Ông Nguyễn Thế Minh ở đường An Dương Vương (Bình Tân) có gần 40 năm gắn bó với niềm đam mê hội họa, vẽ bảng hiệu quảng cáo. Ông lão 67 tuổi còn có sở thích sáng tác thơ nên có bút danh là Hoài Minh Phương. Trong những bảng hiệu quảng cáo ông thường để cả những vần thơ của mình lên đó.Khi còn nhỏ ông đã say sưa với những nét cọ. Vì cuộc sống nên ông Minh phải chọn một công ty nhà nước với công việc không liên quan đến đam mê của mình. Sau giải phóng, ông bắt đầu quay lại với nghề vẽ bảng hiệu quảng cáo cho khách.Căn hộ nơi ông ở có diện tích khoảng 30 m2. Mỗi khi có khách đến, ông thường khóa xe cẩn thận cho họ trước khi trò chuyện.Ông vẫn dùng cách vẽ quảng cáo thủ công như ngày xưa, đó là dùng phấn màu, thước đo để tạo khung chữ. Cao tuổi nhưng ông vẫn chắc tay cho từng đường kẻ.Ông sử dụng tôn mỏng để làm bảng hiệu, sơn Bạch Tuyết truyền thống để làm màu vẽ. Ông giải thích loại sơn này có màu sắc tươi mới, lâu phai theo thời gian.Dưới bàn tay khéo léo, ông tỉ mỉ trong từng nét vẽ.Ông Minh chia sẻ: Với bảng hiệu có kích thước 1.1m x 3.5 m thì có giá tầm 1,6 triệu đồng bao gồm cả công vận chuyển lắp đặt. Còn những bức vẽ nhỏ như 60 cm x 80 cm thì khoảng 300.000 đồng.Trung bình mỗi tuần ông có một hoặc 2 đơn hàng đặt. Thường là các quán cà phê, các tiệm chữa bệnh đông y, hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ. Khách đa phần đều được giới thiệu tới.Căn nhà hiện nay ông thuê có giá 2,5 triệu đồng. Số tiền ông kiếm được cũng vừa đủ trả tiền nhà và thêm một chút để lo cuộc sống hàng ngày.Sau cuộc khách gọi đến đặt hàng, người nghệ sĩ tâm sự: "Bây giờ già rồi, không còn nhiều người đặt hàng nữa, cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều. Nên có là vui lắm".Ngoài đam mê hội họa, để kiếm thêm thu nhập ông còn làm cả xoa bóp và chữa trật tay chân, khớp.Bà Đặng Thị Lem bán hủ tíu (ở quận Bình Tân) nói do được người quen giới thiệu nên rất tin tưởng vào việc chữa trị của ông Minh.Ông Minh có 9 anh em nhưng mỗi người một nơi. Hiện ông sống cùng vợ, con trai và 2 cháu.Hàng ngày, bà Nguyễn Thị Nhàn (vợ ông Minh) lo công việc nội trợ và vui cùng 2 cháu nhỏ (bé Thế Danh 4 tuổi và bé Thu Nguyệt 9 tuổi)."Tôi yêu cái nghề này vì đam mê và tâm huyết. Tôi luôn đặt trọn tâm tình cho từng tác phẩm, dù nhỏ hay lớn", ông lão nói.Những lúc rảnh ông cùng vợ ngồi nghỉ ngơi trò chuyện cùng nhau. Đôi lúc ông còn ngâm thơ cho vợ nghe.Mỗi khi nghĩ đến lúc mình không còn cầm nổi cọ để vẽ, mắt ông Minh lại hằn lên nỗi buồn.
Ông Nguyễn Thế Minh ở đường An Dương Vương (Bình Tân) có gần 40 năm gắn bó với niềm đam mê hội họa, vẽ bảng hiệu quảng cáo. Ông lão 67 tuổi còn có sở thích sáng tác thơ nên có bút danh là Hoài Minh Phương. Trong những bảng hiệu quảng cáo ông thường để cả những vần thơ của mình lên đó.
Khi còn nhỏ ông đã say sưa với những nét cọ. Vì cuộc sống nên ông Minh phải chọn một công ty nhà nước với công việc không liên quan đến đam mê của mình. Sau giải phóng, ông bắt đầu quay lại với nghề vẽ bảng hiệu quảng cáo cho khách.
Căn hộ nơi ông ở có diện tích khoảng 30 m2. Mỗi khi có khách đến, ông thường khóa xe cẩn thận cho họ trước khi trò chuyện.
Ông vẫn dùng cách vẽ quảng cáo thủ công như ngày xưa, đó là dùng phấn màu, thước đo để tạo khung chữ. Cao tuổi nhưng ông vẫn chắc tay cho từng đường kẻ.
Ông sử dụng tôn mỏng để làm bảng hiệu, sơn Bạch Tuyết truyền thống để làm màu vẽ. Ông giải thích loại sơn này có màu sắc tươi mới, lâu phai theo thời gian.
Dưới bàn tay khéo léo, ông tỉ mỉ trong từng nét vẽ.
Ông Minh chia sẻ: Với bảng hiệu có kích thước 1.1m x 3.5 m thì có giá tầm 1,6 triệu đồng bao gồm cả công vận chuyển lắp đặt. Còn những bức vẽ nhỏ như 60 cm x 80 cm thì khoảng 300.000 đồng.
Trung bình mỗi tuần ông có một hoặc 2 đơn hàng đặt. Thường là các quán cà phê, các tiệm chữa bệnh đông y, hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ. Khách đa phần đều được giới thiệu tới.
Căn nhà hiện nay ông thuê có giá 2,5 triệu đồng. Số tiền ông kiếm được cũng vừa đủ trả tiền nhà và thêm một chút để lo cuộc sống hàng ngày.
Sau cuộc khách gọi đến đặt hàng, người nghệ sĩ tâm sự: "Bây giờ già rồi, không còn nhiều người đặt hàng nữa, cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều. Nên có là vui lắm".
Ngoài đam mê hội họa, để kiếm thêm thu nhập ông còn làm cả xoa bóp và chữa trật tay chân, khớp.
Bà Đặng Thị Lem bán hủ tíu (ở quận Bình Tân) nói do được người quen giới thiệu nên rất tin tưởng vào việc chữa trị của ông Minh.
Ông Minh có 9 anh em nhưng mỗi người một nơi. Hiện ông sống cùng vợ, con trai và 2 cháu.
Hàng ngày, bà Nguyễn Thị Nhàn (vợ ông Minh) lo công việc nội trợ và vui cùng 2 cháu nhỏ (bé Thế Danh 4 tuổi và bé Thu Nguyệt 9 tuổi).
"Tôi yêu cái nghề này vì đam mê và tâm huyết. Tôi luôn đặt trọn tâm tình cho từng tác phẩm, dù nhỏ hay lớn", ông lão nói.
Những lúc rảnh ông cùng vợ ngồi nghỉ ngơi trò chuyện cùng nhau. Đôi lúc ông còn ngâm thơ cho vợ nghe.
Mỗi khi nghĩ đến lúc mình không còn cầm nổi cọ để vẽ, mắt ông Minh lại hằn lên nỗi buồn.