Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi đến con hẻm 549 trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM), hình ảnh đầu tiên là một cậu bé dáng vẻ gầy gò đang ngồi cặm cụi sửa giày, kế bên một xe đẩy với chiếc bảng nhỏ với dòng chữ sửa giày dép cho người nghèo, người khuyết tật.Những dòng chữ trên cửa tủ do thầy Tuấn viết tặng cho Cường từ những ngày đầu chập chững bước vào nghề. Chúng nhắc nhở Cường mỗi ngày là luôn phải sống tốt, sống có ích cho mọi người thì mới mang lại thành công cho mình.Cường luôn mỉm cười hiền và sẵn lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đi ngang qua con hẻm nhỏ, không ai không ngạc nhiên khi thấy hình ảnh cậu bé dáng người mảnh khảnh, ngồi một góc làm việc chăm chỉ, miệt mài.Bắt đầu ngày mới, Cường luôn thắp một nén nhang cúng Thần Tài, cầu mong cho mình và mọi người luôn gặp nhiều điều may mắn.Tuy mới ra làm nghề được hơn một năm, nhưng Cường luôn được nhiều người yêu quý bởi tính cách hiền lành và nhiệt tình giúp đỡ người khác. "Shop sửa giày" nhỏ của em lúc nào cũng đông khách, làm không hết việc.Khách đến đây ai cũng có chung một thiện cảm với Cường bởi sự nhiệt tình của em.Dù khách nghèo hay giàu cũng được Cường tư vấn tận tình.Cường luôn cẩn thận viết hóa đơn cho khách hàng yên tâm.Thầy Tuấn luôn là người sát cảnh cùng Cường. Ngày nào thầy cũng ra thăm xem học trò cưng làm ăn thế nào. Đối với Cường, thầy Tuấn không chỉ dạy em làm nghề sửa giày mà còn dạy luôn cả cách sống. Vì vậy Cường luôn tâm niệm phải biết giúp đỡ những người nghèo, khó khăn hơn mình.Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Cường chỉ được học hết lớp 6 rồi đi học nghề phụ cha mẹ lo cho gia đình”. Lúc nào em cũng nở nụ cười hiền hậu với tất cả mọi người. Cường luôn cảm thấy vui vẻ và tự hào với công việc của mình, nhất là mỗi khi giúp đỡ được một ai đó.Ngày qua ngày, giữa dòng người đông đúc người qua lại, giữa biết bao lo toan của cuộc sống ở Sài Gòn, cậu bé sửa giày tốt bụng vẫn chăm chỉ, âm thầm làm việc thiện nguyện giúp ích cho đời mà không cần ai biết đến. Dù nghèo, dù vất vả mưu sinh nhưng em luôn nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình.
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi đến con hẻm 549 trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM), hình ảnh đầu tiên là một cậu bé dáng vẻ gầy gò đang ngồi cặm cụi sửa giày, kế bên một xe đẩy với chiếc bảng nhỏ với dòng chữ sửa giày dép cho người nghèo, người khuyết tật.
Những dòng chữ trên cửa tủ do thầy Tuấn viết tặng cho Cường từ những ngày đầu chập chững bước vào nghề. Chúng nhắc nhở Cường mỗi ngày là luôn phải sống tốt, sống có ích cho mọi người thì mới mang lại thành công cho mình.
Cường luôn mỉm cười hiền và sẵn lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đi ngang qua con hẻm nhỏ, không ai không ngạc nhiên khi thấy hình ảnh cậu bé dáng người mảnh khảnh, ngồi một góc làm việc chăm chỉ, miệt mài.
Bắt đầu ngày mới, Cường luôn thắp một nén nhang cúng Thần Tài, cầu mong cho mình và mọi người luôn gặp nhiều điều may mắn.
Tuy mới ra làm nghề được hơn một năm, nhưng Cường luôn được nhiều người yêu quý bởi tính cách hiền lành và nhiệt tình giúp đỡ người khác. "Shop sửa giày" nhỏ của em lúc nào cũng đông khách, làm không hết việc.
Khách đến đây ai cũng có chung một thiện cảm với Cường bởi sự nhiệt tình của em.
Dù khách nghèo hay giàu cũng được Cường tư vấn tận tình.
Cường luôn cẩn thận viết hóa đơn cho khách hàng yên tâm.
Thầy Tuấn luôn là người sát cảnh cùng Cường. Ngày nào thầy cũng ra thăm xem học trò cưng làm ăn thế nào. Đối với Cường, thầy Tuấn không chỉ dạy em làm nghề sửa giày mà còn dạy luôn cả cách sống. Vì vậy Cường luôn tâm niệm phải biết giúp đỡ những người nghèo, khó khăn hơn mình.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Cường chỉ được học hết lớp 6 rồi đi học nghề phụ cha mẹ lo cho gia đình”. Lúc nào em cũng nở nụ cười hiền hậu với tất cả mọi người. Cường luôn cảm thấy vui vẻ và tự hào với công việc của mình, nhất là mỗi khi giúp đỡ được một ai đó.
Ngày qua ngày, giữa dòng người đông đúc người qua lại, giữa biết bao lo toan của cuộc sống ở Sài Gòn, cậu bé sửa giày tốt bụng vẫn chăm chỉ, âm thầm làm việc thiện nguyện giúp ích cho đời mà không cần ai biết đến. Dù nghèo, dù vất vả mưu sinh nhưng em luôn nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình.