Bác sĩ Phạm Thị Như Hoa, khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, chia sẻ những lưu ý phòng bệnh cho trẻ em ngày nắng nóng.
Ngày 19/5, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ tại Hà Nội tăng, trời nắng nóng gay gắt từ sáng đến chiều. Nhiệt độ cao nhất được dự báo hơn 40 độ C. Thực tế ngoài trời, nhiệt độ có thể lên đến 47 độ C.Mức nắng nóng những ngày gần đây khiến bệnh nhân vào viện tăng cao. 8h sáng 19/5, khoa Cấp cứu Nội - Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn đã chật kín bệnh nhân, mặc dù hôm nay là chủ nhật. Phần lớn ca bệnh liên quan nắng nóng.Các bác sĩ cho biết gần đây, chỉ riêng khoa Cấp cứu Nội - Nhi, mỗi ngày, tiếp nhận hơn 20 ca đột quỵ, gia tăng so với những ngày thường.Đây là một ca đột quỵ nặng nhất sáng nay. Các bác sĩ liên tục hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân.Bà Đỗ Thị Vĩnh (74 tuổi, phố Bùi Ngọc Dương, Hà Nội), được chỉ định nhập viện do huyết áp tăng cao, có nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân này cho biết do hôm qua quá nóng, bà thấy người nóng bừng, mặt căng cứng, khó chịu kèm đau đầu. Ba năm trước, bà Vĩnh từng bị tai biến nên với những dấu hiệu này, bà cần được theo dõi sát sao.Bác sĩ Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn - cho hay nắng nóng tác động nhiều tới sức khỏe người dân. Trong đó, người già và trẻ nhỏ bị tác động nhiều nhất. Đây cũng là hai đối tượng vào cấp cứu nhiều nhất 3 hôm nay.Bác sĩ Giang cho biết thời tiết nắng nóng không phải nguyên nhân gây ra đột quỵ, mà là yếu tố thuận lợi khiến những người có nguy cơ cao như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim... xảy ra tai biến. Do đó, những người này cần cẩn trọng khi thời tiết quá nóng.Bác sĩ cảnh báo nhiệt độ vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể xảy ra nhiều biến cố. Để đối phó thời tiết nắng nóng của mùa hè, người dân cần lưu ý tránh thời gian cao điểm 12h-16h, đồng thời chú ý bù đủ nước, có các phương tiện hỗ trợ khi ra ngoài hoặc làm việc.Được chuyển vào cấp cứu, ông Nguyễn Văn Hạnh (54 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) liên tục kêu khóc vì đau đầu, nhức và chóng mặt. Người nhà cho biết tình trạng này xảy ra sau khi ông Hạnh đi tập thể dục buổi sáng. "Bố tôi mắc nhiều bệnh, từ hôm qua quá nóng, bố đã kêu mệt, sáng nay trở nặng như vậy", con trai ông Hạnh nói.Bé Nguyễn Minh Khôi (3 tuổi, ở Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng không ngừng kêu khóc vì mệt mỏi. Bé bị sốt không giảm cả đêm qua. Sau khi xét nghiệm, bé được chẩn đoán sốt virus và chuyển lên khoa Nhi.Bà Phạm Kim Tiến (52 tuổi, ở Thanh Nhàn, Hà Nội) đang chăm sóc cháu ngoại bị sốt và ngộ độc, vừa được chuyển vào cấp cứu.Bác sĩ Phạm Thị Như Hoa, khoa Nhi, thông tin từ hôm qua, số lượng bệnh nhi nhập viện tăng do thời tiết nắng nóng, chủ yếu các trẻ nhỏ sốt cao 39-40 độ, sốt vius, viêm phế quản. Bác sĩ khuyến cáo bố mẹ chú ý không bật điều hòa quá lạnh khiến trẻ dễ bị ốm, không để nhiệt độ quá chênh lệch với ngoài trời và bổ sung đủ nước cho trẻ.Để phòng các bệnh lý nguy hiểm do thời tiết nắng nóng, đặc biệt những ngày gần đây khi nhiệt độ cao kỷ lục, các bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế ra đường làm việc vào thời gian có ánh nắng cường độ mạnh từ 10h-14h. Khi đi nắng, người dân cần phải dùng mũ rộng vành, áo dài, khẩu trang; dùng kem chống nắng đúng cách."Một điểm lưu ý là người dân cần mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, không mặc những chất liệu thô cứng khiến thân nhiệt tăng cao, dễ mắc bệnh", bác sĩ Trà Giang khuyến cáo.
