Ngày 3/4, cơ quan chức năng vẫn đang vào cuộc điều tra làm rõ sự việc hơn chục pho tượng La Hán ở chùa Khánh Long (thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) bị kẻ xấu vô cớ vào đập phá dẫn đến hư hỏng, gây bức xúc cho người dân cũng như các phật tử nhà chùa.Trao đổi với PV, Đại đức Thích Thanh Khánh (trụ trì chùa Khánh Long) cho hay, sự việc được nhà chùa phát hiện vào sáng 26/3. Thời điểm này, một số pho tượng La Hán đã bị kẻ xấu đập vỡ các phần ngón tay, ngón chân và tai.“Các pho tượng La Hán được làm bằng đá ngọc trắng nguyên khối do các phật tử thập phương phát tâm công đức, mới được an vị cuối năm 2018 thì nay xảy ra việc. Về tài sản chưa biết thế nào mà định giá, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tâm linh của nhà chùa cũng như các phật tử và người dân địa phương.” - trụ trì chùa Khánh Long cho biết.Theo Đại đức Thích Thanh Khánh, ngay khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã Vĩnh Ngọc và huyện Đông Anh khẩn trương đến hiện trường kiểm tra, ghi nhận 12 pho tượng La Hán bị phá hoại.Tính đến ngày 2/4, số pho tượng La Hán đã bị kẻ xấu đập phá lên tới 16 bức trong tổng số 18 pho tượng.Trao đổi thêm với PV, ông Nguyễn Văn Thực - Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Ngọc cho biết, camera an ninh của nhà chùa đặt phía trong, không bao quát hết khu vườn tượng và lối vào. Sự việc đã được Công an huyện Đông Anh trực tiếp thụ lý. Công an xã Vĩnh Ngọc vẫn tích cực phối hợp rà soát trên địa bàn.Vị Trưởng Công an xã Vĩnh Ngọc chia sẻ thêm, từ ngày về chùa làm trụ trì, Đại đức Thích Thanh Khánh không có mâu thuẫn với người dân địa phương cũng như hàng xóm xung quanh chùa. Ngoài ra, một số đối tượng nghiện ngập trên địa bàn đều đã được xã quản lý.Theo lịch sử nhà chùa, chùa Khánh Long là ngôi chùa cổ ở thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội). Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời Trần, trên khu đất khoáng đạt của làng, trông ra đê. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngôi Tam Bảo cổ kính không còn nữa. Sau ngày hòa bình lập lại, nhân dân địa phương mới dựng tạm một ngôi chùa để thờ Phật.Nhìn hình ảnh các pho tượng La Hán bị kẻ xấu đập phá làm người dân bức xúc.Chùa Khánh Long đang trong quá trình tu sửa, xung quanh không có tường bao, không có điện chiếu sáng phía ngoài.Hiện nay, di vật cổ của chùa còn lại là tấm bia đá hình trụ để ở ngoài sân. Cả bốn mặt bia đều khắc chữ, song do để lâu ngoài trời nên hai mặt bia bị bào mòn gần hết không còn nhận ra nét chữ. Chỉ còn mặt chính ghi là “Quốc Sư tự bi” và mặt bên ghi lại bài ký văn dài 60 câu. Một bên ghi rõ bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 19 (tức năm 1698).Ngón tay của các pho tượng phật La Hán bị đập phá hư hỏng.Lịch sử của chùa Khánh Long.
Ngày 3/4, cơ quan chức năng vẫn đang vào cuộc điều tra làm rõ sự việc hơn chục pho tượng La Hán ở chùa Khánh Long (thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) bị kẻ xấu vô cớ vào đập phá dẫn đến hư hỏng, gây bức xúc cho người dân cũng như các phật tử nhà chùa.
Trao đổi với PV, Đại đức Thích Thanh Khánh (trụ trì chùa Khánh Long) cho hay, sự việc được nhà chùa phát hiện vào sáng 26/3. Thời điểm này, một số pho tượng La Hán đã bị kẻ xấu đập vỡ các phần ngón tay, ngón chân và tai.
“Các pho tượng La Hán được làm bằng đá ngọc trắng nguyên khối do các phật tử thập phương phát tâm công đức, mới được an vị cuối năm 2018 thì nay xảy ra việc. Về tài sản chưa biết thế nào mà định giá, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tâm linh của nhà chùa cũng như các phật tử và người dân địa phương.” - trụ trì chùa Khánh Long cho biết.
Theo Đại đức Thích Thanh Khánh, ngay khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã Vĩnh Ngọc và huyện Đông Anh khẩn trương đến hiện trường kiểm tra, ghi nhận 12 pho tượng La Hán bị phá hoại.
Tính đến ngày 2/4, số pho tượng La Hán đã bị kẻ xấu đập phá lên tới 16 bức trong tổng số 18 pho tượng.
Trao đổi thêm với PV, ông Nguyễn Văn Thực - Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Ngọc cho biết, camera an ninh của nhà chùa đặt phía trong, không bao quát hết khu vườn tượng và lối vào. Sự việc đã được Công an huyện Đông Anh trực tiếp thụ lý. Công an xã Vĩnh Ngọc vẫn tích cực phối hợp rà soát trên địa bàn.
Vị Trưởng Công an xã Vĩnh Ngọc chia sẻ thêm, từ ngày về chùa làm trụ trì, Đại đức Thích Thanh Khánh không có mâu thuẫn với người dân địa phương cũng như hàng xóm xung quanh chùa. Ngoài ra, một số đối tượng nghiện ngập trên địa bàn đều đã được xã quản lý.
Theo lịch sử nhà chùa, chùa Khánh Long là ngôi chùa cổ ở thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội). Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời Trần, trên khu đất khoáng đạt của làng, trông ra đê. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngôi Tam Bảo cổ kính không còn nữa. Sau ngày hòa bình lập lại, nhân dân địa phương mới dựng tạm một ngôi chùa để thờ Phật.
Nhìn hình ảnh các pho tượng La Hán bị kẻ xấu đập phá làm người dân bức xúc.
Chùa Khánh Long đang trong quá trình tu sửa, xung quanh không có tường bao, không có điện chiếu sáng phía ngoài.
Hiện nay, di vật cổ của chùa còn lại là tấm bia đá hình trụ để ở ngoài sân. Cả bốn mặt bia đều khắc chữ, song do để lâu ngoài trời nên hai mặt bia bị bào mòn gần hết không còn nhận ra nét chữ. Chỉ còn mặt chính ghi là “Quốc Sư tự bi” và mặt bên ghi lại bài ký văn dài 60 câu. Một bên ghi rõ bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 19 (tức năm 1698).
Ngón tay của các pho tượng phật La Hán bị đập phá hư hỏng.
Lịch sử của chùa Khánh Long.