Nối từ phố Hai Bà Trưng đến phố Lý Thường Kiệt, phố Hỏa Lò Hà Nội dài 165m này có một điểm khá đặc biệt, đó là chỉ có một địa chỉ duy nhất.Con phố với duy nhất là nhà số 1. Đây là nhà giam Trung ương (Maison Centrale) do Pháp xây năm 1896 trên đất thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ) - một làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm xưa.Trước đây, nơi đây có nghề làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất (nung và để mộc), ngày đêm con phố đỏ lửa nên người dân vẫn gọi Hỏa Lò. Sau Cách Mạng đã gọi theo tên quen thuộc đó.Không giống nhiều con phố khác, phố Hỏa Lò có những bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua. Đây vốn là tường của nhà tù Hỏa Lò.Con phố này luôn thu hút khách du lịch đến thăm quan vì có di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò - nơi đã giam giữ nhiều nhà yêu nước, quyết tâm chống Pháp.Khi Pháp chiếm Hà Nội, đã lấy đất ở đây để xây toà án và nhà tù. Do ở trên đất thôn Hỏa Lò nên nhà tù được người dân gọi là “Nhà tù Hỏa Lò”.Phố Hỏa Lò hoàn toàn không có nhà dân.Con phố có lòng đường thông thoáng, vỉa hè lát đá rộng rãi và hai hàng cây xanh mướt. Dưới lòng đường, xe cộ đều được xếp gọn gàng.Theo một nhân viên dọn vệ sinh môi trường trên phố Hỏa Lò, con phố này mùa cây sấu thay lá rất đẹp, nhất là sáng sớm.Nhiều du khách nước ngoài tò mò chụp ảnh lại con phố với dây thép gai, tường rào kiên cố.Địa chỉ duy nhất tại con phố này luôn đông khách đến thăm quan.Năm 1993, nhà tù Hỏa Lò bị phá dỡ, xây một nhà tháp lớn. Tuy vậy, một phần nhà tù Hỏa Lò được giữ lại làm chứng tích lịch sử.Nhiều khách du lịch thư giãn đi lại trên vỉa hè phố Hỏa Lò (Hà Nội).
Nối từ phố Hai Bà Trưng đến phố Lý Thường Kiệt, phố Hỏa Lò Hà Nội dài 165m này có một điểm khá đặc biệt, đó là chỉ có một địa chỉ duy nhất.
Con phố với duy nhất là nhà số 1. Đây là nhà giam Trung ương (Maison Centrale) do Pháp xây năm 1896 trên đất thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ) - một làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm xưa.
Trước đây, nơi đây có nghề làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất (nung và để mộc), ngày đêm con phố đỏ lửa nên người dân vẫn gọi Hỏa Lò. Sau Cách Mạng đã gọi theo tên quen thuộc đó.
Không giống nhiều con phố khác, phố Hỏa Lò có những bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua. Đây vốn là tường của nhà tù Hỏa Lò.
Con phố này luôn thu hút khách du lịch đến thăm quan vì có di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò - nơi đã giam giữ nhiều nhà yêu nước, quyết tâm chống Pháp.
Khi Pháp chiếm Hà Nội, đã lấy đất ở đây để xây toà án và nhà tù. Do ở trên đất thôn Hỏa Lò nên nhà tù được người dân gọi là “Nhà tù Hỏa Lò”.
Phố Hỏa Lò hoàn toàn không có nhà dân.
Con phố có lòng đường thông thoáng, vỉa hè lát đá rộng rãi và hai hàng cây xanh mướt. Dưới lòng đường, xe cộ đều được xếp gọn gàng.
Theo một nhân viên dọn vệ sinh môi trường trên phố Hỏa Lò, con phố này mùa cây sấu thay lá rất đẹp, nhất là sáng sớm.
Nhiều du khách nước ngoài tò mò chụp ảnh lại con phố với dây thép gai, tường rào kiên cố.
Địa chỉ duy nhất tại con phố này luôn đông khách đến thăm quan.
Năm 1993, nhà tù Hỏa Lò bị phá dỡ, xây một nhà tháp lớn. Tuy vậy, một phần nhà tù Hỏa Lò được giữ lại làm chứng tích lịch sử.
Nhiều khách du lịch thư giãn đi lại trên vỉa hè phố Hỏa Lò (Hà Nội).