Bến phà Bãi Cháy nối đôi bờ sông Cửa Lục là địa danh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Hạ Long. Nơi đây đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử của quân và dân Quảng Ninh trong suốt giai đoạn chống Mỹ ác liệt. Nơi đây là chứng nhân của lịch sử và được phong tặng đơn vị 3 lần Anh hùng. Tuy nhiên, theo dòng thời gian cùng với sự phát triển nhanh chóng của Hạ Long đã khiến địa điểm lịch sử này bị bỏ hoang.
Sau 51 năm thực hiện vai trò lịch sử, nối đôi bờ huyết mạch giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung, ngày 2/12/2006 phà đã dừng hoạt động sau khi cầu Bãi Cháy hoàn thành. Từ đây, bến phà Bãi Cháy bị "xâu xé", tận dụng làm quán ăn nhậu ven bờ Cửa Lục.Những năm gần đây, chính quyền Hạ Long đã giải toả quán nhậu và bịt kín các lối vào trong bến phà để chờ nghiên cứu, bảo tồn, phát triển chứng nhân lịch sử vùng đất mỏ. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thường trèo rào vào để câu cá, tắm biển.Xung quanh bến phà được quây kín, nhưng chỉ tạm bợ.Công trình đã xuống cấp nghiêm trọng với tình trạng rêu mốc, ẩm dột.Xung quanh bến phà cũng đã bị tận dụng làm điểm tập kết xe rác.Một phần diện tích bến phà đã bị trưng dụng làm kho phế liệu và tập kết rác thải sau khi thu gom ở vùng nước vịnh Hạ Long.Hàng ngày, rác thải hôi thối được đưa về bến phà Bãi Cháy.Mùi hôi thối từ rác và nước gỉ rác khiến khu vực bến Phà bị ô uế, ô nhiễm.Dù vậy, nơi đây vẫn có người trông coi và sinh hoạt cá nhân tại chỗ.Theo người phụ nữ sinh sống tại đây, chủ của kho rác, phế liệu này là người đàn ông ở Hạ Long. Để thuận lợi thu gom và vận chuyển, xử lý rác, người đàn ông này đã tự làm một "cầu cảng" bằng sắt vươn ra ngoài mép nước vịnh Hạ Long. "Cầu cảng" này có chiều dài chừng 15m, rộng hơn 2m và có hệ thống tời cẩu lên xuống mỗi khi mực nước biển dâng lên.Bến phà Bãi Cháy - chứng nhân lịch sử của Quảng Ninh đang bị ô nhiễm bởi kho chứa rác.Một số người còn tìm đến khu vực bến phà để bơi lội, tắm rửa dù nơi đây đã có biển cấm tắm.>>> Mời độc giả xem thêm video Bí ẩn ngôi biệt thự bỏ hoang, bên trong là kho đồ hiệu trăm tỉ:
Bến phà Bãi Cháy nối đôi bờ sông Cửa Lục là địa danh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Hạ Long. Nơi đây đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử của quân và dân Quảng Ninh trong suốt giai đoạn chống Mỹ ác liệt.
Nơi đây là chứng nhân của lịch sử và được phong tặng đơn vị 3 lần Anh hùng. Tuy nhiên, theo dòng thời gian cùng với sự phát triển nhanh chóng của Hạ Long đã khiến địa điểm lịch sử này bị bỏ hoang.
Sau 51 năm thực hiện vai trò lịch sử, nối đôi bờ huyết mạch giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung, ngày 2/12/2006 phà đã dừng hoạt động sau khi cầu Bãi Cháy hoàn thành. Từ đây, bến phà Bãi Cháy bị "xâu xé", tận dụng làm quán ăn nhậu ven bờ Cửa Lục.
Những năm gần đây, chính quyền Hạ Long đã giải toả quán nhậu và bịt kín các lối vào trong bến phà để chờ nghiên cứu, bảo tồn, phát triển chứng nhân lịch sử vùng đất mỏ. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thường trèo rào vào để câu cá, tắm biển.
Xung quanh bến phà được quây kín, nhưng chỉ tạm bợ.
Công trình đã xuống cấp nghiêm trọng với tình trạng rêu mốc, ẩm dột.
Xung quanh bến phà cũng đã bị tận dụng làm điểm tập kết xe rác.
Một phần diện tích bến phà đã bị trưng dụng làm kho phế liệu và tập kết rác thải sau khi thu gom ở vùng nước vịnh Hạ Long.
Hàng ngày, rác thải hôi thối được đưa về bến phà Bãi Cháy.
Mùi hôi thối từ rác và nước gỉ rác khiến khu vực bến Phà bị ô uế, ô nhiễm.
Dù vậy, nơi đây vẫn có người trông coi và sinh hoạt cá nhân tại chỗ.
Theo người phụ nữ sinh sống tại đây, chủ của kho rác, phế liệu này là người đàn ông ở Hạ Long. Để thuận lợi thu gom và vận chuyển, xử lý rác, người đàn ông này đã tự làm một "cầu cảng" bằng sắt vươn ra ngoài mép nước vịnh Hạ Long.
"Cầu cảng" này có chiều dài chừng 15m, rộng hơn 2m và có hệ thống tời cẩu lên xuống mỗi khi mực nước biển dâng lên.
Bến phà Bãi Cháy - chứng nhân lịch sử của Quảng Ninh đang bị ô nhiễm bởi kho chứa rác.
Một số người còn tìm đến khu vực bến phà để bơi lội, tắm rửa dù nơi đây đã có biển cấm tắm.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bí ẩn ngôi biệt thự bỏ hoang, bên trong là kho đồ hiệu trăm tỉ: