Xưởng làm rối nước của ông nằm ở một con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát (phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM). Nói là xưởng, nhưng thực ra đó chỉ là khoảnh sân rộng khoảng 20m2 mà ông thuê trước dãy nhà trọ để nuôi dưỡng đam mê của mình.Sinh ra tại Hà Tây (cũ) trong một gia đình không có truyền thống làm rối, nhưng như được định mệnh sắp đặt, ông gắn bó với những con rối ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường trường Đại học mỹ thuật Hà Nội. Sau đó, ông khăn gói vào Nam lập nghiệp với những con rối trong balo và sứ mệnh mang loại hình giải trí dân gian này đến với Sài Gòn.
Gắn bó với những con rối gỗ hơn 20 năm, ông trầm ngâm cho biết: "Nghề làm rối này cực lắm, phải có đam mê mới gắn bó được. Tôi làm mấy con rối này đúng 25 năm, nói thật là không đủ ăn, phải làm thêm đủ nghề khác để nuôi gia đình".Những mảnh gỗ này là phần tai của con lân được ông làm sẵn.Tạo hình cho em bé ngồi trên lưng trâu được ông móc lên các cây đinh để khô lớp sơn bên ngoài.Ông Oánh cho biết mỗi con rối đều phải phủ lên 10 lớp sơn thì mới không mau tróc, tăng độ chịu nước.Từng chi tiết nhỏ trên con rối đều được ông làm cẩn thận.Xưởng làm rối của ông là mảnh sân nhỏ kế phòng trọ, nơi ông nuôi dưỡng đam mê suốt 9 năm nay ở Sài Gòn.Để làm nên một con rối hoàn chỉnh, bên cạnh tay nghề cần phải có một sự am hiểu sâu rộng về văn hóa dân gian từng vùng miền.Một con rối là người nông dân đi bắt ếch được ông làm tỉ mỉ đến từng lưỡi câu, thức ăn để câu ếch...Tạo hình con trâu gắn liền với đồng quê Việt Nam, ông không làm theo một khuôn mẫu mà tạo ra nhiều tư thế khác nhau.Những con rối phải được làm từ gỗ sung vì nhẹ và chịu nước. Để làm ra một con rối hoàn chỉnh, người thợ mất khoảng 3 ngày.Hình tượng người đua thuyền trong các lễ hội.Chú Tễu người dẫn truyện quen thuộc...Người chơi trống là một hình ảnh quen thuộc trong các lễ hội dân gian xưa của Việt NamTạo hình nhân vật đòi hỏi người làm rối phải liên tục sáng tạo, thổi hồn cho chính nhân vật mình làm ra nhưng phải giữ được bản sắc của văn hóa làng xã, đồng ruộng, phong tục...Chồng giã gạo, vợ xay lúa, thể hiện sự ấm no, hạnh phúc.Ông Oánh còn bày tỏ mong ước một ngày không xa sẽ đưa rối nước vào từng ngóc ngách, ngõ hẻm của đời sống thường ngày. “Nếu biết được sinh nhật của ai đó trong bất cứ gia đình nào, tôi sẽ mang đến tặng họ một tiết mục diễn rối nước, đó là món quà duy nhất mà tôi rất muốn tặng cho tất cả mọi người. Không chỉ là sinh nhật, mà bất kì ngày đặc biệt nào trong gia đình họ, tôi sẵn sàng đến từng nhà để làm điều đó. Như thế cũng là cách mà mọi người sẽ biết đến một nét đặc trưng của văn hóa nước mình”, ông nói.
Xưởng làm rối nước của ông nằm ở một con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát (phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM). Nói là xưởng, nhưng thực ra đó chỉ là khoảnh sân rộng khoảng 20m2 mà ông thuê trước dãy nhà trọ để nuôi dưỡng đam mê của mình.
Sinh ra tại Hà Tây (cũ) trong một gia đình không có truyền thống làm rối, nhưng như được định mệnh sắp đặt, ông gắn bó với những con rối ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường trường Đại học mỹ thuật Hà Nội. Sau đó, ông khăn gói vào Nam lập nghiệp với những con rối trong balo và sứ mệnh mang loại hình giải trí dân gian này đến với Sài Gòn.
Gắn bó với những con rối gỗ hơn 20 năm, ông trầm ngâm cho biết: "Nghề làm rối này cực lắm, phải có đam mê mới gắn bó được. Tôi làm mấy con rối này đúng 25 năm, nói thật là không đủ ăn, phải làm thêm đủ nghề khác để nuôi gia đình".
Những mảnh gỗ này là phần tai của con lân được ông làm sẵn.
Tạo hình cho em bé ngồi trên lưng trâu được ông móc lên các cây đinh để khô lớp sơn bên ngoài.
Ông Oánh cho biết mỗi con rối đều phải phủ lên 10 lớp sơn thì mới không mau tróc, tăng độ chịu nước.
Từng chi tiết nhỏ trên con rối đều được ông làm cẩn thận.
Xưởng làm rối của ông là mảnh sân nhỏ kế phòng trọ, nơi ông nuôi dưỡng đam mê suốt 9 năm nay ở Sài Gòn.
Để làm nên một con rối hoàn chỉnh, bên cạnh tay nghề cần phải có một sự am hiểu sâu rộng về văn hóa dân gian từng vùng miền.
Một con rối là người nông dân đi bắt ếch được ông làm tỉ mỉ đến từng lưỡi câu, thức ăn để câu ếch...
Tạo hình con trâu gắn liền với đồng quê Việt Nam, ông không làm theo một khuôn mẫu mà tạo ra nhiều tư thế khác nhau.
Những con rối phải được làm từ gỗ sung vì nhẹ và chịu nước. Để làm ra một con rối hoàn chỉnh, người thợ mất khoảng 3 ngày.
Hình tượng người đua thuyền trong các lễ hội.
Chú Tễu người dẫn truyện quen thuộc...
Người chơi trống là một hình ảnh quen thuộc trong các lễ hội dân gian xưa của Việt Nam
Tạo hình nhân vật đòi hỏi người làm rối phải liên tục sáng tạo, thổi hồn cho chính nhân vật mình làm ra nhưng phải giữ được bản sắc của văn hóa làng xã, đồng ruộng, phong tục...
Chồng giã gạo, vợ xay lúa, thể hiện sự ấm no, hạnh phúc.
Ông Oánh còn bày tỏ mong ước một ngày không xa sẽ đưa rối nước vào từng ngóc ngách, ngõ hẻm của đời sống thường ngày. “Nếu biết được sinh nhật của ai đó trong bất cứ gia đình nào, tôi sẽ mang đến tặng họ một tiết mục diễn rối nước, đó là món quà duy nhất mà tôi rất muốn tặng cho tất cả mọi người. Không chỉ là sinh nhật, mà bất kì ngày đặc biệt nào trong gia đình họ, tôi sẵn sàng đến từng nhà để làm điều đó. Như thế cũng là cách mà mọi người sẽ biết đến một nét đặc trưng của văn hóa nước mình”, ông nói.