Tại huyện miền núi Bắc Trà My, tuyến đường ĐH 8 từ xã Trà Đốc đi Trà Bui bị sạt lở gần 30 m. Giao thông qua tuyến này từ xã Trà Đốc đi Trà Bui dường như bị chia cắt hoàn toàn. Theo ghi nhận, ngoài các vị trí sạt lở lớn, trải dài trên tuyến còn một lượng lớn đất đá vương vãi trên đường khiến việc lưu thông của người dân gặp trở ngại.Nước lũ chia cắt đường điểm nối kết giữa 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (Quảng Nam) tại điểm cầu sông Trường. Tại đây, mặt đường lầy lội bùn đất và xuất hiện khu vực nước chảy xiết gây nguy hiểm.Nhiều người dân ở huyện Bắc Trà My phải đứng đợi lực lượng chức năng mở đường, san lấp đất đá tại các điểm sạt lở suốt nhiều giờ.Hàng chục mét khối đất đá từ trên núi đổ xuống chắn ngang mặt đường nên xe cộ qua lại phải nhích từng chút một.Trên các tuyến đường xung yếu, lực lượng chức năng huyện Bắc Trà My luôn có mặt chốt gác, đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời tổ chức dọn đường, giúp người đi đường di chuyển nhanh qua khu vực trong điều kiện thời tiết xấu.Tại thôn 6, xã Trà Tân (đoạn qua thủy điện Sông Tranh 2), tình trạng lở đất đá cũng xảy ra gây sập nhà dân. Trong ảnh: Ngôi nhà của ông Nguyễn Hữu Phước (40 tuổi) bị đất đá ập xuống làm đổ sập hoàn toàn. Theo chủ nhà, những người trong gia đình may mắn thoát nạn.Tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam), đất đá lở xuống làm một phần ngôi nhà của anh Nguyễn Công Hải bị đổ sập.Trong khi đó, tại khu vực cầu An Sơn, xã Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước), nhiều đường ống bê tông bị nước xô lệch, nằm ngổn ngang.Một đoạn đường bị vùi lấp bởi lượng lớn đất đá khiến mạch giao thông bị cắt đứt. Người dân đứng chờ lực lượng chức năng dùng xe chuyên dụng san ủi, tạo lối đi.Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Bắc Trà My, cho biết mưa lũ những ngày qua gây thiệt hại lớn về vật chất. Ít nhất 3 ngôi nhà bị hư hỏng. Để đảm bảo an toàn, UBND huyện Bắc Trà My đã huy động lực lượng di chuyển vật dụng, tài sản của nhiều hộ ở khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.Tuyến đường chính bị chia cắt, một số hộ dân mở lối đi tạm, lót ván cho phương tiện và người đi đường vượt qua điểm xói mòn, hở hàm ếch.Đường sạt lở gây khó khăn cho học sinh vùng cao đến trường.
Tại huyện miền núi Bắc Trà My, tuyến đường ĐH 8 từ xã Trà Đốc đi Trà Bui bị sạt lở gần 30 m. Giao thông qua tuyến này từ xã Trà Đốc đi Trà Bui dường như bị chia cắt hoàn toàn. Theo ghi nhận, ngoài các vị trí sạt lở lớn, trải dài trên tuyến còn một lượng lớn đất đá vương vãi trên đường khiến việc lưu thông của người dân gặp trở ngại.
Nước lũ chia cắt đường điểm nối kết giữa 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (Quảng Nam) tại điểm cầu sông Trường. Tại đây, mặt đường lầy lội bùn đất và xuất hiện khu vực nước chảy xiết gây nguy hiểm.
Nhiều người dân ở huyện Bắc Trà My phải đứng đợi lực lượng chức năng mở đường, san lấp đất đá tại các điểm sạt lở suốt nhiều giờ.
Hàng chục mét khối đất đá từ trên núi đổ xuống chắn ngang mặt đường nên xe cộ qua lại phải nhích từng chút một.
Trên các tuyến đường xung yếu, lực lượng chức năng huyện Bắc Trà My luôn có mặt chốt gác, đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời tổ chức dọn đường, giúp người đi đường di chuyển nhanh qua khu vực trong điều kiện thời tiết xấu.
Tại thôn 6, xã Trà Tân (đoạn qua thủy điện Sông Tranh 2), tình trạng lở đất đá cũng xảy ra gây sập nhà dân. Trong ảnh: Ngôi nhà của ông Nguyễn Hữu Phước (40 tuổi) bị đất đá ập xuống làm đổ sập hoàn toàn. Theo chủ nhà, những người trong gia đình may mắn thoát nạn.
Tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam), đất đá lở xuống làm một phần ngôi nhà của anh Nguyễn Công Hải bị đổ sập.
Trong khi đó, tại khu vực cầu An Sơn, xã Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước), nhiều đường ống bê tông bị nước xô lệch, nằm ngổn ngang.
Một đoạn đường bị vùi lấp bởi lượng lớn đất đá khiến mạch giao thông bị cắt đứt. Người dân đứng chờ lực lượng chức năng dùng xe chuyên dụng san ủi, tạo lối đi.
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Bắc Trà My, cho biết mưa lũ những ngày qua gây thiệt hại lớn về vật chất. Ít nhất 3 ngôi nhà bị hư hỏng. Để đảm bảo an toàn, UBND huyện Bắc Trà My đã huy động lực lượng di chuyển vật dụng, tài sản của nhiều hộ ở khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Tuyến đường chính bị chia cắt, một số hộ dân mở lối đi tạm, lót ván cho phương tiện và người đi đường vượt qua điểm xói mòn, hở hàm ếch.
Đường sạt lở gây khó khăn cho học sinh vùng cao đến trường.