Sáng 6/2 (mùng 10 tháng Giêng), lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2017 long trọng tổ chức tại chùa Trình (Uông Bí, Quảng Ninh).Thượng toạ Thích Thanh Quyết gióng hồi chuông khai hội.Thời tiết sáng nay có nhiều mây mù, nhiệt độ dưới 20 độ C. Càng lên cao càng lạnh. Yên Tử (còn gọi là Bạch Vân Sơn) là một địa danh quan trọng trong bản đồ tâm linh của Việt Nam, cao 1.068 m, được coi là "đất tổ Phật giáo Việt Nam" sau khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên núi tu hành, thành lập dòng Phật giáo đặc trưng Việt Nam: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.Năm nay, dự kiến danh thắng đón hàng triệu du khách thập phương. Tổng chiều dài đường bộ lên đến đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) khoảng 6 km qua hàng nghìn bậc đá len lỏi dọc đường rừng.Theo ban tổ chức lễ hội, lượng khách đến Yên Tử kể từ ngày mùng 1 Tết đến nay tăng dần. Cao điểm là hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng, đạt trên 50.000 lượt khách.Do lượng khách quá đông, đường lên xuống bằng cáp treo hoặc xe điện liên tục tắc nghẽn, nhiều người phải chờ đợi hàng giờ.Với những du khách không leo đường bộ, chuyến hành hương chỉ thực sự bắt đầu khi tới chùa Hoa Yên ở độ cao 516 m.Khu vực chùa Hoa Yên sáng 6/2. Nơi đây có tên cũ là chùa Vân Yên, dân gian thường gọi là chùa Cả, chùa Chính hay chùa Yên Tử. Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây chính là nơi chứng kiến Đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm.Thủa ban đầu, chùa Hoa Yên chỉ là một Am thất nhỏ có tên là Vân Yên (tức mây khói) với hàm ý chùa tận trên núi cao quanh năm mây phủ lững lờ trôi, trắng nhẹ. Trước khi Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành, chùa được các nhà sư thời Lý xây dựng, mái chùa lợp bằng lá cây rừng. Sau khi lên tu hành, vua Trần Nhân Tông đã thường xuyên mở các lớp truyền yếu kỷ thiền tông cho các đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang, Bảo Sái, Pháp Không và nhiều đệ tử khác ở đây.Đến năm 1317, Pháp Loa được truyền y bát và trở thành Đệ nhị Tam Tổ, chùa Hoa Yên mới được xây dựng nguy nga, tạo thành một quần thể kiến trúc rộng lớn. Các công trình hạng mục của chùa trước ngoài tiền đường, thượng điện để thờ phật, chùa còn có lầu trống, lầu chuông, nhà nghỉ khách, nhà giảng đạo, nhà dưỡng tăng. Khi vua Lê Thánh Tông (1442-1497) về đây vãn cảnh chùa, thấy cảnh sắc tốt tươi, muôn hoa đua nở, ông đã đổi tên chùa Vân Yên thành chùa Hoa Yên.Tháp Tổ (nơi lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông) cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên.Thời Lý, khu vực núi Yên Tử đã có chùa thờ Phật. Đến thời Trần thì Yên Tử đã gắn liền với tên tuổi của vua Trần Nhân Tông. Sau hai lần lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thắng lợi (1285 và 1288), ông đã trao lại ngai vàng cho vua Trần Anh Tông để về Yên Tử tu hành.Tượng đồng vua Trần Thái Tông được dựng tại đỉnh An Kỳ Sinh có chiều cao 15 m, nặng 138 tấn năm 2013 để phật tử khắp nơi hành hương hướng về cội nguồn.Bức tượng đá có hình dáng người đứng phía trước đài tượng phật được cho là thạch tích của đạo sĩ An Kỳ Sinh đến đây tu tiên luyện đan, đạt được trường sinh và hoá đá. Người đời sau gọi ông là An Tử. Đỉnh núi nơi đây gọi là núi An Tử, thời Lê gọi chệch tên đi thành Yên Tử.Đoạn đường dài 649 m từ đỉnh An Kỳ Sinh tới chùa Đồng được cho là khó khăn nhất trong toàn bộ quãng đường lên Yên Tử. Rìa đá chìa ra mây núi, gập ghềnh như thử thách lòng người hành hương.