thân để hoàn thành việc đưa tin một cách hiệu quả nhất.
Phan Thanh Hà là một trong những phóng viên còn rất trẻ công tác tại Phòng biên tập Báo QĐND Điện tử. Là một phát thanh viên, MC kiêm biên tập viên. Cô tham gia cùng nhóm phóng viên hành quân vào rốn lũ lần này.
Trong suốt quá trình tác nghiệp, trên trang cá nhân, nữ phóng viên Phan Thanh Hà cũng bày tỏ tâm trạng của mình trước sự hi sinh của các đồng đội. Trong một dòng trạng thái, cô viết rằng: " Nước mắt của Tổng Tham mưu trưởng đã rơi...Nỗi đau lại chồng lên nỗi đau. Chúng em lại nhận nhiệm vụ lên đường vào Quảng Trị, lại đón các anh.. những đồng đội! Nước mắt em rơi mệt mỏi, nhưng nghe tin chẳng thể nào rơi đc nữa. Hít một hơi... đi thôi người chiến sĩ... quả thực nước lũ miền Trung không thể nhiều bằng nước mắt người dân, người thân và người lính...Đọc xong thư của Tổng biên tập... cháu sẵn sàng nhận nhiệm vụ ạ".
Tinh thần tác nghiệp của nữ phóng viên Phan Thanh Hà cũng như nhóm phóng viên báo Quân đội nhân dân tác nghiệp tại hiện trường các vụ sạt lở và công tác cứu hộ tại một số tỉnh miền Trung bị ngập lụt cho thấy họ luôn giữ vững tinh thần nhà báo chiến sĩ, tâm thế người lính “Bộ đội Cụ Hồ” trong quá trình tác nghiệp, luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phương pháp tác nghiệp, hiệu quả xã hội các tác phẩm báo chí, hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao trong chuyến công tác nhiều gian nan và nước mắt này.