Sáng 17/1 (23 tháng Chạp), nhiều gia đình mua cá chép về cúng để tiễn ông Táo "chầu trời". Theo quan niệm người Việt, sau khi cá chép hóa rồng, sẽ trở thành phương tiện để ông Táo cưỡi vượt Vũ môn lên Thiên đình. Như mọi năm, nhiều người dân thường tập trung tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) để lễ Phật và thả cá chép xuống sông Sài Gòn. Từ sáng sớm, nhiều người dân đưa cá ra khu vực bờ sông Sài Gòn sát bên chùa Diệu Pháp để thả. Phần lớn cá được phóng sinh khu vực này là cá chép vàng.Nhiều người vào lễ Phật và cầu xin những điều tốt đẹp cho năm mới sắp tới trước khi đưa cá chép ra sông thả.Theo phong tục người Việt, thường mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 3 con cá chép thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi tạ lễ hóa vàng, người dân sẽ đưa ra khu vực sông, hồ lớn để thả cá phóng sinh.Tuy nhiên, nhiều gia đình không chỉ thả 3 con theo phong tục mà có thể thả số lượng lớn.Không chỉ thả cá chép vàng, có người còn thả cá trê.Chùa Diệu Pháp là địa điểm thường xuyên được người dân khu vực chọn để tới làm lễ và thả cá phóng sinh trong các ngày như rằm tháng 7, 23 tháng Chạp,...Mộ lượng lớn cá chép và cá trê được một gia đình chuẩn bị phóng sinh.Với một số người thả cá số lượng ít thì thường sẽ chọn số lẻ như 3 con, 5 con, hoặc 7 con để thả.Rất đông người dân tập trung thả cá tại bờ sông sát chùa Diệu Pháp.Sau khi thả cá, nhiều người không quên cầu khấn những điều may mắn, tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới Canh Tý 2020.Tuy nhiên, theo chứng kiến của PV, tại khu vực bờ sông này, một số ngư dân đã "mai phục" sẵn cùng với ngư cụ là những máy chích điện trên thuyền, chờ cơ hội khi người dân thả cá xuống thì ngay lập tức áp sát lại và chích điện, bắt cá.Một người đàn ông ngang nhiên chích điện bắt cá trước mặt nhiều người dân tới thả cá.Một chú cá chép vàng vừa mới được thả ra chưa kịp “chầu trời” thì đã bị "vào rọ”.Một đàn chép vàng vừa thả xuống đã bị ngư dân bắt lên thuyền.Một số người sợ thả cá gần bờ sẽ bị bắt lại, đành thuê thuyền chở cá ra giữa sông Sài Gòn để thả cá đi.
Sáng 17/1 (23 tháng Chạp), nhiều gia đình mua cá chép về cúng để tiễn ông Táo "chầu trời". Theo quan niệm người Việt, sau khi cá chép hóa rồng, sẽ trở thành phương tiện để ông Táo cưỡi vượt Vũ môn lên Thiên đình. Như mọi năm, nhiều người dân thường tập trung tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) để lễ Phật và thả cá chép xuống sông Sài Gòn. Từ sáng sớm, nhiều người dân đưa cá ra khu vực bờ sông Sài Gòn sát bên chùa Diệu Pháp để thả. Phần lớn cá được phóng sinh khu vực này là cá chép vàng.
Nhiều người vào lễ Phật và cầu xin những điều tốt đẹp cho năm mới sắp tới trước khi đưa cá chép ra sông thả.
Theo phong tục người Việt, thường mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 3 con cá chép thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi tạ lễ hóa vàng, người dân sẽ đưa ra khu vực sông, hồ lớn để thả cá phóng sinh.
Tuy nhiên, nhiều gia đình không chỉ thả 3 con theo phong tục mà có thể thả số lượng lớn.
Không chỉ thả cá chép vàng, có người còn thả cá trê.
Chùa Diệu Pháp là địa điểm thường xuyên được người dân khu vực chọn để tới làm lễ và thả cá phóng sinh trong các ngày như rằm tháng 7, 23 tháng Chạp,...
Mộ lượng lớn cá chép và cá trê được một gia đình chuẩn bị phóng sinh.
Với một số người thả cá số lượng ít thì thường sẽ chọn số lẻ như 3 con, 5 con, hoặc 7 con để thả.
Rất đông người dân tập trung thả cá tại bờ sông sát chùa Diệu Pháp.
Sau khi thả cá, nhiều người không quên cầu khấn những điều may mắn, tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới Canh Tý 2020.
Tuy nhiên, theo chứng kiến của PV, tại khu vực bờ sông này, một số ngư dân đã "mai phục" sẵn cùng với ngư cụ là những máy chích điện trên thuyền, chờ cơ hội khi người dân thả cá xuống thì ngay lập tức áp sát lại và chích điện, bắt cá.
Một người đàn ông ngang nhiên chích điện bắt cá trước mặt nhiều người dân tới thả cá.
Một chú cá chép vàng vừa mới được thả ra chưa kịp “chầu trời” thì đã bị "vào rọ”.
Một đàn chép vàng vừa thả xuống đã bị ngư dân bắt lên thuyền.
Một số người sợ thả cá gần bờ sẽ bị bắt lại, đành thuê thuyền chở cá ra giữa sông Sài Gòn để thả cá đi.