Để đảm bảo an toàn cho phật tử và du khách thập phương leo núi hành lễ và ngắm cảnh, từ lâu ban quản lý khu di tích đã cho lắp thêm nhiều lan can sắt, bậc đá...Vợ chồng anh Lưu Minh Đức và chị Lê Thu Trang (Hải Phòng) đã 9 lần leo đường bộ lên chùa Đồng vào dịp đầu năm. Cậu con trai 10 tuổi của anh chị cũng đã tự leo bộ 2 lần. Riêng cô con gái 4 tuổi thì đây là lần đầu tiên được theo cha mẹ leo núi và cũng chỉ có đoạn đường cuối cùng hiểm trở cô bé mới phải nhờ đến sự giúp sức của phụ huynh.Chùa Đồng nằm trên đỉnh, ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển, là điểm cuối của hành trình lên núi trẩy hội Yên Tử.Với nhiều du khách, đi đến hết hành trình, leo tới chùa Đồng mới được coi là đã trẩy hội Yên Tử. Nhiều người truyền tai nhau rằng, nếu tự mình bộ hành toàn bộ hành trình từ chân núi lên đến đỉnh thiêng Yên Tử trong 3 năm liên tiếp sẽ được coi là thành tâm.Phật tử và du khách đặt lễ dâng hương thành tâm hướng phật tại chùa Đồng giữa đỉnh mây vờn. “Trăm năm tích đức tu hành, chưa về Yên Tử chưa thành quả tu” - câu ca dao từ xưa để lại trở thành động lực thôi thúc những du khách phương xa.Du khách thập phương leo tới đỉnh chùa Đồng, ai ai cũng quan niệm rằng xoa tay vào chùa sẽ mang về điều may mắn, an lành cho cả năm. Đó là lý do chùa ngày càng được mài bóng, sáng đẹp theo năm tháng.Từ đỉnh chùa Đồng, du khách có thể phóng tầm mắt khắp nơi thưởng lãm quang cảnh mây trời trùng điệp xung quanh.Khi màn đêm buông xuống, vẫn có nhiều du khách lác đác tìm lối lên chùa. Khung cảnh mờ ảo giữa đèn dẫn đường với sương mù khiến nơi đây trở nên thơ mộng. (Ảnh chụp tối 5/2, trước khai hội khoảng 12 giờ).Khu vực Bảo tượng Phật Hoàng chìm trong sự mờ ảo.Công nhân môi trường ngồi nghỉ dọc đường trước khi gánh rác thải ngược đường trở về chân núi.
Sáng 6/2 (mùng 10 tháng Giêng), lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2017 long trọng tổ chức tại chùa Trình (Uông Bí, Quảng Ninh).
Thượng toạ Thích Thanh Quyết gióng hồi chuông khai hội.
Thời tiết sáng nay có nhiều mây mù, nhiệt độ dưới 20 độ C. Càng lên cao càng lạnh. Yên Tử (còn gọi là Bạch Vân Sơn) là một địa danh quan trọng trong bản đồ tâm linh của Việt Nam, cao 1.068 m, được coi là "đất tổ Phật giáo Việt Nam" sau khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên núi tu hành, thành lập dòng Phật giáo đặc trưng Việt Nam: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Năm nay, dự kiến danh thắng đón hàng triệu du khách thập phương. Tổng chiều dài đường bộ lên đến đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) khoảng 6 km qua hàng nghìn bậc đá len lỏi dọc đường rừng.
Theo ban tổ chức lễ hội, lượng khách đến Yên Tử kể từ ngày mùng 1 Tết đến nay tăng dần. Cao điểm là hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng, đạt trên 50.000 lượt khách.
Do lượng khách quá đông, đường lên xuống bằng cáp treo hoặc xe điện liên tục tắc nghẽn, nhiều người phải chờ đợi hàng giờ.
Với những du khách không leo đường bộ, chuyến hành hương chỉ thực sự bắt đầu khi tới chùa Hoa Yên ở độ cao 516 m.
Khu vực chùa Hoa Yên sáng 6/2. Nơi đây có tên cũ là chùa Vân Yên, dân gian thường gọi là chùa Cả, chùa Chính hay chùa Yên Tử. Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây chính là nơi chứng kiến Đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm.
Thủa ban đầu, chùa Hoa Yên chỉ là một Am thất nhỏ có tên là Vân Yên (tức mây khói) với hàm ý chùa tận trên núi cao quanh năm mây phủ lững lờ trôi, trắng nhẹ. Trước khi Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành, chùa được các nhà sư thời Lý xây dựng, mái chùa lợp bằng lá cây rừng. Sau khi lên tu hành, vua Trần Nhân Tông đã thường xuyên mở các lớp truyền yếu kỷ thiền tông cho các đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang, Bảo Sái, Pháp Không và nhiều đệ tử khác ở đây.
Đến năm 1317, Pháp Loa được truyền y bát và trở thành Đệ nhị Tam Tổ, chùa Hoa Yên mới được xây dựng nguy nga, tạo thành một quần thể kiến trúc rộng lớn. Các công trình hạng mục của chùa trước ngoài tiền đường, thượng điện để thờ phật, chùa còn có lầu trống, lầu chuông, nhà nghỉ khách, nhà giảng đạo, nhà dưỡng tăng. Khi vua Lê Thánh Tông (1442-1497) về đây vãn cảnh chùa, thấy cảnh sắc tốt tươi, muôn hoa đua nở, ông đã đổi tên chùa Vân Yên thành chùa Hoa Yên.
Tháp Tổ (nơi lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông) cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên.
Thời Lý, khu vực núi Yên Tử đã có chùa thờ Phật. Đến thời Trần thì Yên Tử đã gắn liền với tên tuổi của vua Trần Nhân Tông. Sau hai lần lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thắng lợi (1285 và 1288), ông đã trao lại ngai vàng cho vua Trần Anh Tông để về Yên Tử tu hành.
Tượng đồng vua Trần Thái Tông được dựng tại đỉnh An Kỳ Sinh có chiều cao 15 m, nặng 138 tấn năm 2013 để phật tử khắp nơi hành hương hướng về cội nguồn.
Bức tượng đá có hình dáng người đứng phía trước đài tượng phật được cho là thạch tích của đạo sĩ An Kỳ Sinh đến đây tu tiên luyện đan, đạt được trường sinh và hoá đá. Người đời sau gọi ông là An Tử. Đỉnh núi nơi đây gọi là núi An Tử, thời Lê gọi chệch tên đi thành Yên Tử.
Đoạn đường dài 649 m từ đỉnh An Kỳ Sinh tới chùa Đồng được cho là khó khăn nhất trong toàn bộ quãng đường lên Yên Tử. Rìa đá chìa ra mây núi, gập ghềnh như thử thách lòng người hành hương.
Để đảm bảo an toàn cho phật tử và du khách thập phương leo núi hành lễ và ngắm cảnh, từ lâu ban quản lý khu di tích đã cho lắp thêm nhiều lan can sắt, bậc đá...
Vợ chồng anh Lưu Minh Đức và chị Lê Thu Trang (Hải Phòng) đã 9 lần leo đường bộ lên chùa Đồng vào dịp đầu năm. Cậu con trai 10 tuổi của anh chị cũng đã tự leo bộ 2 lần. Riêng cô con gái 4 tuổi thì đây là lần đầu tiên được theo cha mẹ leo núi và cũng chỉ có đoạn đường cuối cùng hiểm trở cô bé mới phải nhờ đến sự giúp sức của phụ huynh.
Chùa Đồng nằm trên đỉnh, ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển, là điểm cuối của hành trình lên núi trẩy hội Yên Tử.
Với nhiều du khách, đi đến hết hành trình, leo tới chùa Đồng mới được coi là đã trẩy hội Yên Tử. Nhiều người truyền tai nhau rằng, nếu tự mình bộ hành toàn bộ hành trình từ chân núi lên đến đỉnh thiêng Yên Tử trong 3 năm liên tiếp sẽ được coi là thành tâm.
Phật tử và du khách đặt lễ dâng hương thành tâm hướng phật tại chùa Đồng giữa đỉnh mây vờn. “Trăm năm tích đức tu hành, chưa về Yên Tử chưa thành quả tu” - câu ca dao từ xưa để lại trở thành động lực thôi thúc những du khách phương xa.
Du khách thập phương leo tới đỉnh chùa Đồng, ai ai cũng quan niệm rằng xoa tay vào chùa sẽ mang về điều may mắn, an lành cho cả năm. Đó là lý do chùa ngày càng được mài bóng, sáng đẹp theo năm tháng.
Từ đỉnh chùa Đồng, du khách có thể phóng tầm mắt khắp nơi thưởng lãm quang cảnh mây trời trùng điệp xung quanh.
Khi màn đêm buông xuống, vẫn có nhiều du khách lác đác tìm lối lên chùa. Khung cảnh mờ ảo giữa đèn dẫn đường với sương mù khiến nơi đây trở nên thơ mộng. (Ảnh chụp tối 5/2, trước khai hội khoảng 12 giờ).
Khu vực Bảo tượng Phật Hoàng chìm trong sự mờ ảo.
Công nhân môi trường ngồi nghỉ dọc đường trước khi gánh rác thải ngược đường trở về chân núi.