Bác sĩ Phạm Thị Như Hoa, khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, chia sẻ những lưu ý phòng bệnh cho trẻ em ngày nắng nóng.
Ngày 19/5, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ tại Hà Nội tăng, trời nắng nóng gay gắt từ sáng đến chiều. Nhiệt độ cao nhất được dự báo hơn 40 độ C. Thực tế ngoài trời, nhiệt độ có thể lên đến 47 độ C.
Mức nắng nóng những ngày gần đây khiến bệnh nhân vào viện tăng cao. 8h sáng 19/5, khoa Cấp cứu Nội - Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn đã chật kín bệnh nhân, mặc dù hôm nay là chủ nhật. Phần lớn ca bệnh liên quan nắng nóng.
Các bác sĩ cho biết gần đây, chỉ riêng khoa Cấp cứu Nội - Nhi, mỗi ngày, tiếp nhận hơn 20 ca đột quỵ, gia tăng so với những ngày thường.
Đây là một ca đột quỵ nặng nhất sáng nay. Các bác sĩ liên tục hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Bà Đỗ Thị Vĩnh (74 tuổi, phố Bùi Ngọc Dương, Hà Nội), được chỉ định nhập viện do huyết áp tăng cao, có nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân này cho biết do hôm qua quá nóng, bà thấy người nóng bừng, mặt căng cứng, khó chịu kèm đau đầu. Ba năm trước, bà Vĩnh từng bị tai biến nên với những dấu hiệu này, bà cần được theo dõi sát sao.
Bác sĩ Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn - cho hay nắng nóng tác động nhiều tới sức khỏe người dân. Trong đó, người già và trẻ nhỏ bị tác động nhiều nhất. Đây cũng là hai đối tượng vào cấp cứu nhiều nhất 3 hôm nay.
Bác sĩ Giang cho biết thời tiết nắng nóng không phải nguyên nhân gây ra đột quỵ, mà là yếu tố thuận lợi khiến những người có nguy cơ cao như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim... xảy ra tai biến. Do đó, những người này cần cẩn trọng khi thời tiết quá nóng.
Bác sĩ cảnh báo nhiệt độ vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể xảy ra nhiều biến cố. Để đối phó thời tiết nắng nóng của mùa hè, người dân cần lưu ý tránh thời gian cao điểm 12h-16h, đồng thời chú ý bù đủ nước, có các phương tiện hỗ trợ khi ra ngoài hoặc làm việc.
Được chuyển vào cấp cứu, ông Nguyễn Văn Hạnh (54 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) liên tục kêu khóc vì đau đầu, nhức và chóng mặt. Người nhà cho biết tình trạng này xảy ra sau khi ông Hạnh đi tập thể dục buổi sáng. "Bố tôi mắc nhiều bệnh, từ hôm qua quá nóng, bố đã kêu mệt, sáng nay trở nặng như vậy", con trai ông Hạnh nói.
Bé Nguyễn Minh Khôi (3 tuổi, ở Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng không ngừng kêu khóc vì mệt mỏi. Bé bị sốt không giảm cả đêm qua. Sau khi xét nghiệm, bé được chẩn đoán sốt virus và chuyển lên khoa Nhi.
Bà Phạm Kim Tiến (52 tuổi, ở Thanh Nhàn, Hà Nội) đang chăm sóc cháu ngoại bị sốt và ngộ độc, vừa được chuyển vào cấp cứu.
Bác sĩ Phạm Thị Như Hoa, khoa Nhi, thông tin từ hôm qua, số lượng bệnh nhi nhập viện tăng do thời tiết nắng nóng, chủ yếu các trẻ nhỏ sốt cao 39-40 độ, sốt vius, viêm phế quản. Bác sĩ khuyến cáo bố mẹ chú ý không bật điều hòa quá lạnh khiến trẻ dễ bị ốm, không để nhiệt độ quá chênh lệch với ngoài trời và bổ sung đủ nước cho trẻ.
Để phòng các bệnh lý nguy hiểm do thời tiết nắng nóng, đặc biệt những ngày gần đây khi nhiệt độ cao kỷ lục, các bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế ra đường làm việc vào thời gian có ánh nắng cường độ mạnh từ 10h-14h. Khi đi nắng, người dân cần phải dùng mũ rộng vành, áo dài, khẩu trang; dùng kem chống nắng đúng cách.
"Một điểm lưu ý là người dân cần mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, không mặc những chất liệu thô cứng khiến thân nhiệt tăng cao, dễ mắc bệnh", bác sĩ Trà Giang khuyến cáo.