Dự án hầm đường bộ xuyên đèo Cù Mông dài hơn 6,6 km, trong đó phần hầm dài gần 3 km với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) và BT (đầu tư - chuyển giao). Trước đó, quá trình thực hiện dự án hầm đèo Cả (Phú Yên), chủ đầu tư tiết giảm hơn 4.000 tỷ đồng và sử dụng phần vốn này để đầu tư xây hầm đường bộ qua đèo Cù Mông.Sau gần 3 năm thi công, đến nay công trình đã hoàn thành đào và gia cố hai ống hầm. Hiện hơn 600 kỹ sư, công nhân cùng nhiều phương tiện, thiết bị gấp rút hoàn thành công tác đổ bê tông vỏ ống hầm khai thác phía tây (hoàn thành 80% khối lượng bê tông vỏ hầm), lắp đặt thiết bị và đường dẫn.Tuyến hầm được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm qua núi của Nhật Bản và các tiêu chuẩn khác của Việt Nam. Hàng trăm kỹ sư, công nhân dồn sức chia làm nhiều mũi thi công đảm bảo về đích đúng tiến độ đề ra. Công trình quy mô tương tự hầm đèo Cả (hai ống hầm cách nhau 30 m, mỗi ống rộng gần 10 m, bao gồm 2 làn ôtô, dải an toàn, đường bảo dưỡng). Giai đoạn một sẽ hoàn thiện một ống hầm để khai thác 2 chiều, ống còn lại dùng làm hầm lánh nạn và hoàn thiện giai đoạn tiếp theo. Ảnh chụp cảnh công nhân gia cố mái hầm.Bên trong công trình dài hun hút, nhiều nhóm công nhân chia làm các mũi lắp đặt lớp phòng nước đi trước, 5 mũi đổ bê tông vỏ hầm cần mẫn làm việc.Trao đổi với Zing.vn, ông Cao Văn Nghĩa, Phó giám đốc Ban quản lý dự án hầm Cù Mông, cho hay khác với nhiều tuyến hầm xuyên đèo khác trong nước, đơn vị tư vấn Nippon Koei (Nhật Bản) lập dự án khảo sát đã phát hiện địa chất nơi đây có nhiều đới đứt gãy. Hình ảnh ghi lại cảnh công nhân hàn xì thi công hệ thống thoát nước trong hầm. "Để tránh những đới đứt gãy địa chất lớn, chúng tôi buộc phải thi công theo đường cong vòng cung nhằm giảm thiểu hiện tượng sụt trượt đất, đá", ông Nghĩa nói."Kết thúc dự án hầm đèo Cả, tôi được nhà thầu tiếp tục đưa ra tham gia hầm xuyên đèo Cù Mông. Đây là niềm vinh dự lớn của đời tôi, sau này con cái lớn lên biết mình từng góp sức thi công những đường hầm tầm cỡ miền Trung có lẽ chúng nó tự hào lắm", ông Lê Văn Trung (ngụ Phú Yên) thổ lộ.Nhóm công nhân vào hầm thi công hàn gia cố mái. Hiện các hạng mục phục vụ vận hành khai thác như trung tâm điều hành giao thông, trạm thu phí, hệ thống xử lý nước thải, các trạm biến áp cấp điện vận hành cũng đang được gấp rút triển khai và hoàn thành trước tháng 11/2018.Nhóm kỹ sư, công nhân thi công lắp đặt hệ thống điện trên mái vòm. Các nhà thầu đang tập trung lắp đặt hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn, quản lý vận hành khai thác. Dự kiến việc lắp đặt thiết bị hoàn thành trong tháng 11 để vận hành thử trước khi hầm chính thức thông xe.Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, sau khi hoàn thành, hầm Cù Mông có vai trò kết nối, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông trên "cung đường đen" quốc lộ 1 đoạn giữa Bình Định và Phú Yên, thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực này phát triển đột phá.Dự án hầm xuyên đèo Cù Mông có hai đường dẫn phía bắc đầu Bình Định và phía nam Phú Yên với tổng chiều dài hơn 4 km. Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành, tuyến hầm này sẽ rút ngắn quãng đường (thay vì đi đường vòng hơn 9 km so với hiện nay), góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hầm đèo Cù Mông sẽ được đưa vào vận hành khai thác trước Tết Nguyên đán 2019.Bình đồ tuyến hầm xuyên đèo Cù Mông chạy theo hình vòng cung. Ngày 26/9/2015, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các tỉnh Bình Định, Phú Yên khởi công xây hầm đường bộ xuyên đèo này.Đèo Cù Mông, nối ranh giới hai tỉnh Bình Định và Phú Yên trên quốc lộ 1. Ảnh: Google Maps.
