Chợ Bình Tây (hay còn được gọi chợ Lớn, chợ Lớn mới) do ông Quách Đàm, một thương nhân người Hoa, thuê kỹ sư người Pháp thiết kế để xây dựng trên khu đất khoảng 28.000 m2 vào năm 1928.Quách Đàm đến nay vẫn là cái tên khá lạ lẫm đối với nhiều người ở Sài Gòn. Bởi tuy giàu có nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên vị phú ông người Hoa chưa được dân gian xếp vào một trong tứ đại cự phú của Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 (gồm Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt, Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương, Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và Chú Hỏa - Hui Bon Hoa).Do người phương Tây thiết kế kỹ thuật nhưng ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn lại mang đậm nét kiến trúc Á Đông.Bên trong nhà lồng chợ rộng khoảng 8.500 m2 chỉ có một trệt, một lầu được chia nhiều gian hàng nhỏ cho tiểu thương thuê lại bán hàng.Giữa chợ có một công viên nhỏ, nơi đặt tượng đồng Quách Đàm, hồ nước, bệ đá toàn bằng cẩm thạch trắng với bốn con rồng và hai con lân to bằng đồng phun nước bạc.Kiến trúc phương Đông ở khu chợ nổi bật với mái ngói âm dương và rồng chầu nguyệt trên mái.Những lối đi nhỏ hẹp, được các tiểu thương che chắn tạm để chứa hàng hóa.Chợ Bình Tây hiện có trên 2.300 quầy sạp kinh doanh với hơn 30 nhóm ngành hàng.Sắp tới, các tiểu thương sẽ phải di dời qua chợ tạm ở bên cạnh để nhường chỗ cho việc trùng tu.Tại cổng số 8, nơi bán đồ xi nhôm có nhiều mái ngói lủng lỗ chỗ, trời mưa xuống có thể dột bất cứ lúc nào. Ở một số nơi, ban quản lý chợ phải dùng lưới để tránh ngói đá rơi từ trên cao xuống.Mọi người đang tích cực dọn đồ đạc để chuyển sang khu chợ tạm mới xây.Nhiều hộ kinh doanh đã gắn bó với khu chợ rất nhiều năm, nên việc chuyển đi gây không ít xáo trộn với công việc hiện tại.Chợ tạm được dựng lên bên cạnh.Chợ Bình Tây đã trải qua hai lần nâng cấp, tu sửa vào năm 1992 và 2006. Dự kiến ở lần tu sửa thứ ba, UBND quận 6 đề xuất UBND thành phố chấp thuận đầu tư dự án nâng cấp sửa chữa toàn diện chợ theo mô hình xã hội hóa.Nhiều người Sài Gòn không khỏi lo lắng về việc bảo tồn kiến trúc đặc sắc của công trình vốn là một phần biểu tượng của thành phố.
Chợ Bình Tây (hay còn được gọi chợ Lớn, chợ Lớn mới) do ông Quách Đàm, một thương nhân người Hoa, thuê kỹ sư người Pháp thiết kế để xây dựng trên khu đất khoảng 28.000 m2 vào năm 1928.
Quách Đàm đến nay vẫn là cái tên khá lạ lẫm đối với nhiều người ở Sài Gòn. Bởi tuy giàu có nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên vị phú ông người Hoa chưa được dân gian xếp vào một trong tứ đại cự phú của Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 (gồm Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt, Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương, Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và Chú Hỏa - Hui Bon Hoa).
Do người phương Tây thiết kế kỹ thuật nhưng ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn lại mang đậm nét kiến trúc Á Đông.
Bên trong nhà lồng chợ rộng khoảng 8.500 m2 chỉ có một trệt, một lầu được chia nhiều gian hàng nhỏ cho tiểu thương thuê lại bán hàng.
Giữa chợ có một công viên nhỏ, nơi đặt tượng đồng Quách Đàm, hồ nước, bệ đá toàn bằng cẩm thạch trắng với bốn con rồng và hai con lân to bằng đồng phun nước bạc.
Kiến trúc phương Đông ở khu chợ nổi bật với mái ngói âm dương và rồng chầu nguyệt trên mái.
Những lối đi nhỏ hẹp, được các tiểu thương che chắn tạm để chứa hàng hóa.
Chợ Bình Tây hiện có trên 2.300 quầy sạp kinh doanh với hơn 30 nhóm ngành hàng.
Sắp tới, các tiểu thương sẽ phải di dời qua chợ tạm ở bên cạnh để nhường chỗ cho việc trùng tu.
Tại cổng số 8, nơi bán đồ xi nhôm có nhiều mái ngói lủng lỗ chỗ, trời mưa xuống có thể dột bất cứ lúc nào. Ở một số nơi, ban quản lý chợ phải dùng lưới để tránh ngói đá rơi từ trên cao xuống.
Mọi người đang tích cực dọn đồ đạc để chuyển sang khu chợ tạm mới xây.
Nhiều hộ kinh doanh đã gắn bó với khu chợ rất nhiều năm, nên việc chuyển đi gây không ít xáo trộn với công việc hiện tại.
Chợ tạm được dựng lên bên cạnh.
Chợ Bình Tây đã trải qua hai lần nâng cấp, tu sửa vào năm 1992 và 2006. Dự kiến ở lần tu sửa thứ ba, UBND quận 6 đề xuất UBND thành phố chấp thuận đầu tư dự án nâng cấp sửa chữa toàn diện chợ theo mô hình xã hội hóa.
Nhiều người Sài Gòn không khỏi lo lắng về việc bảo tồn kiến trúc đặc sắc của công trình vốn là một phần biểu tượng của thành phố.