Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh) là nơi nuôi dưỡng và điều trị thương bệnh binh nặng tập trung, có số lượng đông nhất. Ở đây, những người lính từng chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trở về với cơ thể không còn lành lặn, hàng ngày vẫn phải chiến đấu với bệnh về cột sống, bệnh bại liệt… Hiện nay tại trung tâm, có 4 thương binh phải tiêm thuốc hàng ngày cho hết quãng đời còn lại, có người phải tiêm đến 8 ống thuốc mỗi ngày. May mắn hơn các thương binh đó, ông Đỗ Đăng Khuây (Thái Bình) dù bị mất 2 bàn tay vẫn tự mình làm các công việc như nấu cơm, giặt giũ... “Làm nhiều rồi cũng quen thôi, mình muốn ăn lúc nào thì ăn, muốn đi đâu cũng tự đạp xe đi được, không lo phiền đến người khác. Mình từng cầm súng cơ mà, giờ có cái bát cái đũa sao làm khó được”, thương binh Khuây chia sẻ. Gắn bó với trung tâm hơn nửa đời người, bà Hường đã coi nơi đây như ngôi nhà thứ 2. Hơn 10 năm nay, bà cũng chưa có dịp trở về quê hương Quảng Trị. Cuốn sổ lưu bút là những gì còn sót lại qua chừng ấy thời gian, những người chưa một lần bà có cơ hội được gặp lại, cũng không biết họ đang yên vui với cuộc sống mới hay đã nằm lại nơi chiến trường. Vốn là cô gái Hà Nội mảnh mai với nhiều hoài bão lớn nhưng bà Nguyễn Thị Thoa đã tham gia cuộc chiến bằng việc sửa chữa súng đạn. “Giờ nghĩ lại tôi chỉ tiếc chưa cống hiến được nhiều vì trận sốt rét năm đó”, bà Thoa trầm ngâm.Tham gia tòng quân khi mới 17 tuổi, chàng thanh niên Vũ Đức Sản rời chiến trường với phần cơ thể bị liệt nửa dưới. Nỗi mặc cảm về cơ thể không còn lành lặn khiến ông không dám tìm hạnh phúc cho mình. 10 năm sau nỗi đau ấy, nhờ sự động viên của mọi người, ông đã kết duyên cùng một cô giáo trẻ. “Nghĩ lại lúc ấy giống như một giấc mơ vậy”, ông chia sẻ.“Chúng tôi yêu nhau qua mạng đấy, không có ông ấy rước chắc tôi ế đến già mất” – câu nói pha chút hóm hỉnh của bà Mẩn mỗi khi có ai đó hỏi về chuyện tình của hai người. Gần đến tuổi thất thập cổ lai hy, ông bà về sống chung dưới một mái nhà đã được 2 năm nay: “Bữa cơm bữa cháo có người bầu bạn là thấy vui rồi”.Bà Nguyễn Thị Bích (Vĩnh Phúc) thỉnh thoảng đưa cháu lên chơi với ông: “Ít thì một tháng một lần, không thì tuần nào tôi cũng phải sắp xếp xuống đây với ông ấy, cứ chạy đi chạy lại thôi”.Vài chiếc kẹo, một bộ bài trở thành niềm vui nho nhỏ cho những người thương binh nơi đây.Gắn bó phần đời còn lại với chiếc xe lăn, chẳng gì có thể thay đổi được điều đó nữa. “Quan trọng là mình biết cách để sống cùng với nó rồi mọi thứ sẽ ổn thôi”, một thương binh chia sẻ. “Chúng tôi còn được sống đến ngày nay là nhờ những người đồng đội đã ngã xuống, chúng tôi còn nợ họ cả cuộc đời này”, thương binh Đỗ Đăng Khuây nói.Những lúc rảnh rỗi, các thương binh lại í ới tụ họp với nhau. Dăm ba câu chuyện đã cũ nhưng cũng khiến mỗi người nhớ lại quãng thời gian đầy gian khổ ấy.Những ngày này trung tâm được trang trí cờ hoa rực rỡ, chiến tranh đã lùi xa, đến thăm những người thương binh nơi đây các bạn trẻ lại hiểu hơn về giá trị của hòa bình.
Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh) là nơi nuôi dưỡng và điều trị thương bệnh binh nặng tập trung, có số lượng đông nhất.
Ở đây, những người lính từng chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trở về với cơ thể không còn lành lặn, hàng ngày vẫn phải chiến đấu với bệnh về cột sống, bệnh bại liệt…
Hiện nay tại trung tâm, có 4 thương binh phải tiêm thuốc hàng ngày cho hết quãng đời còn lại, có người phải tiêm đến 8 ống thuốc mỗi ngày.
May mắn hơn các thương binh đó, ông Đỗ Đăng Khuây (Thái Bình) dù bị mất 2 bàn tay vẫn tự mình làm các công việc như nấu cơm, giặt giũ... “Làm nhiều rồi cũng quen thôi, mình muốn ăn lúc nào thì ăn, muốn đi đâu cũng tự đạp xe đi được, không lo phiền đến người khác. Mình từng cầm súng cơ mà, giờ có cái bát cái đũa sao làm khó được”, thương binh Khuây chia sẻ.
Gắn bó với trung tâm hơn nửa đời người, bà Hường đã coi nơi đây như ngôi nhà thứ 2. Hơn 10 năm nay, bà cũng chưa có dịp trở về quê hương Quảng Trị.
Cuốn sổ lưu bút là những gì còn sót lại qua chừng ấy thời gian, những người chưa một lần bà có cơ hội được gặp lại, cũng không biết họ đang yên vui với cuộc sống mới hay đã nằm lại nơi chiến trường.
Vốn là cô gái Hà Nội mảnh mai với nhiều hoài bão lớn nhưng bà Nguyễn Thị Thoa đã tham gia cuộc chiến bằng việc sửa chữa súng đạn. “Giờ nghĩ lại tôi chỉ tiếc chưa cống hiến được nhiều vì trận sốt rét năm đó”, bà Thoa trầm ngâm.
Tham gia tòng quân khi mới 17 tuổi, chàng thanh niên Vũ Đức Sản rời chiến trường với phần cơ thể bị liệt nửa dưới. Nỗi mặc cảm về cơ thể không còn lành lặn khiến ông không dám tìm hạnh phúc cho mình. 10 năm sau nỗi đau ấy, nhờ sự động viên của mọi người, ông đã kết duyên cùng một cô giáo trẻ. “Nghĩ lại lúc ấy giống như một giấc mơ vậy”, ông chia sẻ.
“Chúng tôi yêu nhau qua mạng đấy, không có ông ấy rước chắc tôi ế đến già mất” – câu nói pha chút hóm hỉnh của bà Mẩn mỗi khi có ai đó hỏi về chuyện tình của hai người. Gần đến tuổi thất thập cổ lai hy, ông bà về sống chung dưới một mái nhà đã được 2 năm nay: “Bữa cơm bữa cháo có người bầu bạn là thấy vui rồi”.
Bà Nguyễn Thị Bích (Vĩnh Phúc) thỉnh thoảng đưa cháu lên chơi với ông: “Ít thì một tháng một lần, không thì tuần nào tôi cũng phải sắp xếp xuống đây với ông ấy, cứ chạy đi chạy lại thôi”.
Vài chiếc kẹo, một bộ bài trở thành niềm vui nho nhỏ cho những người thương binh nơi đây.
Gắn bó phần đời còn lại với chiếc xe lăn, chẳng gì có thể thay đổi được điều đó nữa. “Quan trọng là mình biết cách để sống cùng với nó rồi mọi thứ sẽ ổn thôi”, một thương binh chia sẻ.
“Chúng tôi còn được sống đến ngày nay là nhờ những người đồng đội đã ngã xuống, chúng tôi còn nợ họ cả cuộc đời này”, thương binh Đỗ Đăng Khuây nói.
Những lúc rảnh rỗi, các thương binh lại í ới tụ họp với nhau. Dăm ba câu chuyện đã cũ nhưng cũng khiến mỗi người nhớ lại quãng thời gian đầy gian khổ ấy.
Những ngày này trung tâm được trang trí cờ hoa rực rỡ, chiến tranh đã lùi xa, đến thăm những người thương binh nơi đây các bạn trẻ lại hiểu hơn về giá trị của hòa bình.