Dự án hầm đường bộ xuyên đèo Cù Mông dài hơn 6,6 km, trong đó phần hầm dài gần 3 km với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) và BT (đầu tư - chuyển giao). Trước đó, quá trình thực hiện dự án hầm đèo Cả (Phú Yên), chủ đầu tư tiết giảm hơn 4.000 tỷ đồng và sử dụng phần vốn này để đầu tư xây hầm đường bộ qua đèo Cù Mông.
Sau gần 3 năm thi công, đến nay công trình đã hoàn thành đào và gia cố hai ống hầm. Hiện hơn 600 kỹ sư, công nhân cùng nhiều phương tiện, thiết bị gấp rút hoàn thành công tác đổ bê tông vỏ ống hầm khai thác phía tây (hoàn thành 80% khối lượng bê tông vỏ hầm), lắp đặt thiết bị và đường dẫn.
Tuyến hầm được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm qua núi của Nhật Bản và các tiêu chuẩn khác của Việt Nam. Hàng trăm kỹ sư, công nhân dồn sức chia làm nhiều mũi thi công đảm bảo về đích đúng tiến độ đề ra.
Công trình quy mô tương tự hầm đèo Cả (hai ống hầm cách nhau 30 m, mỗi ống rộng gần 10 m, bao gồm 2 làn ôtô, dải an toàn, đường bảo dưỡng). Giai đoạn một sẽ hoàn thiện một ống hầm để khai thác 2 chiều, ống còn lại dùng làm hầm lánh nạn và hoàn thiện giai đoạn tiếp theo. Ảnh chụp cảnh công nhân gia cố mái hầm.
Bên trong công trình dài hun hút, nhiều nhóm công nhân chia làm các mũi lắp đặt lớp phòng nước đi trước, 5 mũi đổ bê tông vỏ hầm cần mẫn làm việc.
Trao đổi với Zing.vn, ông Cao Văn Nghĩa, Phó giám đốc Ban quản lý dự án hầm Cù Mông, cho hay khác với nhiều tuyến hầm xuyên đèo khác trong nước, đơn vị tư vấn Nippon Koei (Nhật Bản) lập dự án khảo sát đã phát hiện địa chất nơi đây có nhiều đới đứt gãy. Hình ảnh ghi lại cảnh công nhân hàn xì thi công hệ thống thoát nước trong hầm. "Để tránh những đới đứt gãy địa chất lớn, chúng tôi buộc phải thi công theo đường cong vòng cung nhằm giảm thiểu hiện tượng sụt trượt đất, đá", ông Nghĩa nói.
"Kết thúc dự án hầm đèo Cả, tôi được nhà thầu tiếp tục đưa ra tham gia hầm xuyên đèo Cù Mông. Đây là niềm vinh dự lớn của đời tôi, sau này con cái lớn lên biết mình từng góp sức thi công những đường hầm tầm cỡ miền Trung có lẽ chúng nó tự hào lắm", ông Lê Văn Trung (ngụ Phú Yên) thổ lộ.
Nhóm công nhân vào hầm thi công hàn gia cố mái. Hiện các hạng mục phục vụ vận hành khai thác như trung tâm điều hành giao thông, trạm thu phí, hệ thống xử lý nước thải, các trạm biến áp cấp điện vận hành cũng đang được gấp rút triển khai và hoàn thành trước tháng 11/2018.
Nhóm kỹ sư, công nhân thi công lắp đặt hệ thống điện trên mái vòm. Các nhà thầu đang tập trung lắp đặt hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn, quản lý vận hành khai thác. Dự kiến việc lắp đặt thiết bị hoàn thành trong tháng 11 để vận hành thử trước khi hầm chính thức thông xe.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, sau khi hoàn thành, hầm Cù Mông có vai trò kết nối, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông trên "cung đường đen" quốc lộ 1 đoạn giữa Bình Định và Phú Yên, thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực này phát triển đột phá.
Dự án hầm xuyên đèo Cù Mông có hai đường dẫn phía bắc đầu Bình Định và phía nam Phú Yên với tổng chiều dài hơn 4 km. Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành, tuyến hầm này sẽ rút ngắn quãng đường (thay vì đi đường vòng hơn 9 km so với hiện nay), góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hầm đèo Cù Mông sẽ được đưa vào vận hành khai thác trước Tết Nguyên đán 2019.
Bình đồ tuyến hầm xuyên đèo Cù Mông chạy theo hình vòng cung. Ngày 26/9/2015, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các tỉnh Bình Định, Phú Yên khởi công xây hầm đường bộ xuyên đèo này.
Đèo Cù Mông, nối ranh giới hai tỉnh Bình Định và Phú Yên trên quốc lộ 1. Ảnh: Google Maps.